Post by Hồn Nước on Aug 9, 2014 15:14:22 GMT -5
Ông Bút -
Việc tặng hay biếu quà, đã phổ biến từ xa xưa, trong dân gian. Trai gái thương nhau, sui gia kết nối tặng quà, con cái, học trò biếu quà cho thầy cô, hoặc cha mẹ… Vốn truyền thống văn hóa tặng quà tốt đẹp, bị biến dạng dưới thời Cộng Sản cai trị.
Ở trong nước, đảng viên cấp dưới hiến qùa cho cấp trên, để giữ ghế, hoặc sớm được thăng quan tiến chức, người làm ăn cũng phải hiến quà, mong được những hiệp đồng béo bỡ. Tóm lại quà trong xã hội CS, như một cái lưỡi câu, như một cái giá đầu tư. Đã là lưỡi câu, ngư ông phải biết đối phương muốn loại mồi gì? Cái giá đầu tư, người làm ăn phỏng chừng bỏ ra bao nhiêu, thu về gấp mấy ngàn lần. Thường những món quà loại này, đem về phần lợi cho phía hiến quà, hơn kẻ nhận.
Việc hiến quà ở trong nước, thật dễ hiểu. Mới đây Cộng Sản Phạm Quang Nghị, bí thư Hà Nội, qua Mỹ tặng Thượng Nghị Sĩ John McCain, một món quà thật khó hiểu.
“Đó là hai tấm ảnh, lớn bằng khổ giấy A4, vừa mới chụp trước ngày đoàn lên đường, ghi lại tấm bia tại đường Thanh Niên bên hồ Trúc Bạch. Chính nơi đây 47 năm về trước vị thiếu tá phi công hải quân John McCain đã bị quân và dân Việt Nam bắt làm tù binh. Và sau đó, nhân dân thủ đô Hà Nội đã dựng lên tấm bia với kích cỡ khá là khiêm tốn nên không mấy gây chú ý cho những người qua lại.
Hai tấm hình chụp tấm bia, ghi hình ảnh viên phi công đang giơ tay đầu hàng, cạnh đó là những thanh thiếu niên đang thong dong đi dạo ven hồ đã làm cho ngài thượng nghị sĩ thật sự hào hứng và xúc động. Nó gợi lại cho con người mà chúng tôi đang ngồi bên cạnh nhớ lại quá khứ – một quá khứ thật khốc liệt và đầy ý nghĩa với cả người “từ trên trời rơi xuống” theo đúng nghĩa đen, và những người “từ dưới đất xông lên”, vít cổ chiếc máy bay của vị thiếu tá phi công năm xưa, bây giờ là một thượng nghị sĩ có thâm niên và uy tín lớn trong chính giới Hoa Kỳ.”
Trên tất cả báo CS, đều đăng bài: Cuộc gặp đặc biệt Phạm Quang Nghị – John McCain.
Đọc bài này, tôi không hiểu nỗi ý nghĩa món quà, tự cảm thấy mình ngu. Nhưng có phần an ủi, vì chính người tặng Phạm Quang Nghị, (PQN) cũng không biết nốt, nguyên văn PQN nói:
“Nhưng, trước khi kết thúc, tôi muốn tặng ngài một tấm ảnh. Thật tình, tôi không biết ngài có muốn có nó hay không? Nếu ngài không thích thì ngài có thể không công bố cho bất kỳ ai được biết. Còn ngài thích, thì tùy ngài”.
Thông thường trong phép xã giao, trước khi tặng quà cho ai, điều tối thiểu phải tìm hiểu họ thích cái gì, Trong nguyên tắc ngoại giao càng cẩn trọng hơn. Món quà Hà Nội lần này, cho phép chúng ta hiểu có thể nó cẩu thả, vừa mang tính xấc xược, vừa có tính móc họng, cũng có một ít tuyên truyền về sự nhân đạo của CSVN trong thời chiến. Bảo người nhận quà, “không công bố cho bất kỳ ai được biết, nếu không thích,” còn người tặng lại đem đăng báo!?
