Post by Hồn Nước on Jul 9, 2014 15:04:54 GMT -5
Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối
Ðã có nhiều tác giả tây ta viết về nhân vật Hồ Chí Minh (HCM) riêng cuốn Trần Ðức Thảo Những Lời Trăng Trối là cuốn rất ðặc biệt vì sách ðã “phân tích sư thật về những hành ðộng khủng khiếp” của họ Hồ bởi một triết gia “lỗi lạc của Việt Nam và thế giới”. Nãm 1951 ông bỏ Paris về bưng, qua ngả Mạc Tư Khoa, tham gia kháng chiến chống Pháp; ðã từng “trải nghiệm gian khổ trong chiến tranh, trong cách mạng” suốt 40 nãm. Nhà triết học họ Trần trước khi mất ðã khẳng ðịnh, Marx ðã gây ra mọi sai lầm và tội ác. Ông còn nói, chính “cuồng vọng lãnh tụ” ðã khiến “ông cụ” là một con người “cực kỳ vị kỷ, bất chấp những chuẩn mực của lương tri, của ðạo lý”. Theo ông, ðây là “một Tào Tháo muôn mặt của muôn ðời” và “là một con khủng long ba ðầu, chin ðuôi”.
Lời trối trãng của nhà triết học Trần Ðức Thảo cho biết, “nếu không dám khui ra những sai trái lịch sử của “ông cụ”, không dám ðưa ra ánh sáng tội lỗi của Marx thì không bao giờ thoát ra ðược tình trạng bế tắc chính trị ðộc hại như hiện nay ở nước ta”. Theo ông, quá khứ cách mạng của Viêt Nam ðã tích tụ quá nặng ðầy những di sản xấu. Quyển sách dày 427 trang là những lời tâm sự sống ðộng của một nhà tư tưởng giúp ðộc giả hiểu rõ nguồn gốc của thảm kịch ðang bao phủ lên thân phận dân tộc, lên ðất nước ta. Ông cảnh báo xã hội Việt Nam “ðang bị ung thối bởi cãn bệnh xảo trá, cãn bệnh thủ ðoạn của ðảng”. Ông bị tống ði ra khỏi quê hương vĩnh viễn với cái vé ði một chiều, bị ðuổi khỏi Saigon, buộc phải ði Pháp, không ðược trở về Hà nôi.
Trong cuốn sách, nhà triết học Trần Ðức Thảo (1917-1993) ðã vạch ra rằng, về lâu về dài, càng thấy ba chọn lựa của “cụ Hồ” mang tính sinh tử với ðất nước và dân tộc, ðã ðể lại di sản vô cùng trầm trọng: “chọn chủ nghĩa xã hội của Marx ðể xây dưng chế ðộ, chọn chiến tranh xoá hiệp ðịnh hòa bình ðể bành trướng xã hội chủ nghĩa và thống nhất ðất nước, chọn Mao và ðảng Cộng sản Trung Quốc làm ðồng minh, ðồng chí”. Sách có 16 chương, một chương chỉ ðể giải mã lãnh tụ; nhưng ở chương nào HCM cũng ðược ðề cập tới. Ông xác nhận, hễ nói tới thảm kịch VN thì “không thể không nhãc tới ông cụ”. Cố giáo sư quả quyết, ‘phải nói thẳng ra là Mao ðã trực tiếp bẻ lái “ông cụ”; và “Trung Quốc muốn nhuộm ðỏ Việt Nam theo ðúng màu ðỏ ðậm của Trung Quốc”.
Đãi ngộ hay bạc đãi
Triết gia Trần Ðức Thảo (TÐT), nổi tiếng về hiện tượng luận, từng tranh cãi với Jean-Paul Sartre ðược ðảng Cọng Sản Pháp vận ðộng ðể ðược cho về xứ nhằm phục vụ cách mạng vì “tôi có những nghiên cưú sâu rộng cuộc cách mạng tháng 10 ở Nga và có vốn hiểu biết vững chắc tư tưởng của Karl Marx”. Khi về tới quê hương “tôi bị vỡ mặt và vỡ mộng”; bị nghi là “siêu gián ðiệp trí thức”. Tên tuổi ông, một thời danh tiếng trời Âu chìm hẳn. Nãm 1991 ông “bị ðẩy trở lại Paris”. Thế nhưng, sau khi qua ðời ngày 24/4/1993, nhà cầm quyền Hà nội lại truy tặng ông huy chưong Ðộc Lập; ca tụng ông là nhà triết học lớn của thế kỷ. Họ còn cho rằng “”tư tưởng HCM” ðã có ảnh hưởng với nhà triết học số một Việt Nam và lúc sinh thời ðảng, nhả nước rất mực trọng ðãi ông.
Có thật thế không? Trong chương Ðãi ngộ hay bạc ðãi, ông nói, những chức vị mà người ta ban cho, “che dấu một ðối xử nghiệt ngã và tồi tệ”. Ông cho biết, sự có mặt của ông trong một số sinh hoạt chỉ là “bù nhìn ðứng giữa ruộng dưa”. Sự thật “họ chỉ ðể cho sống; cho tôi khỏi chết ðói; chỉ toàn là bạc ðãi”. Nhà triết học phân trần, chúng bắt “tôi phải gắng mà học tập nhân dân nghĩa là phải cúi ðầu tuyệt ðối vâng, nghe lời ðảng”. Ông tiết lộ, tuy có chức phó giám ðốc trường Ðại Học Vãn Khoa Sư Phạm nhưng “chưa hề ðược tham dự bàn bạc gì vào việc tổ chức, ðiều khiển, ngay cả ý kiến giảng dạy cũng không hề có”. Sự có mặt của ông trong các buổi họp hay ði theo các phái ðoàn thanh tra là chỉ ðể “giới thiệu có thạc sĩ triết bên tây về ủng hộ cách mạng”.
Những ðiều nói ðó phù hợp với bài báo của nhà thơ Phùng Quán Chuyện vui về triết gia Trần Ðức Thảo ðãng trên báo Tiền phong ngày 11/5/1993: nhờ cái chết của nhà tư tưởng lớn này qua các báo mà rất nhiều người trong nước ðược biết rằng ðất nước chúng ta ðã từng sinh ra một triết gia tầm cỡ quốc tế. Ông ta sang tận bên Tây mà chết. Khi sống ở trong nước thì lôi thôi nhếch nhác hơn cả mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su ðứt quai, ðầu mũ lá sùm sụp, cưỡi cái xe ðạp “Pơ-giô con vịt” mà mấy bà ðồng nát cũng chê. Thật ðúng như anh hề làm xiếc! Mặt cứ vác lên trời, ðạp xe thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười một mình, một anh dở người”.
