Post by Hồn Nước on Mar 29, 2013 19:03:21 GMT -5
Thư “động viên, giáo dục anh Lý”!
Ông Bút
Chào anh Lý!
Tuần trước đọc trên mạng, thấy anh còn ở trại giam Nam Hà, tôi ngạc nhiên quá đỗi, tưởng đâu anh ra tù lâu rồi chớ! Vì từ cái dạo họ bụm miệng anh tới nay, chẳng nhớ mấy năm, nhưng cơ hồ lâu lắc lâu đế, ai có ngờ anh vẫn ở trong nớ. Nay ngạc nhiên hơn với bút phê: Kém, và họ cần thân nhân, gia đình “động viên, giáo dục anh Lý”.
Tuy không phải thân nhân, hàng họ gì với anh, (có cũng không dám nhận!) song nghĩ rằng gia đình anh, chẳng ai kham nổi việc này, nên tôi làm choàng.
Thưa anh: Nếu trong trại giam người ta đưa tin anh thiếu ăn, hoặc mùa đông cần thêm áo len mặc ấm, tôi sẽ gởi cho anh, nhưng không, ở đây Đại tá Nguyễn Ngọc Phú không đề cập tới chuyện vật chất tế toái nhỏ mọn ấy, chắc anh đang ăn no, mặc đẹp! Trong giấy chỉ yêu cầu: “động viên, giáo dục” anh mà thôi. Vì thế tôi sẵn sàng, trước giúp anh tiến bộ, sau làm đúng yêu cầu của trại giam.
Lẽ ra nhà nước phải sắp chữ giáo dục trước, sau đó mới động viên, vì phải giáo dục cho anh đã thông tư tưởng, tư tưởng thông rồi, thì động viên sơ sơ cũng đưa tới kết quả khả quan, nhà nước bảo động viên trước, rồi mới tới giáo dục, tôi thấy khó kinh khủng. Vả lại anh bị tù cải tạo vì chống lại nhà nước độc đảng, độc tài, đòi tự do – dân chủ, điều này thuộc hành vi chính trị; phải chi anh tham nhũng tiền của giáo xứ, anh bán giáo xứ Nguyệt Biều cho tụi Tàu khai thác Bô Xít thì tôi động viên, giáo dục anh dễ ẹt. Còn nói về tri thức, tôi mà đi giáo dục anh! quả chuyện ngược đời, trái khoáy. Nhưng tánh tôi, hễ nhận giúp ai làm tới nơi, tơi chốn, cho dù khó khăn trăm, vạn lần.
Vậy giúp cái gì? Tôi đưa ra vài sự kiện của bản thân, kể lại cho anh nghe thuở ấu thơ của tôi, từ đó anh chiêm nghiệm, rút tỉa những lẽ sống, đặng tiến bộ. Hy vọng năm tới, trại giam sẽ có nhiều lời phê tốt đẹp về anh, hay chí ít không còn kém nữa.
Anh biết hồi nhỏ tôi làm gì không? Tui chăn trâu! Cả làng tôi con nít khi biết thả diều, cha mẹ trao ngay cái dây thừng mũi trâu, có đứa bé tí tẹo, muốn leo lên lưng trâu phải dắt nó kè theo bờ ruộng, rồi phóc lên. Thời gian này, đầu thập niên 1960, anh thấy đó trong Nam tuổi thơ tụi tui bù lem, bù luốc, ngoài Bắc trẻ em được bác Hồ, bác Tôn, nâng niu ôm hôn thơm như múi mít chín. Trẻ em được quyền tố giác cha mẹ bóc lột, được đảng nâng đỡ, hướng dẫn tố giác. Trong miền Nam tụi tui chỉ biết cúi đầu làm tôi đòi, làm nô lệ, bởi cái văn hóa ủy mị, cái đạo lý dân tộc, nó tiêm nhiễm từ bao giờ. Đã thế còn có người chế ra bản nhạc, dụ khỉ con nít ăn cứt gà “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chơ chơ… chớ” chăn trâu sướng? Sao không ai làm “bằng giả” chăn trâu? Không ai bỏ ra trăm triệu “chạy chức” chăn trâu? Đúng là thứ văn hóa láo khóet, đồi trụy đến cực ác!
Ở trong Nam, tụi tui cũng thèm nụ hôn của ông Diệm, nhưng chớ hề, mơ cũng không thấy!
Nói đến chính trị, cần có sự so sánh, anh nhìn hai bức tranh, để kết luận chế độ nào tốt hơn?