Sơ nét về nội bộ và ngoại giao của Cộng Sản.
Vì người dân của chúng ta quá “hiển,” nên CS ngang nhiên chiếm đất và lấy tiền ngân khố, xây trụ sở cho đảng, đoàn TNCSHCM. Ở những quốc gia, người dân thực sự làm chủ, một xu của ngân khố, cũng không thể chi cho đảng đoàn nào cả, đòi hỏi đảng hoặc đoàn thể ấy phải tự túc. Về mặt ngoại giao ĐẢNG không có giá trị nào hết, nên bí thư thành ủy PQN dù có máng thêm hai chữ “quốc hội” cũng không thêm được ý nghĩa gì.
Gần 60 năm trước, Hồ Chí Minh với tư cách chủ tịch nước, tới Ấn Độ bị thủ tướng Nehru, nhổ râu, thế nhưng báo trong nước viết láo: Báo chí Ấn Độ ca ngợi bác, nhíp ảnh gia quỳ mọp xuống sàn để lấy đủ góc cạnh chụp hình dép râu của bác. 60 năm sau vẫn con u mê, nói rằng vì bận công tác khẩn ở Iran, nên bộ trưởng, bộ Ngoại Giao John Kerry không tiếp PQN, chỉ có mình ngu, lại tưởng người khác cũng ngu, mới viết xằng. Đơn giản rằng tương quan ngoại giao, không có nước nào “chơi” với đảng, chỉ có đảng mới xã giao với nhau. Ở Hoa Kỳ không có bí thư thành ủy Washington D.C, bí thư PQN nên tìm tới chơi với mấy thằng Cu …ba thôi.
Trở lại món quà của Phạm Quang Nghị: Phía Mỹ hiểu thông điệp CSVN, thưa rằng mấy chục năm trước, vì trót đánh Mỹ, nên phải mang nặng nợ đá đeo “Trung Quốc,” không dễ gì tháo gỡ ra được. Jonh McCain tức giận, khi ghi chú ông ta thuộc không Lực Hoa Kỳ, sự thật Hải Quân mới đúng binh chủng của thiếu tá Jonh McCain, phía CS giải thích: Mong ông thông cảm, hơn 40 năm trước VN chưa có hạm đội, vì thế bất kể ai lái máy bay, đều gọi là “bộ đội không quân.” À thế! 40 năm trước các anh chưa biết nước Mỹ, 40 năm sau cũng tiếp tục không biết. Cũng món quà ấy, phía CSVN ngụ ý: “Chúng tôi kiên trì bám 16 chữ vàng, 4 tốt, Mỹ vẫn là kẻ thù truyền kiếp.” Đúng, Mỹ không chiếm, không lấy gì của VN, đó là chuyện Mỹ, “Trung Quốc” tuy có xâm lược, có cướp cá của VN, nhưng đảng tôi không mất gì hết, nên phải bám “Trung Quốc,” nếu theo Mỹ, các anh buộc tự do – dân chủ. Đảng tôi mất sạch, không những mất ở đời này, còn mất luôn cả đời sau. (Nguyễn Bá Cảnh, con Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Triết, con Nguyễn Tấn Dũng).
Người dân hai nước nghĩ gì món quà? Có thể người dân Việt Nam, không quan tâm, vì chuyện của “đảng và nhà nước lo.” Nếu quan tâm, cũng không thể đòi hỏi gì khác hơn được! Người dân Mỹ xem như một sự xúc phạm, có tính láu cá vặt, trong cung cách xã giao, dĩ nhiên mất thiện cảm. Dù biết đảng CSVN không cần, không muốn thân thiện, người dân Mỹ vẫn phải suy nghĩ. Sự suy nghĩ của người dân ở một nước tự do, có liên quan, ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của đất nước.