Mưu thần chước quỷ
Nhiều người tự hỏi bị ðối xử cay ðắng như vậy sao “bác Thảo lại hay có lúc bật cười như ðiên”; và bị chung quanh chê bai, chế giễu “bác là người khùng”? TÐT cho hay, ông bắt ðầu “hết cười rồi lại khóc” sau khi tham gia ðợt thì hành cải cách ruộng ðất ở huyện Chuyên Hóa, tỉnh Tuyên Quang nãm 1953. Lương tri trỗi dậy khi thấy lãnh ðạo “chọn con ðường hành ðộng nặng tính cuồng tín, dã man”. Ông nói, “chẳng thà là thằng khùng hơn làm thằng ðểu, thằng ác, thằng lưu manh”. Về giai thoại TÐT ði chãn bò, theo ông, ðó là một sự xấu hổ cho cả nước. Làm nhục một trí thức là lối hành xử của một chính quyền man rợ, bị ảnh hưởng Trung Quốc, buộc họ phải học thuộc lòng câu “trí thức không bằng cục phân” của Mao.
Nhà tư tưởng họ Trần nhận xét, Cộng Sản Việt Nam rất sùng bái Trung Quốc, ‘cứ như là con ðẻ của ðảng Cộng sản Trung Quốc”. Là một nhà triết học, có thói quen tìm hiểu, ðánh giá lại, ông thấy “nước ta trồng cây tư tưởng của Marx, cho tới nay cây ðó chỉ cho toàn quả ðắng”. Chính “cái thực tại tàn nhẫn khi chứng kiến sự ðau khổ của con người bị kềm kẹp bởi ý thức hệ” khiến ông muốn “ðặt lại vấn ðề từ học thuyết”. Triết gia TÐT nói, nhiều lãnh tụ “từ lầu ðài tư tưởng Marx bước ra ðã trở thành những ác quỉ”. Theo ông, “quỉ ấy là ý thức ðấu tranh giai cấp”; là thứ “vi rut” tư tưởng ðộc hại vô cùng; nó phá hoại xã hội, nó thúc ðẩy con người ðam mê tìm thắng lợi, bằng ðủ thứ quỉ kế, ðể mưu ðồ củng cố cho chế ðộ ðộc tài, ðộc ðảng.
Theo nhà triết học số một của Việt Nam, “ông cụ” là một nhà ảo thuật chính trị ðại tài: lúc thì biến có thành không, lúc thì biến không thành có”. Ðúng là “mưu thần chước quỉ” chuyên hành ðộng muôn hướng, muôn mặt, “trí trá còn hơn huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung Quốc!” Bác Hồ ðánh lừa dư luận Âu Mỹ, khi chép lời nói ðầu bản tuyên bố ðộc lập của Mỹ; ðánh lừa các ðảng trong nước khi thành lập chính phủ ðại ðoàn kết và mời cựu hoàng Bảo Ðại làm cố vấn. Vài tháng sau, Võ Nguyên Giáp dẹp bỏ; coi họ là phản ðộng; ðẩy Bảo Ðại sang Côn Minh. “Ông cụ” còn ðược triết gia TÐT gọi là một nhà chính trị “thần sầu quỉ khốc” khi “ông cụ” khôn khéo mưu tìm sự tiến cử của Mao ðể ðược ðưa về xứ làm lãnh ðạo duy nhất phong trào cách mạng Việt Nam.
Cố Giáo sư TÐT kể lại rằng, biết mình bị Ðệ Tam Quốc Tế tức Liên Sô loại ðuổi khéo về Viễn Ðông và biết Mao là thủ lãnh các phong trào cộng sản ở Châu Á, “ông cụ” vào làm việc cho Bát Lộ Quân, tuyên thệ gia nhập ðảng Cộng sản Trung Quốc; ðược Mao rất ưu ái. Nhờ vậy, “ông cụ” từng bước loại bỏ tất cả ðối thủ Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn vãn Cừ… ðể rồi vươn lên làm Tổng Bí Thư kiêm chủ tịch nước nãm 1945. Dù sự tấn phong “ông cụ” ở các ðại hội Ma Cao và Hồng Kông bị phản ứng của các khu uỷ, xử uỷ và của “Ðê Tam” nhưng nhờ Mao dàn xếp nên ðã qua mặt những sự phản ðối này vì họ là những kẻ ðã từng nhận ðược sự nâng ðỡ của cộng sản Trung Quốc. Triết gia họ Trần nói thêm, “ông cụ” luôn luôn là người biết chụp bắt cơ hội”.
Huyền thoại “bác Hồ”
Vẫn theo nhà tư tưởng TÐT, các nhà nghiên cứu nước ngoài khi viết về HCM họ bị chói lòa bởi những huyền thoại về “ông cụ” của bộ máy tuyên truyền; họ xử dụng sản phẩm chính thống của ðảng thì làm sao họ hiểu hết ðược mặt thật của họ Hồ. Ông nói, có một thứ tư liệu rất chính gốc, bộc lộ rõ cái cuồng vọng lãnh tụ của “ông cụ”; nó chi phối từ nội tâm. Ðó là những tên giả chính “cụ Hồ” ðã tự ðặt cho mình. Muốn tìm hiểu cặn kẻ, phải phân tách những chuyện biến tư tưởng qua từng giai ðoạn ðổi tên, ðổi họ; từ những cái tên “Tất Thành”, rồi “Vương”, rồi là “Ái Quốc”, chót hết là “Chí Minh”. Ðấy là những biểu hiện của một thứ bệnh tâm thần, khao khát danh vọng. HCM chỉ thành lãnh tụ cách mạng sau khi không ðược cho vào học Trường Thuộc Ðịa ðể ra là quan.
Nhà triết học nói thêm rằng, một người tự viết sách ðề cao mình, như cuốn “Những mẩu chuyện về cuộc ðời hoạt ðộng của Hồ chủ tịch” và “Vừa ði ðường vừa kể chuyện” thì không thể là một người vì nước vì dân ðược. “Ông cụ” ðã tạo ra một thời chính trị ðiên ðảo. Ngoài ra, ðám quần thần chung quanh “ông cụ”, không tha thứ cho ai dám tỏ ra ngang hàng với “Người”. Họ tôn vinh “ông cụ” làm bác, làm cha dân tộc. Tạ Thu Thâu chết mất xác vì câu nói “ngoài bắc có cụ, trong nam có tôi”. TÐT cho biết, nãm 1946 gặp “ông cụ” trong một buổi chiêu ðãi ở Paris, ông ðã bất ngờ trước lời khước từ: “cách mạng chưa cần tới chú ðâu” của HCM; khi ông tự ý nắm tay “ông cụ” ngỏ lời: “Tôi muốn về nước cùng cụ xây dựng thành công một mô hình cách mạng tốt ðẹp tại quê hương”.