Hồi nhỏ làng tôi chưa có chùa chiền, nhà thờ, thỉnh thoảng ông Sư đi qua đường làng, lũ trẻ chúng tôi, giống như bị dòng điện chạy qua người, tự động tụt xuống khỏi lưng trâu, lột cái nón cời trên đầu, đứng khép nép: “Con chào thầy”, nhiều khi láu táu chân đạp gai đau điếng, cũng ráng chịu, những lúc như thế ông Sư hình như cố tình đi chậm hơn, đợi cho ổng đi khuất, chạy vội tới bờ ruộng, ngồi xuống kêu chúng bạn khượi gai ra. Ông Mục Sư, ông Cha đạo cũng từng qua đây, ông thầy giáo làng, người lớn tuổi, chúng tôi cũng chào kính như vậy. Mười lăm năm sau, giật mình thấy tuyên ngôn độc lập nói rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.” Hỡi ơi, mình đã ngu thì chớ, con trâu còn ngu hơn, thường có kẻ lạ đến gần, nó khịt, nó bán, nó húc người ta, nhưng với những bậc tu hành nó ngoan một phép, ông Sư, ông Mục Sư, ông Cha đạo tới gần nó ngưng cạp cỏ, đợi khi khuất bóng, tiếng rột roạt mới tiếp tục…
Đến chừng lớn “khôn” biết kiểm điểm, biết rà soát lại thân mình, chẳng biết cái văn hóa, đạo đức ủy mị của Diệm Nhu, nó đột nhập vào người mình từ lúc nào!? Giá như hôm nay quay lại thời thời thơ ấu, cứ chễm chệ ngồi cao trên lưng trâu, tội đếch gì phải tụt xuống chớ, cái nón cời tội tình chi phải lột xuống, cứ ngồi trên đó và:
Hê hê hê chào anh Lý!
Hê hê hê chào anh Độ!
Hê hê hê chào anh Chính!
Ôi chao thú vị, bác, đảng, cách mạng nâng tầm mình lên cao bằng zời!
Đâu có cái màn: “Con chào thầy, con chào Mục Sư, con chào Cha”. Quái đản cho xã hội, kỳ quặc thời tuổi thơ ủy mị, cha mẹ chưa dạy, trường lớp chưa kịp tới, hễ thấy người lớn đi qua, chẳng đứa nào ra lệnh, cứ như điện giựt, đồng loạt tụt xuống lưng trâu, lột nón cời “con chào, con chào…” Chưa hết! có lần tình cờ đàn trâu đi qua trường lợp tranh, chỉ có 2 lớp, gọi là hương trường Phú Cốc, gặp chào cờ! Cũng thế, tụt khỏi lưng trâu, lột nón cời, thời may mấy con trâu đứng yên nép mình, chỉ mỗi cái tội nó dí mõm vào nách thở khò khè, nhột thấy bà cố, cắn răng đứng nghiêm, chao ơi lần đầu tiên chào cờ: Nầy công dân ơi…, lá cờ từ từ dưới chân trụ lên đỉnh lâu lắc, tựa như lên trời xanh.
Anh Lý! Anh thấy đó chế độ tự do cũng có những điều ràng buộc, cái dây vô hình, nhưng buộc trói Thiếu Nhi chúng tôi hết sức tinh vi và chặt chịa. Tiếc thật một thời tuổi thơ đã đi qua, nơi đồng quê yên ả. Mọi sự đã đổi thay theo cách mạng, mong anh chấp nhận và ráng sống.
Người ta phê anh “kém”, phê khơi khơi như vậy, tôi đoán anh “học tập kém.” Tôi ngạc nhiên nhứt điểm này đó anh. Bởi anh sinh năm 1946, anh học Linh Mục, chắc chắn anh đã có tú tài phần một, tú tài phần hai, thời của anh có được hai bằng này thôi, đã vinh dự lắm rồi, chưa dừng ở đây, tiếp tục học tới Linh Mục, kiến thức như thế, mà bị phê kém, làm sao không ngạc nhiên cho được?