Nếu tuyên truyền đảng nhân đạo với tù binh Mỹ, hoàn toàn vô lý. Vì thời chiến, Liên Xô, Trung Cộng, dạy cho đảng CSVN biết được tù binh Mỹ, món hàng quý giá vô song, cũng có thể John Mc Cain, thuộc loại con ông cháu cha, CS phải nễ mặt, trước đó không ai dạy, CS đóng cũi nhốt tù binh Mỹ, bỏ giữa núi rừng Trường Sơn, người tù không quần áo, bị bỏ đói, không thức ăn, không thuốc men, không có ai quản lý. Bộ đội đi qua ngắm chơi, dùng cây que, chọc phá, như trẻ em nghịch trong sở thú. (Tác phẩm: Mạng người lá rụng, nhà văn Nguyên Vũ.)
Nếu CSVN nhân đạo, sau chiến tranh, tại sao đồng bào không đoàn tụ, trên chính quê hương, đất tổ của mình? Hòa bình sao phải chạy giặc, làm cho lòng nhân đạo của thế giới phải trắc ẩn? Trại tù mọc khắp nước, biết nhân đạo của CSVN cỡ nào. Khỏi tìm đâu xa, trong tầm nhìn từ tòa nhà quốc hội, PQN cùng đám tuỳ tùng, hướng về phía tây, sẽ thấy Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản, (Victims of Communism Memorial) được xây dựng trong một khuôn viên tại Washington, D.C., ở giao điểm của Đại lộ Massachusetts và Đại lộ New Jersey và Đường G, N.W. Tiếc qúa, phải chi CS PQN nán lại chừng nửa tháng, hãy đi Mỹ, sẽ gặp khoảng 600 “khúc ruột ngàn dặm” họ chỉ cho CS Hà Nội “thăm quan” đài tưởng niệm tội ác của CS.
Tóm lại CS Phạm Quang Nghị, và đám tùy tùng, tới Mỹ giống như Phạm Tuân lên zời, để nghiên cứu bèo hoa dâu! Vô tích sự, chỉ tốn tiền của dân tội nghiệp.
Ông Bút
Việc tặng hay biếu quà, đã phổ biến từ xa xưa, trong dân gian. Trai gái thương nhau, sui gia kết nối tặng quà, con cái, học trò biếu quà cho thầy cô, hoặc cha mẹ… Vốn truyền thống văn hóa tặng quà tốt đẹp, bị biến dạng dưới thời Cộng Sản cai trị.
Ở trong nước, đảng viên cấp dưới hiến qùa cho cấp trên, để giữ ghế, hoặc sớm được thăng quan tiến chức, người làm ăn cũng phải hiến quà, mong được những hiệp đồng béo bỡ. Tóm lại quà trong xã hội CS, như một cái lưỡi câu, như một cái giá đầu tư. Đã là lưỡi câu, ngư ông phải biết đối phương muốn loại mồi gì? Cái giá đầu tư, người làm ăn phỏng chừng bỏ ra bao nhiêu, thu về gấp mấy ngàn lần. Thường những món quà loại này, đem về phần lợi cho phía hiến quà, hơn kẻ nhận.
Việc hiến quà ở trong nước, thật dễ hiểu. Mới đây Cộng Sản Phạm Quang Nghị, bí thư Hà Nội, qua Mỹ tặng Thượng Nghị Sĩ John McCain, một món quà thật khó hiểu.
“Đó là hai tấm ảnh, lớn bằng khổ giấy A4, vừa mới chụp trước ngày đoàn lên đường, ghi lại tấm bia tại đường Thanh Niên bên hồ Trúc Bạch. Chính nơi đây 47 năm về trước vị thiếu tá phi công hải quân John McCain đã bị quân và dân Việt Nam bắt làm tù binh. Và sau đó, nhân dân thủ đô Hà Nội đã dựng lên tấm bia với kích cỡ khá là khiêm tốn nên không mấy gây chú ý cho những người qua lại.