Dù thế, triết gia vẫn nhờ bạn bè phương tây giúp ông ðược vể nước tham gia kháng chiến. Nhờ vậy, ông có cơ hội quan sát một Hà nội và Saigon ðang bị lột xác theo sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Một giai cấp thống trị mới ðang hình thành. Càng quan sát nhà tư tưởng TÐT càng thấy huyền thoại về “bác Hồ” là tác phẩm của “cả một công trình nghệ thuật hoá trang cao ðộ”. Cái gì có giá trị là của bác, của ðảng. Họ công kênh “ông cụ” lên làm bậc thần, bậc thánh. Theo TÐT, “phải hít thở cái không khí” thờ kính, phục tùng lãnh tụ mới có thể hiểu phần nào những “phương pháp tâm lý tinh vi” tôn sùng HCM. Ông nhấn mạnh, “bác Hồ” chỉ có thể coi như mẫu mực thành ðạt về chính trị; “không thể nào là mẫu mực về mặt ðạo ðức”; vì cách sống muôn mặt của bác ðâu phải là gương sáng.
Nhà triết học bị kết tội “cầm ðầu âm mưu chống ðảng” vì hai bài viết trên Nhân Vãn Giai Phẩm (NVGP), do một số anh em vãn nghệ trẻ chủ xướng. Ông cho biết, nếu không có mấy nhà trí thức Pháp ðứng ðầu là Sartre “tận tình quan tâm, chãm sóc” ðến ông thì với mấy tội: tự ý nắm tay bác nãm 1946 ðòi cùng về nước làm cách mạng; từ chối lên án bố mẹ khi khai lý lịch; muốn ðấu lý với cố vấn Trung Quốc lúc làm ðội viên cải cách ruông ðất và vụ NVGP, ông có thể “dễ chết`như chơi”. Nãm 1952 triết gia ðược dẫn ði chào “Bác”. Ban lễ tân dặn ông bốn ðiều cần nhớ: phải ðứng xa “Người” ba mét, chỉ lại gần khi “Người” ra lệnh; không ðược nói leo, chỉ trả lời câu hỏi; không ðược chào trước; không ðược nói tôi phải xưng bằng cháu, gọi “Người” bằng “bác.
Chư hầu ngoan ngoãn
Theo sự chiêm nghiệm của triết gia TÐT thì HCM chưa ðọc kỹ học thuyết sách vở của Marx, “tư duy sổi nên chưa tiêu hóa ðược”; nhưng lại “ðọc thuộc lòng cuốn “Le Prince” của Machiavel”, cuốn chỉ bày tận dụng mọi thứ ðể người ta sùng bái. “Ông cụ” luôn luôn chứng tỏ một bề ngoài nặng lý trí ðến vô cảm; không thiết tha với gia ðình; không có bạn hữu thân tình. “Ông cụ” rất ghét cánh Tây học. Trong vòng thân cận, chỉ có toàn hầu cận ít học ðược ”ông cụ” ðào tạo ðể phục tùng; rồi sau ðề bạt lên làm lớn. “Ông cụ” làm thơ là “do cuồng vọng chính trị”, là ðể “ca ngợi mình” và “hô hào quyết chiến”. Nhà triết học này còn cho rằng, trên thân phận HCM có một bóng ma quái nó ðè. Ðó là “ bóng ma ðế quốc bành trướng vô cùng ðộc ðoán, lấn át của Mao.”
Vẫn theo TÐT, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chỉ là một phương cách giam hãm các dân tộc chư hầu với cái tên ðẹp “khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em” nhưng thực chất là một ðế quốc ðỏ; nó kềm kẹp các dân tộc nhược tiểu quanh nó. Ðó “chỉ là thứ liên minh ma quái, quỉ quyệt, giả dối”; muốn biến “nước ta thành một chư hầu ngoan ngoãn”. “Ông cụ” vì tham vọng quyền lực từ ý chí muốn học ra làm quan nhưng không ðược nên ðã lấy học thuyết “giai cấp ðấu tranh” làm kim chỉ nam ðể tạo cơ hội thành danh, thành lãnh tụ. Nhà triết học nói, ðể nắm vững quyền lực “ông cụ” phải thủ vai ông thánh, ông thần”, từ bỏ cả vợ con, mất ði tính người, thẳng tay tiêu diệt những kẻ có tài. Lại thêm, Mao ðã cài chung quanh “ông cụ” một ðám cực kỳ cuồng tín.
Trong chương “Hai chuyến di chuyển ðổi ðời” của cuốn sách, nhà triết học họ Trần cho biết, ông ðược rời cảnh “sống như bị giam lỏng ở Hà nội” ðể vào Saigon ở là nhờ sự vận ðộng của một số ðồng chí trí thức Nam Bộ. “Saigon ðã làm tôi bàng hoàng tới cùng cực. Khang trang và hiện ðại; ðâu có ðói khổ vì bị Mỹ Ngụy kềm kẹp. Miền Nam ðã có một mức ðộ dân chủ rõ rệt. Miền bắc bị tư tưởng Mac-Lenine làm nẩy sinh những chính sách ðầy sai lầm. Sĩ quan của “bộ ðội cụ Hồ” ðã có “thái ðộ thô bạo, ứng xử thô bỉ” khi nhục mạ, gọi Dương vãn Minh là mày, và bắt cả nhóm phải ðứng cúi ðầu.” Ðấy là những lời thố lộ của TDT mà nhà vãn Tri Vũ Phan Ngọc Khuê ðã viết lại qua các cuốn bãng thu những ðiều ông tâm sự với một số bạn trong sáu tháng cuối ðời ông ở Paris.