Người dạy anh là ai? Tất cả đều xuất thân từ giai cấp, họ từng ở đợ, cày thuê, cuốc mướn, thụt ống bể lò rèn. Chắc chắn họ không dạy anh: Tích phân, quỹ tích, hàm số, hình học không gian, tân toán học v.v… tỷ như có dạy, chắc anh không đến nỗi kém. Vậy người ta dạy cái thứ gì mà anh học không vô, tôi không hình dung nổi, tôi viết vài mẩu chuyện, để anh rút kinh nghiệm:
Thưa anh,
Nếu cán bộ hỏi anh:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
Hai câu trên của ai? Anh trả lời liền, anh đã sai, anh nói của Nguyễn Du, hai lần sai, sai lần sau to lớn hơn lần trước, người ta phê anh kém là đúng quá rồi.
Đây, tôi chia xẻ với anh chút kinh nghiệm. Trước bất cứ một câu hỏi của cán bộ, anh phải chia làm ba giai đoạn, giai đoạn 1 suy nghĩ, giai đoạn 2 nghiên cứu, câu giờ, lắng nghe cán bộ hướng dẫn, giai đoạn 3 trả lời. Dù biết hay không cũng phải giữ đúng 3 giai đoạn, đa phần (về chuyện học hành, sách vở, kiến thức) trả lời không biết cán bộ khoái lắm.
Có lần cán bộ hỏi tôi hai câu đó đó, tôi áp dụng đúng 3 giai đoạn, cuối cùng đáp:
Hai câu trên của bác Hồ! Cán bộ sướng rêm người, kết quả tôi được đề bạt tù nhân xuất sắc và tiên tiến. Sau đó một thằng bạn tù trợn mắt hỏi: Sao mầy ăn nói ngược ngạo vậy? Hai câu nớ của cụ Tiên Điền, Nguyễn Du mà!
Tôi đáp: Mầy mới là thằng ngu, ngu truyền thống luôn, mầy đem cái biết, nói với đứa không biết, ích chi, thú vị gì? Đầy đường, đầy sá nhan nhản khẩu hiệu, chúng nó nói của bác, mầy có dư hơi ra mà cãi, tau bất biết “thằng” nào làm trước, hễ bác muốn xí phần, tau tấp hết cho bác, chắc cú.
“Trí tuệ” và kinh nghiệm đầy mình, nhưng có lần bị tổ trác anh ơi, tôi kể anh nghe để làm “bài học”. Một lần học tập chính trị, trời bất dung chi đảng, hôm ấy tôi ngồi hàng đầu, mới hơn chín giờ đêm chớ mấy, thế mà hai con mắt mất dạy cứ riu ríu muốn khép đôi bờ mi, ác chết đi được, phải chi nó chịu ngủ luôn đỡ biết mấy, anh hỉ? Mắt khép nhưng hai cái lỗ tai nghe rõ mồn một, cán bộ Phạm Hanh giảng rằng: “Hội nghị Diên Hồng Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo” bất giác tôi cười hố hố, hội trường im phăng phắc, cán bộ Hanh bảo: Thằng kia đứng dậy, ông hỏi: Có phải Hội Nghị Diên Hồng, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo không? Tôi đáp: Dạ phải! Phải sao mầy cười? Thưa cán bộ tự nhiên có con chi nó bò vô háng nhột quá, chịu hết xiết, em… cười!
Ông Hanh sai cán bộ Hinh dắt tôi ra góc khuất, tụt quần khám xét có đúng không? Ông Hinh đưa tôi ra góc tối, hỏi: Chuyện gì anh cười to thế? Thưa cán bộ, con gì chui vô háng thiệt mà! Chớ Hội Nghị Diên Hồng, Nguyễn Trãi viết BNĐC, có gì mà cười!? Giờ còn trong ấy không? Hết rồi, chắc trên đường đi ra đây nó rớt mất, thôi ta vào, ông Hanh cũng làm lơ, vì Diên Hồng, Nguyễn Trãi đối với cán bộ chẳng có lý cớ gì để cười, may quá.
Sáng hôm sau đi lao động, thằng bạn ngu truyền thống, nhìn tôi cười mỉm mỉm, giờ giải lao hắn kề tai nói nhỏ: Linh hồn cụ Tiên Điền về cảnh cáo mi đó, tôi nói: Cục cứt, Hồ Chí Minh, đảng CS ăn cắp ý tưởng, văn chương của người ta trắng trợn, cướp của giết người như ngóe, cụ không phạt tụi nó, nỡ nào cụ ăn hiếp thân tau tội tù, cụ thương tau không hết, chỉ có mi ngu ngu mới nghĩ như rứa thôi.