Hai tấm hình chụp tấm bia, ghi hình ảnh viên phi công đang giơ tay đầu hàng, cạnh đó là những thanh thiếu niên đang thong dong đi dạo ven hồ đã làm cho ngài thượng nghị sĩ thật sự hào hứng và xúc động. Nó gợi lại cho con người mà chúng tôi đang ngồi bên cạnh nhớ lại quá khứ – một quá khứ thật khốc liệt và đầy ý nghĩa với cả người “từ trên trời rơi xuống” theo đúng nghĩa đen, và những người “từ dưới đất xông lên”, vít cổ chiếc máy bay của vị thiếu tá phi công năm xưa, bây giờ là một thượng nghị sĩ có thâm niên và uy tín lớn trong chính giới Hoa Kỳ.”
Trên tất cả báo CS, đều đăng bài: Cuộc gặp đặc biệt Phạm Quang Nghị – John McCain.
Đọc bài này, tôi không hiểu nỗi ý nghĩa món quà, tự cảm thấy mình ngu. Nhưng có phần an ủi, vì chính người tặng Phạm Quang Nghị, (PQN) cũng không biết nốt, nguyên văn PQN nói:
“Nhưng, trước khi kết thúc, tôi muốn tặng ngài một tấm ảnh. Thật tình, tôi không biết ngài có muốn có nó hay không? Nếu ngài không thích thì ngài có thể không công bố cho bất kỳ ai được biết. Còn ngài thích, thì tùy ngài”.
Thông thường trong phép xã giao, trước khi tặng quà cho ai, điều tối thiểu phải tìm hiểu họ thích cái gì, Trong nguyên tắc ngoại giao càng cẩn trọng hơn. Món quà Hà Nội lần này, cho phép chúng ta hiểu có thể nó cẩu thả, vừa mang tính xấc xược, vừa có tính móc họng, cũng có một ít tuyên truyền về sự nhân đạo của CSVN trong thời chiến. Bảo người nhận quà, “không công bố cho bất kỳ ai được biết, nếu không thích,” còn người tặng lại đem đăng báo!?
Sơ nét về nội bộ và ngoại giao của Cộng Sản.
Vì người dân của chúng ta quá “hiển,” nên CS ngang nhiên chiếm đất và lấy tiền ngân khố, xây trụ sở cho đảng, đoàn TNCSHCM. Ở những quốc gia, người dân thực sự làm chủ, một xu của ngân khố, cũng không thể chi cho đảng đoàn nào cả, đòi hỏi đảng hoặc đoàn thể ấy phải tự túc. Về mặt ngoại giao ĐẢNG không có giá trị nào hết, nên bí thư thành ủy PQN dù có máng thêm hai chữ “quốc hội” cũng không thêm được ý nghĩa gì.
Gần 60 năm trước, Hồ Chí Minh với tư cách chủ tịch nước, tới Ấn Độ bị thủ tướng Nehru, nhổ râu, thế nhưng báo trong nước viết láo: Báo chí Ấn Độ ca ngợi bác, nhíp ảnh gia quỳ mọp xuống sàn để lấy đủ góc cạnh chụp hình dép râu của bác. 60 năm sau vẫn con u mê, nói rằng vì bận công tác khẩn ở Iran, nên bộ trưởng, bộ Ngoại Giao John Kerry không tiếp PQN, chỉ có mình ngu, lại tưởng người khác cũng ngu, mới viết xằng. Đơn giản rằng tương quan ngoại giao, không có nước nào “chơi” với đảng, chỉ có đảng mới xã giao với nhau. Ở Hoa Kỳ không có bí thư thành ủy Washington D.C, bí thư PQN nên tìm tới chơi với mấy thằng Cu …ba thôi.