Nhà triết học còn thú nhận Trần Dần và Trịnh Công Sơn là hai người ðã thúc ðẩy ông phải thoát khỏi thái ðộ hèn nhát ðã ngự trị trong ðầu óc trí thức và vãn nghệ sĩ Hà nội; giới này ðã ứng xử ðồng lõa với tội ác của cách mạng. Người thứ nhất là Trần Dần lúc ông ta mời viết cho NVGP. Người thứ hai là các bài hát của họ Trịnh. Ngoài ra, những ai từng sống ở Saigon sau 1975, nếu ðọc chương “Vẫn chưa ðược giải phóng” ðều nhận thấy những mô tả của triết gia về Hà nội nãm 1954 rất giống Saigon sau 30/4/75: “cả con người và xã hội ở ðây ðã không hề ðược giải phóng” và thật là “vô lý và nhục nhã” khi so sánh với chế ðộ cũ. Ông nhận xét: tư hữu kiểu cũ do làm cần cù, tích lũy mà có ðược; tư hữu kiểu mới do chiếm ðoạt bằng chữ ký và quyền lực.
Cao vọng hơn “bác Hồ”
Ðược gợi hứng bởi môi trường miền Nam, trong vòng 10 ngày TÐT hoàn thành một tập sách nhỏ “Con người và chủ nghĩa lý luận không có con người”. Ðây là vãn bản phản bác giáo ðiều, ðược ðón nhận như một bông hoa lạ. Chẳng bao lâu sách bị cấm phổ biến. Giới cựu kháng chiến và nhiều trí thức khác còn ở lại trong nước tấp nập tới làm quen với nhà triết học ðể nghe những “lời tiên tri” là “cách mạng ðã biến chất ðể tư bản man rợ tràn ngập”. Trung Ương thấy số người “phức tạp” ðến gặp “bác Thảo” càng ngày càng ðông, nên Ðảng ðã quyết ðịnh “anh phải ra ði”. Nhà triết học than “thôi thì ðành mang thân xác ra xứ người”. Qua Pháp, tuy ðã một thời vang danh ở Paris, ông vẫn “lâm cảnh sống nay lo mai”, và còn bị Toà ðại sứ theo dõi kiểm soát chặt chẽ.
Trong cài xui có cái may. Nhà vãn Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê nhờ những lúc nhà triết học bán chữ ðể kiếm sống qua các buổi thuyết trình ở kinh ðô ánh sáng mà ðã làm quen thân với ông, ðược nghe ông tâm sự. Quyển sách ghi lại nỗi hối hận ðã thiêu ðốt ông vào lúc hoàng hôn của cuộc ðời. Nhà vãn cho hay ông “sẵn sàng trao mấy cuốn bãng cho những ai muốn nghiên cứu về TÐT”. Trong sách nhà triết học có lần ðã khẳng ðịnh: “tôi có tham vọng cao hơn của “bác Hồ” nhiều lắm”. Ðấy là xây dựng “một lâu ðài tư tưởng trong ðó toàn thể nhân loại ðều thể hiện rõ quyền sống của mình, quyền dân chủ bằng lá phiếu của mình”. Nhưng mộng ðó không thành, triết gia lừng danh một thời trời Âu bị ðột tử. Chúng ta mất ði “một kho tàng trải nghiệm về chiến tranh, về cách mạng”.
Người chủ trương Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết việc tái bản cuốn sách là ðể phục hồi danh dự một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam. Trong lời bạt ông viết, “cuộc ðời TÐT xem như cuộc ðời tan nát vì “cách mạng” mà ông chọn phục vụ vào nãm 1951 nên mọi sự trở nên vỡ lở. Cuộc ðời ðó có thể xem như một bài học –“an object lesson”- với những ai ðể cho tình cảm, lý tưởng che mờ ði lý trí, kinh nghiệm. Không những ông mất vợ, không có ðời sống gia ðình, không có tự do trong bóng tối làm những việc ông muốn làm cho quê hương ðất nước của ông. Sự nghiệp triết học của ông là một sự nghiệp dang dở.” Sách ðược xuất bản lần ðầu với số lượng ít; tên gốc là Nỗi hối hận lúc hoàng hôn chỉ ðể thãm dò ý kiến thân hữu.
Những ai yêu “bác Hồ”, những ai coi HCM là tên tội ðồ hay các nhà khoa bảng, các học giả, các ông bà phản chiến và những ai còn nghĩ ðến nước Việt nên ðọc cuốn này. Cho tới nay chưa có tác giả nào trên thế giới – ngoại trừ triết gia TÐT- nêu ra ðược, thật sáng tỏ, những ðiều vô cùng bi thảm trong thời cách mạng; vì ông ðã trải nghiệm 40 nãm trong cuộc. Ngoài ra, ông bà nào giỏi tiếng Tây tiếng Mỹ nên dịch sách ra cho thế giới biết thêm về HCM, kẻ ðã lừa mọi người từ Âu sang Á; khiến nhà tư tưởng số một Việt Nam TÐT phải nói thẳng rằng, Napoléon, Hitler cũng có tâm thức tự cao tự ðại nhưng “không gian trá ðến mức tinh quái” ðể có những “hành ðộng muôn hướng, muôn mặt, trí trá còn hơn cả huyền thoại Tào Tháo trong cổ sử Trung Quốc!”.
Phan Thanh Tâm
Saint Paul, 6/2014
© Đàn Chim Việt
Giải mã lãnh tụ: Một đóng góp quan trọng của Trần Đức Thảo
Tài liệu tham khảo chính yếu: Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối
Tác giả: Tri Vũ – Phan Ngọc Khuê
Ở nước ta, thì có rất nhiều vị giáo sư dậy môn Triết học từ cấp trung học lên đến cấp đại học, trong đó đặc biệt là ở miền Nam, thì có một số vị được nhiều môn sinh quý trọng vì sự uyên bác với sở học vững vàng. Nhưng chỉ duy nhất có một mình ông Trần Đức Thảo (1917 – 1993) thì mới là người được gọi là triết gia – mà lại gây được sự chú ý và nể trọng trong giới học thuật riêng tại nước Pháp.
Từ thời còn trẻ lúc theo học tại trung học Albert Sarraut ở Hà nội, ông Thảo đã là một học sinh xuất sắc, rồi được học bổng qua học tại Pháp. Tại đây, ông lại thi đậu vào trường Cao đẳng Sư phạm (École Normale Supérieure ENS) là một trong những cơ sở giáo dục có danh tiếng hàng đầu của nước Pháp. Và chỉ ít năm sau đó, ông Thảo đã có bằng Thạc sĩ vào lúc chưa đày 30 tuổi. Cũng như nhiều trí thức khác ở Âu châu trong thập niên 1940 – 50, ông Thảo say mê với chủ thuyết Mác xít và coi đó là một thứ kim chỉ nam cho công cuộc cách mạng xã hội ở thế kỷ XX.