Này anh Lý, tôi nói nhỏ điều này: Tụi Cộng Sản bảo thân nhân động viên, giáo dục anh, tôi tương kế nó, tựu kế mình. Cốt sao được gần anh, may ra kế này mà thành, tôi được ôm anh và nói rằng:
“Con yêu kính cha lắm, hằng nguyện cầu ơn trên ban cho cha dồi dào sức khỏe, ý chí hùng cường tranh đấu với bạo quyền đến hơi thở cuối cùng. Còn chuyện giáo dục í à, giáo cái mả mẹ chúng nó, con đâu dám. Từ tấm bé chân đất trên ruộng đồng con đã được hưởng một nền giáo dục tử tế, con đâu có phải như cái đám hột vịt lộn CS nói ngược, con kính yêu cha lắm lắm. Xin cha cầu nguyện cho con nghe, lạy trời may chi con phỉnh phờ được tụi nó phen này, Cha yên chí, khi thấy bọn nó chê Cha kém, chúng con mừng vui. Bởi phường bất lương vô lại mà khen Cha, thì nhục chết…”
Thôi, xin chào anh Lý, chúc anh sức khỏe, phấn đấu học tập tốt, hưởng được mọi sự khoan hồng của đảng và nhà nước.
Ông Bút
Ông Bút
Chào anh Lý!
Tuần trước đọc trên mạng, thấy anh còn ở trại giam Nam Hà, tôi ngạc nhiên quá đỗi, tưởng đâu anh ra tù lâu rồi chớ! Vì từ cái dạo họ bụm miệng anh tới nay, chẳng nhớ mấy năm, nhưng cơ hồ lâu lắc lâu đế, ai có ngờ anh vẫn ở trong nớ. Nay ngạc nhiên hơn với bút phê: Kém, và họ cần thân nhân, gia đình “động viên, giáo dục anh Lý”.
Tuy không phải thân nhân, hàng họ gì với anh, (có cũng không dám nhận!) song nghĩ rằng gia đình anh, chẳng ai kham nổi việc này, nên tôi làm choàng.
Thưa anh: Nếu trong trại giam người ta đưa tin anh thiếu ăn, hoặc mùa đông cần thêm áo len mặc ấm, tôi sẽ gởi cho anh, nhưng không, ở đây Đại tá Nguyễn Ngọc Phú không đề cập tới chuyện vật chất tế toái nhỏ mọn ấy, chắc anh đang ăn no, mặc đẹp! Trong giấy chỉ yêu cầu: “động viên, giáo dục” anh mà thôi. Vì thế tôi sẵn sàng, trước giúp anh tiến bộ, sau làm đúng yêu cầu của trại giam.
Lẽ ra nhà nước phải sắp chữ giáo dục trước, sau đó mới động viên, vì phải giáo dục cho anh đã thông tư tưởng, tư tưởng thông rồi, thì động viên sơ sơ cũng đưa tới kết quả khả quan, nhà nước bảo động viên trước, rồi mới tới giáo dục, tôi thấy khó kinh khủng. Vả lại anh bị tù cải tạo vì chống lại nhà nước độc đảng, độc tài, đòi tự do – dân chủ, điều này thuộc hành vi chính trị; phải chi anh tham nhũng tiền của giáo xứ, anh bán giáo xứ Nguyệt Biều cho tụi Tàu khai thác Bô Xít thì tôi động viên, giáo dục anh dễ ẹt. Còn nói về tri thức, tôi mà đi giáo dục anh! quả chuyện ngược đời, trái khoáy. Nhưng tánh tôi, hễ nhận giúp ai làm tới nơi, tơi chốn, cho dù khó khăn trăm, vạn lần.
Vậy giúp cái gì? Tôi đưa ra vài sự kiện của bản thân, kể lại cho anh nghe thuở ấu thơ của tôi, từ đó anh chiêm nghiệm, rút tỉa những lẽ sống, đặng tiến bộ. Hy vọng năm tới, trại giam sẽ có nhiều lời phê tốt đẹp về anh, hay chí ít không còn kém nữa.