Trở lại món quà của Phạm Quang Nghị: Phía Mỹ hiểu thông điệp CSVN, thưa rằng mấy chục năm trước, vì trót đánh Mỹ, nên phải mang nặng nợ đá đeo “Trung Quốc,” không dễ gì tháo gỡ ra được. Jonh McCain tức giận, khi ghi chú ông ta thuộc không Lực Hoa Kỳ, sự thật Hải Quân mới đúng binh chủng của thiếu tá Jonh McCain, phía CS giải thích: Mong ông thông cảm, hơn 40 năm trước VN chưa có hạm đội, vì thế bất kể ai lái máy bay, đều gọi là “bộ đội không quân.” À thế! 40 năm trước các anh chưa biết nước Mỹ, 40 năm sau cũng tiếp tục không biết. Cũng món quà ấy, phía CSVN ngụ ý: “Chúng tôi kiên trì bám 16 chữ vàng, 4 tốt, Mỹ vẫn là kẻ thù truyền kiếp.” Đúng, Mỹ không chiếm, không lấy gì của VN, đó là chuyện Mỹ, “Trung Quốc” tuy có xâm lược, có cướp cá của VN, nhưng đảng tôi không mất gì hết, nên phải bám “Trung Quốc,” nếu theo Mỹ, các anh buộc tự do – dân chủ. Đảng tôi mất sạch, không những mất ở đời này, còn mất luôn cả đời sau. (Nguyễn Bá Cảnh, con Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Triết, con Nguyễn Tấn Dũng).
Người dân hai nước nghĩ gì món quà? Có thể người dân Việt Nam, không quan tâm, vì chuyện của “đảng và nhà nước lo.” Nếu quan tâm, cũng không thể đòi hỏi gì khác hơn được! Người dân Mỹ xem như một sự xúc phạm, có tính láu cá vặt, trong cung cách xã giao, dĩ nhiên mất thiện cảm. Dù biết đảng CSVN không cần, không muốn thân thiện, người dân Mỹ vẫn phải suy nghĩ. Sự suy nghĩ của người dân ở một nước tự do, có liên quan, ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của đất nước.
Nếu tuyên truyền đảng nhân đạo với tù binh Mỹ, hoàn toàn vô lý. Vì thời chiến, Liên Xô, Trung Cộng, dạy cho đảng CSVN biết được tù binh Mỹ, món hàng quý giá vô song, cũng có thể John Mc Cain, thuộc loại con ông cháu cha, CS phải nễ mặt, trước đó không ai dạy, CS đóng cũi nhốt tù binh Mỹ, bỏ giữa núi rừng Trường Sơn, người tù không quần áo, bị bỏ đói, không thức ăn, không thuốc men, không có ai quản lý. Bộ đội đi qua ngắm chơi, dùng cây que, chọc phá, như trẻ em nghịch trong sở thú. (Tác phẩm: Mạng người lá rụng, nhà văn Nguyên Vũ.)
Nếu CSVN nhân đạo, sau chiến tranh, tại sao đồng bào không đoàn tụ, trên chính quê hương, đất tổ của mình? Hòa bình sao phải chạy giặc, làm cho lòng nhân đạo của thế giới phải trắc ẩn? Trại tù mọc khắp nước, biết nhân đạo của CSVN cỡ nào. Khỏi tìm đâu xa, trong tầm nhìn từ tòa nhà quốc hội, PQN cùng đám tuỳ tùng, hướng về phía tây, sẽ thấy Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản, (Victims of Communism Memorial) được xây dựng trong một khuôn viên tại Washington, D.C., ở giao điểm của Đại lộ Massachusetts và Đại lộ New Jersey và Đường G, N.W. Tiếc qúa, phải chi CS PQN nán lại chừng nửa tháng, hãy đi Mỹ, sẽ gặp khoảng 600 “khúc ruột ngàn dặm” họ chỉ cho CS Hà Nội “thăm quan” đài tưởng niệm tội ác của CS.
Tóm lại CS Phạm Quang Nghị, và đám tùy tùng, tới Mỹ giống như Phạm Tuân lên zời, để nghiên cứu bèo hoa dâu! Vô tích sự, chỉ tốn tiền của dân tội nghiệp.
Ông Bút