Vào năm 1949 – 50, ông Thảo đã có cuộc tranh luận trên báo chí với Jean Paul Sartre là một triết gia rất nổi tiếng thời ấy. Nhưng vào năm 1951, ông Thảo đã tìm cách đi qua ngả Liên Xô, Trung Quốc để về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Và thảm thương thay, kể từ đó là bắt đầu một cuộc đời bi đát đen tối vì ông bị đày đọa, nghi kỵ theo dõi kềm kẹp liên tục cho đến lúc chết ở Paris năm 1993.
Năm 1991, vào tuổi 74 ông Thảo mơi lại có dịp trở lại Paris và suốt trong 6 tháng cuối đời, ông mới kịp thổ lộ tâm sự thầm kín với vài người vốn có lòng quý trọng đối với triết gia. Và nhà báo Tri Vũ ở bên Pháp đã rất công phu nghe lại các cuốn băng ghi âm về các cuộc nói chuyện đó – để viết thành cuốn sách “Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối” mà vừa được ra mắt công chúng vào tháng 5/2014.
Khác với trường hợp của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường là người đã viết cuốn Hồi ký bằng tiếng Pháp nhan đề là “Un Excommunié” (Kẻ bị khai trừ, đã có bản dịch ra Việt ngữ) – ông Thảo thì không để lại một cuốn sách nào kể lại cuộc đời đày dãy những truân chuyên sóng gió của mình trong suốt 40 năm sống dưới chế độ cộng sản. Nên ta có thể coi cuốn sách này như là một sự gửi gấm cho hậu thế biết về cuộc đời nhiều cay đắng éo le của ông vậy.
Vì lý do cuốn sách này vừa được nhà báo Phan Thanh Tâm ở Minnesota viết bài giới thiệu với rất nhiều chi tiết và phổ biến vào giữa tháng 6 mới đây, nên tôi thấy không cần phải trình bày dài dòng gì thêm nữa. Mà tôi chỉ xin tập trung về một khía cạnh rất quan trọng được ghi trong Chương 12 nhan đề “Giải mã Lãnh tụ” trải dài đến 70 trang (từ trang 258 đến 328).
Tôi coi đây là một đóng góp rất quan trọng của ông Trần Đức Thảo trong việc góp phần “Giải trừ Huyền thọai Hồ Chí Minh” – mà mới do Nhóm của quý vị Trần Quốc Bảo và Nguyễn Hữu Lễ phát động trong vòng 7 – 8 năm nay. Xin được trình bày vấn đề dưới các mục sau đây:
I – Gặp mặt lãnh tụ.
1 – Ba lần gặp gỡ trực tiếp với vị Lãnh tụ hàng đầu Hồ Chí Minh.
Ông Thảo thuật lại có đến tất cả 3 lần ông trực tiếp gặp gỡ và nói chuyện với “Ông Cụ”. Còn rất nhiều lần khác, thì ông Thảo chỉ được bố trí cho có mặt “để làm cảnh” mà thôi – do đó mà không có gì đáng nói về chuyện này.
Lần thứ nhất, ông Thảo gặp gỡ và nói chuyện với ông Hồ là vào tháng 6 năm 1946 tại Pháp. Lúc đó, ông Thảo là đại diện cho khối người Đông Dương sinh sống tại Pháp.
Lần thứ hai là vào cuối năm 1952, ông được bố trí để gặp lãnh tụ trong ít phút thật ngắn ngủi tại một nơi trong An Tòan Khu (ATK) ở vùng Việt Bắc.
Lần thứ ba là vào năm 1964, ông được chỉ định trình bày quan điểm về chiến tranh và hòa bình trước giới lãnh đạo cao cấp tại văn phòng Phủ Chủ Tịch. Ngay sau buổi thuyết trình đó, ông Hồ có nói vài câu có phần lơ là miễn cưỡng, mà không hề bày tỏ sự nhiệt tình thân mật gì đối với ông Thảo cả. Ông thuật lại là vào mấy phút cuối bài thuyết trình của ông, thì ông cụ tỏ vẻ mặt cau có vì không đồng ý với quan điểm của thuyết trình viên đã “không theo đúng với sách lược chủ chiến” của giới lãnh đạo đảng cộng sản thời ấy.
Qua 3 lần trực tiếp gặp mặt và nói chuyện với “Cụ Hồ” và qua sự quan sát về sinh họat của lãnh tụ hàng đầu này trong nhiều năm, cũng như nhờ thâu thập thêm được nhiều thông tin từ những nhân vật gần gũi thân tín với “ông cụ” – mà ông Thảo đã có những nhận xét thật là chính xác, sâu sắc về ông Hồ Chí Minh – mà tôi sẽ xin ghi lại chi tiết hơn trong mục II tiếp liền sau mục I này.
2 – Những lần gặp gỡ với các lãnh tụ Trường Chinh và Lê Duẩn.
Ông Thảo cũng còn thuật lại những lần gặp gỡ trao đổi với các nhà lãnh đạo cộng sản cao cấp khác nữa, đặc biệt là các ông Trường Chinh và Lê Duẩn.
Vào cuối năm 1955, ông đã có dịp trao đổi chuyện trò khá lâu với ông Trường Chinh, ông Thảo cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về khía cạnh nhân bản, nhân ái của cuộc cách mạng lý tưởng – điều này khác biệt hẳn với chủ trương xúi giục hận thù giữa các tầng lớp nhân dân như trong Cải cách Ruộng đất hiện đang diễn ra thời ấy. Ông Trường Chinh trả lời hụych tọet thế này : “…Nhân lọai có tiến bộ là nhờ có chiến tranh… Vì cách mạng luôn luôn phải là ở trong vị thế của thời chiến tranh, cách mạng phải luôn luôn cần thấy rõ thù trong, giặc ngòai để mà chiến đấu!”…
Với ông Lê Duẫn, lại càng tệ hại hơn nữa. Ông Thảo kể lại : “Sau này cánh Lê Đức Thọ, Lê Duẫn thì rất gờm tôi, vì biết tôi muốn ngăn cản mở lại chiến tranh. Còn một lần gặp riêng ông Lê Duẫn, thì rồi ông ấy cũng không ưa tôi, vì lúc ấy, trong cương vị Tổng bí thư, ông ta muốn tôi chấp bút viết Hồi ký cho ông ấy. Nhưng sau khi ngồi cả tiếng đồng hồ để nghe ông ta giảng giải tư tưởng của ông, tôi đành trả lời thẳng là tôi nghe ông nói mà không hiểu gì cả! Vì thế mà sau này ông ấy cũng cay ghét tôi…”
II – Giải mã Lãnh tụ.
Thật ra những điều ông Thảo bộc bệch tâm sự như được ghi lại trong rất nhiều trang, đặc biệt là trong Chương 12 của cuốn sách này, thì cho đến nay cũng đã có nhiều người nói đến rồi. Nhưng cái lối phân tích cặn kẽ sâu sắc của vị triết gia đã “trải nghiệm, quan sát và nghiền ngẫm trong suốt 40 năm sống trong lòng chế độ cộng sản”, thì phải coi là rất có giá trị và có sức thuyết phục rất cao đối với phần đông người Việt chúng ta. Có thể tóm tắt lại trong mấy điểm như sau đây.
1 – Ông Hồ là một người có “cuồng vọng làm lãnh tụ”.
Theo dõi hành tung “xuất quỷ nhập thần” của “ông cụ” trong mấy chục năm tại khắp nơi ở hải ngọai với hàng trăm tên và bí danh khác nhau, ta dễ có thể nhận ra được cái tham vọng của một con người đa mưu túc trí, lúc nào cũng sẵn sàng làm bất kể việc gì miễn sao đạt được mục đích của riêng mình. Rõ ràng là ông nằm lòng cái lối mưu lược bá đạo của Machiavel, chứ không hề có chủ trương vương đạo theo truyền thống luân lý nhân bản của cha ông ta. Ngay cái tên ông chọn cho mình như “Ái Quốc”, “Vương”, “Chí Minh” cũng đủ nói lên cái tham vọng vượt mức của một con người làm chính trị rồi.
Xin trích một số đọan ngắn như sau : “Ông cụ” là một con người cực kỳ vị kỷ, mang mặc cảm tự tôn tuyệt đối… “Ông cụ” còn có tính đa nghi như Tào Tháo ấy…Anh phải biết là cho tới nay, những ai đã từng coi thường “Người”, từng tỏ ra ngang hàng với “Người”, thì sau đều đã vĩnh viễn bị lọai ra khỏi tầm nhìn của “Người”. Không ít người đã mất mạng, mất cả xác vì dám có ứng xử tay ngang như thế đấy… Người ta ưa kể cho nhau nghe rằng : Tạ Thu Thâu đã chết mất xác vì câu nói : “Ngòai Bắc có Cụ, trong Nam có… tôi” …!
2 – Cái “Bóng Ma Mao Trạch Đông”.
Vào cuối thập niên 1920, khi bị Comintern gán cho tội theo chủ trương “quốc gia chủ nghĩa hẹp hòi” và bị gạt ra rìa, thì “ông cụ” tìm cách “ôm chân Mao Trạch Đông” bằng cách tuyên thệ làm đảng viên đảng cộng sản Trung quốc và gia nhập hàng ngũ Bát Lộ Quân thuộc Giải Phóng Quân Trung Quốc. Nhờ thế, mà sau ít lâu, “ông cụ” đã trở thành một lãnh tụ vượt lên trên tất cả các cán bộ nòng cốt được đào tạo chính quy bài bản ở Liên Xô như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ v.v…
Mà cũng vì thế cho nên “ông cụ” mới du nhập vào nước ta bao nhiêu tai họa phát sinh từ chủ trương sắt máu bạo ngược của cộng sản Trung quốc điển hình như các chiến dịch Chỉnh Huấn, Cải Cách Ruộng Đất v.v…
Và sau này, với chuyện hôi họp lén lút ở Thành Đô vào năm 1990, các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười… đã ươn hèn quy phục giới lãnh đạo ở Bắc Kinh để mà “bán đất, nhượng biển cho Trung quốc” hầu cứu vớt đảng cộng sản đang lâm nguy của tập đòan họ. Làm như vậy, chính là họ tiếp nối cái chuyện bán nước của Hồ Chí Minh từ xưa vậy.
3 – Từ Hồ Chí Minh đến Trường Chinh, Lê Duẩn …, tất cả đều rất mực hiếu sát, hiếu chiến.
Trong suốt cuốn sách, ông Thảo nhắc lại đến cả mấy chục lần về việc ông tìm cách thuyết phục giới lãnh đạo cộng sản là :”Không nên chọn chiến tranh, mà phải dồn mọi năng lực vào việc xây dựng hòa bình”. Nhưng rõ ràng là tất cả các ông lãnh tụ này đều một mực hiếu chiến, nên đã phát động cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam bằng mọi giá, bất kể đến tổn thất kinh hòang về nhân mạng, hay phải trả cái giá quá đắt là lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc và Liên Xô. Và ngày nay, dù cuộc chiến đã chấm dứt từ lâu mà xã hội chúng ta vẫn chưa làm sao có thể phục hồi lại được cái truyền thống nhân bản và nhân ái của cha ông mình.
Cũng vì chủ trương nhân bản hòa ái như vậy, mà ông Thảo bị họ liệt vào “lọai có vấn đề” để mà bị theo dõi, kiềm chế và trù dập rất gắt gao – đến nỗi mà ông đã phải giả vờ như người khùng, người hề, người mất trí để tránh khỏi bị ám hại.
Và cuối cùng, thì ông Thảo đã phải đanh thép kết luận rằng : Tất cả những sự tệ hại tàn ác xảy ra cho đất nước và dân tộc chúng ta, thì đều do cái học thuyết “đấu tranh giai cấp” mà ra. Và người thủ phạm gốc của tệ nạn này, đó chính là ông tổ sư Karl Marx đấy!
* * Từ ngày qua Pháp, ông Thảo đã cố gắng viết cho xong một cuốn sách thật nghiêm túc với lý luận chặt chẽ dựa trên những trải nghiệm bi đát của bản thân trong hơn 40 năm sinh sống ở Việt nam – cuốn sách cho xứng đáng với công trình của một triết gia. Nhưng tiếc thay, ông đã phải ra đi ở tuổi 76 mà chưa kịp hòan thành tác phẩm quan trọng này.
Vì thế mà tác giả Tri Vũ Phan Ngọc Khuê mới lấy nhan đề cho cuốn sách ghi lại những thổ lộ tâm sự uất nén đã bao nhiêu năm của ông Thảo là:
“Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối”
Cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin thật quý báu để minh họa cho lập trường nhân bản, nhân ái và tính cương trực can đảm của vị triết gia có tên tuổi trong hàng ngũ trí thức ở nước ta cũng như tại nhiều nơi trên thế giới.
Người viết rất hân hạnh được giới thiệu với quý bạn đọc cuốn sách thật sự có giá trị này.
Hơn nữa, sự Giải mã Lãnh tụ (Deciphering) được trình bày với nhiều chi tiết xác thực trong cuốn sách sẽ giúp ích rất nhiều cho công cuộc “Giải trừ Huyền thoại Hồ chí Minh” (Demystifying) đã được phát động từ 7 – 8 năm nay.
Và cuối cùng người viết cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tác giả Tri Vũ Phan Ngọc Khuê cũng như đến Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông vì sự cống hiến thật đáng ca ngợi này./
Phan Thanh Tâm
© Đàn Chim Việt
**********************************************************************************
Bùi Tín (VOA)
Cuốn Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối của Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, một nhà báo sống Pháp được Tổ hợp Xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ phát hành hơn 1 tháng nay. Sách in đẹp, dày 428 trang, gồm16 phần, thêm phụ lục.
Tôi đã đọc cuốn sách này một mạch trong 2 ngày. Rồi đọc lại 1 lần nữa, để rồi suốt 1 tuần lễ ngẫm nghĩ về nội dung của nó.
Trần Đức Thảo (1917 – 1993), con một nhà tư sản Phố Cổ đất Hà Thành, là một trí thức được đào tạo tại Pháp và cũng là một triết gia trẻ uyên bác khá nổi tiếng, từng tranh luận tay đôi với nhà triết học Jean Paul Sartre.
Năm 1951, khi 34 tuổi, Trần Đức Thảo tự nguyện về nước qua con đường Moscow với thiện chí “mang hiểu biết của mình về góp phần xây dựng đất nước”. Nhưng tai họa đã sớm đến với ông. Lãnh đạo VN, từ Hồ Chí Minh đến Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng lúc bấy giờ) đều tỏ ý không cần đến “một anh trí thức mọt sách do đế quốc đào tạo”, còn coi ông là một kẻ reo rắc tư tưởng phản động nguy hiểm. Ông suýt chết 2 lần, một lần khi tham gia đội cải cách ruộng đất ở Chiêm Hóa đã nói lên nhận xét là tòa án nhân dân trong xét xử địa chủ là không ổn, mang tính cưỡng bức phi pháp, làm cho cố vấn Trung Quốc phật lòng và ông suýt toi mạng về chuyện này; hai là khi Hà Nội được giải phóng, ông tham gia bằng 2 bài viết trên báo Nhân Văn cùng Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Nguyễn Hữu Đang, bị coi là “tên đầu sỏ nguy hiểm”. Từ đó ông bị giám sát, bỏ rơi trong cuộc sống, mất việc, mất vợ, sống lay lắt, lập dị, đi đôi guốc mộc, nói, khóc và cười một mình, cưỡi chiếc xe đạp trẻ con mang nhãn hiệu nước Nga giữa phố phường Hà Nội.
Đến nay, khi cuốn sách ra rồi, mọi bí ẩn, đồn đoán nhiều khi sai lạc về con người ông mới được giải mã khá là đầy đủ.
Thì ra sau khi bị đe dọa, trù úm, cô lập, đầy ải về cả tinh thần và vật chất, triết gia sinh bất phùng thời này quyết sống một cuộc sống 2 mặt, một mình mình biết một mình mình hay, cảnh giác cao, và nhiều khi phải đóng kịch với mọi người để tồn tại. Cái con người mà thiên hạ cho là lẩn thẩn, có khi như mất trí ấy thật ra vẫn cực kỳ minh mẫn, ghi nhớ, nghiền ngẫm, suy tư, với chủ tâm sẽ có ngày được phơi bày mọi sự ra ánh sáng, khi bản thân được tự do.
Và cái ngày tự do ấy đã đến, khi người ta muốn đuổi ông già 74 tuổi vô tích sự – và có thể là vô hại cho họ – ấy đi xa cho khỏi vướng víu. Tháng 3 năm 1991, ông được cấp một vé máy bay một đi không trở lại để sống nốt những ngày cuối đời trên đất Pháp.
Năm đầu trên đất Pháp, ông sống trong cơ sở của sứ quán đầy công an, an ninh, mật vụ CS, nên vẫn phải mang “mặt nạ”, cả khi họ cho phép ông nói chuyện về triết học, về phép biện chứng duy vật, về chủ nghĩa Mác. Để giữ mạng sống, ông vẫn phải đóng kịch, như một anh trí thức sơ cấp mụ mị, dở hơi, làm cho những anh chị em trí thức chờ đợi ở ông những phản biện sâu sắc đều ngỡ ngàng thất vọng, trong đó có chính người viết bài này (vào tháng 6/1992).
Một điều may mắn là anh Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, một người Hà Nội du học ở Pháp, vốn có cảm tình với triết gia Trần Đức Thảo, đã cùng giáo sư toán học Bùi Doãn Khanh thăm dò được mong muốn thầm kín của ông, và được ông cho biết ý định viết một cuốn sách trong vòng 6 tháng nhằm trình bày tất cả những suy nghĩ chân thực của ông suốt 40 năm qua để cống hiến cho nhân dân VN đau khổ, lầm than. Khi ông đột ngột qua đời ngày 23 tháng 4 năm 1993 trong nhà khách sứ quán CS, cuốn sách tâm huyết ông chưa viết xong, mới chỉ là những ghi chép, phác thảo, dàn bài, ý vụt đến… đã bị an ninh sứ quán thu lượm sạch. Nhưng họ đã bỏ sót một kho tư liệu quan trọng: những cuốn băng ghi âm của ông Thảo.
Suốt trong gần 6 tháng, cứ đến cuối tuần, khi an ninh và viên chức sứ quán lo vui gia đình, hai ông Tri Vũ và Bùi Doãn Khanh lại lặng lẽ đón ông Thảo đến một quán cà phê kín đáo, đặt ra những câu hỏi và ghi âm những câu trả lời của ông. Ngay sau khi ông Thảo đột ngột từ trần – một cái chết vẫn còn nhiều nghi vấn – hai ông Tri Vũ và Bùi Doãn Khanh đã bỏ công ghi lại thành 16 đoạn trên máy điện toán, rồi biên soạn lại thành cuốn sách Trần Đức Thảo – Những lời trăng trối.
Cuốn sách đã giải mã đầy đủ con người và nhân cách Trần Đức Thảo. Cho đến khi gần vĩnh biệt chúng ta ông đã dùng tư duy bén nhạy của một học giả và triết gia để soi sáng một đoạn hệ trọng của lịch sử dân tộc, thay thế cho những trang lịch sử chính thống trong đó con người và sự kiện đã bị xuyên tạc, bóp méo.
Trong sách, Trần Đức Thảo có nhắc đến ông Hồ vài chục lần, kể từ cuộc gặp ở Pháp, đến cuộc gặp ở chiến khu Việt Bắc, khi quy định phải đứng xa Bác 3 mét, khi được hỏi mới được nói, phải gọi ông Hồ là Bác và nhiều lần gặp sau ở Hà Nội, khi ông chỉ còn là một bóng người vật vờ, tồn tại mà như không tồn tại.
Xin mời bạn đọc thưởng thức vài đoạn ngắn trong cuốn sách nói đến “ông Cụ”, để thấy nhà triết học vẫn minh mẫn sâu sắc tinh anh đến mức nào.
… “ Đáng chú ý là từ khi tự đổi tên là Tất Thành(1911) (với khát vọng khiêm tốn là sẽ là kẻ thành đạt…) rồi cho đến sau này bỏ hẳn họ Nguyễn, lấy lại họ gốc là họ Hồ, và chọn cái tên cực kỳ kiêu sa, coi mình là bậc CHÍ MINH (1945)… Nói chung tên giả thường là rất tiêu biểu
tâm thức như thế đã phản ánh chân thực những bước chuyển biến trong đầu óc của ‘ông Cụ’. Mỗi lần thay tên đổi họ là một bước có ý nghĩa trong hành trình vươn lên, đi tới để trở thành lãnh tụ. Đây là quá trình diễn biến của sự hình thành một cuồng vọng. Phải phân tích cặn kẽ từng cái biệt danh ấy như là một dấu hiệu tâm lý chính trị, từ lúc chi mong có cơ hội thành đạt, cho tới lúc quyết tâm, bằng mọi giá, mọi cách để đạt tới tột đỉnh của quyền lực như là một ông vua (Vương), là một người yêu nước chân chính (‘Ái Quốc’), là một lãnh tụ thông minh bậc nhất trong thiên hạ (CHÍ MINH)! Một nhà túc nho, một người trí thức có đầu óc tỉnh táo, có liêm sỷ, một bộ não minh triết không bao giờ tự ý xưng mình là ‘Vương’, là ‘Ái Quốc’, là ‘CHÍ MINH’ như thế…”.
Và đây là một đọan trích nữa nhận định tổng hợp về “ông Cụ” của triết gia họ Trần:
“Cụ Hồ là một nhân vật vô cùng phức tạp, vô cùng thông minh, rất mưu trí, một con người sắt đá đến mức vô cảm, vô tình, sẵn sàng chụp bắt mọi cơ hội để thành đạt. Một ý chí thành đạt không gì lay chuyển. Đấy là một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời, một con người không có tình bạn, không có tình yêu gia đình, tình yêu con cái, một bộ óc nung đúc một cuồng vọng, với một ưu tư duy nhất là phải leo lên đến tột đỉnh quyền lực đê đạt tới mục tiêu của mình… Vì thế ông Cụ không chấp nhận một ai trong đám chung quanh là ngang mình. Vì thế mà không cần trợ lý, cố vấn, vì thế không lắng nghe một ai. Bởi lãnh tụ chỉ chăm chú tìm chiến thắng vinh quang, của giấc mơ thế giới đại đồng, chứ không cảm nhận được nỗi đau đầy máu và nước mắt của dân trong thực tại. Một con người chỉ nghĩ và sống với khát vọng chiến thắng, chứ không muốn sống bình thường như mọi người. Riêng đối với tôi, cái nhìn đầu tiên của lãnh tụ là để đánh giá tôi trong tương quan chiến thắng ấy, và cách đánh giá ấy là một bản án không nơi kháng cáo. Vì thế tôi đã suy nghĩ nhiều về nhân vật lịch sử này! Bởi Người là một cái bóng ma quyền lực đã đè nặng lên thân phận tôi.
“Những điều tôi nói đây không phải để oán trách ‘ông Cụ’, bởi tôi biết đây là một nhân vật bi thảm, luôn bị chi phối bởi nhiều thế lực trong và ngoài. Nào là cuồng vọng của một lãnh tụ chính trị, nào là sức ép của Mao, nào là những ý đồ phức tạp trong Bộ Chính trị với nhiều phe phái kình chống nhau. Những sức ép ấy đã tiêu diệt hết tình cảm của con người bình thường nơi ‘ông Cụ’ và ‘ông Cụ’ bị đưa vào thế phải chấp nhận sống cô đơn, phải thủ vai ông thánh, ông thần, giữa bao thế lực quỷ quái, quá khích, lúc tả khuynh, lúc hữu khuynh… để đạt tới, để nắm vững đỉnh cao quyền lực…”.
Còn có rất nhiều đoạn lý thú độc đáo khác nói về “Hà Nội giải phóng” năm 1955 và “Miền Nam giải phóng” năm 1975, về những buổi dự “hát cô đầu” cùng nhà văn Nguyễn Tuân, nhận xét về lực lượng Công an là bạn dân ra sao dưới một chế độ CS cảnh sát trị.Trong đọan kết, triết gia Trần Đức Thảo bộc bạch rằng vào lúc cuối đời ông đã nhận rõ chủ nghĩa Mác là một học thuyết sai lầm từ gốc, chứ không phải là nó đúng nhưng đã bị vận dụng sai, và nó sai cả về vũ trụ quan lẫn nhân sinh quan do cổ vũ đấu tranh giai cấp, bạo lực, chiến tranh, sai cả về phương pháp luận lô gích biện chứng duy vật – hiện tượng học. Theo ông, Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên đều là nạn nhân bi thảm của chủ nghĩa Mác. Rất tiếc là ông đang say mê lý giải thì tai họa ập đến. Người ta thoáng biết ý định thâm sâu của ông cùng bè bạn thân thiết, và ông đã bị họ bịt mồm khi đang thổ lộ tâm tình thầm kín nhất. Dù sao ông đã mãn nguyện phần lớn khi đã trút gần hết bầu tâm sự giữ kín 40 năm ròng.
Chính do những lẽ ấy mà cuốn Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối là cuốn sách quý, rất nên tìm đọc, phổ biến rộng và bàn luận để tăng thêm hiểu biết về lịch sử và những nhân vật nước ta. Tuy tác phẩm này đã ra đời chậm hơn 20 năm, nhưng dù sao nó vẫn là một cuốn sách rất có giá trị với thời cuộc hiện tại.
Bùi Tín (VOA)