Anh biết hồi nhỏ tôi làm gì không? Tui chăn trâu! Cả làng tôi con nít khi biết thả diều, cha mẹ trao ngay cái dây thừng mũi trâu, có đứa bé tí tẹo, muốn leo lên lưng trâu phải dắt nó kè theo bờ ruộng, rồi phóc lên. Thời gian này, đầu thập niên 1960, anh thấy đó trong Nam tuổi thơ tụi tui bù lem, bù luốc, ngoài Bắc trẻ em được bác Hồ, bác Tôn, nâng niu ôm hôn thơm như múi mít chín. Trẻ em được quyền tố giác cha mẹ bóc lột, được đảng nâng đỡ, hướng dẫn tố giác. Trong miền Nam tụi tui chỉ biết cúi đầu làm tôi đòi, làm nô lệ, bởi cái văn hóa ủy mị, cái đạo lý dân tộc, nó tiêm nhiễm từ bao giờ. Đã thế còn có người chế ra bản nhạc, dụ khỉ con nít ăn cứt gà “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chơ chơ… chớ” chăn trâu sướng? Sao không ai làm “bằng giả” chăn trâu? Không ai bỏ ra trăm triệu “chạy chức” chăn trâu? Đúng là thứ văn hóa láo khóet, đồi trụy đến cực ác!
Ở trong Nam, tụi tui cũng thèm nụ hôn của ông Diệm, nhưng chớ hề, mơ cũng không thấy!
Nói đến chính trị, cần có sự so sánh, anh nhìn hai bức tranh, để kết luận chế độ nào tốt hơn?
Hồi nhỏ làng tôi chưa có chùa chiền, nhà thờ, thỉnh thoảng ông Sư đi qua đường làng, lũ trẻ chúng tôi, giống như bị dòng điện chạy qua người, tự động tụt xuống khỏi lưng trâu, lột cái nón cời trên đầu, đứng khép nép: “Con chào thầy”, nhiều khi láu táu chân đạp gai đau điếng, cũng ráng chịu, những lúc như thế ông Sư hình như cố tình đi chậm hơn, đợi cho ổng đi khuất, chạy vội tới bờ ruộng, ngồi xuống kêu chúng bạn khượi gai ra. Ông Mục Sư, ông Cha đạo cũng từng qua đây, ông thầy giáo làng, người lớn tuổi, chúng tôi cũng chào kính như vậy. Mười lăm năm sau, giật mình thấy tuyên ngôn độc lập nói rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.” Hỡi ơi, mình đã ngu thì chớ, con trâu còn ngu hơn, thường có kẻ lạ đến gần, nó khịt, nó bán, nó húc người ta, nhưng với những bậc tu hành nó ngoan một phép, ông Sư, ông Mục Sư, ông Cha đạo tới gần nó ngưng cạp cỏ, đợi khi khuất bóng, tiếng rột roạt mới tiếp tục…
Đến chừng lớn “khôn” biết kiểm điểm, biết rà soát lại thân mình, chẳng biết cái văn hóa, đạo đức ủy mị của Diệm Nhu, nó đột nhập vào người mình từ lúc nào!? Giá như hôm nay quay lại thời thời thơ ấu, cứ chễm chệ ngồi cao trên lưng trâu, tội đếch gì phải tụt xuống chớ, cái nón cời tội tình chi phải lột xuống, cứ ngồi trên đó và:
Hê hê hê chào anh Lý!
Hê hê hê chào anh Độ!
Hê hê hê chào anh Chính!
Ôi chao thú vị, bác, đảng, cách mạng nâng tầm mình lên cao bằng zời!
Đâu có cái màn: “Con chào thầy, con chào Mục Sư, con chào Cha”. Quái đản cho xã hội, kỳ quặc thời tuổi thơ ủy mị, cha mẹ chưa dạy, trường lớp chưa kịp tới, hễ thấy người lớn đi qua, chẳng đứa nào ra lệnh, cứ như điện giựt, đồng loạt tụt xuống lưng trâu, lột nón cời “con chào, con chào…” Chưa hết! có lần tình cờ đàn trâu đi qua trường lợp tranh, chỉ có 2 lớp, gọi là hương trường Phú Cốc, gặp chào cờ! Cũng thế, tụt khỏi lưng trâu, lột nón cời, thời may mấy con trâu đứng yên nép mình, chỉ mỗi cái tội nó dí mõm vào nách thở khò khè, nhột thấy bà cố, cắn răng đứng nghiêm, chao ơi lần đầu tiên chào cờ: Nầy công dân ơi…, lá cờ từ từ dưới chân trụ lên đỉnh lâu lắc, tựa như lên trời xanh.
Anh Lý! Anh thấy đó chế độ tự do cũng có những điều ràng buộc, cái dây vô hình, nhưng buộc trói Thiếu Nhi chúng tôi hết sức tinh vi và chặt chịa. Tiếc thật một thời tuổi thơ đã đi qua, nơi đồng quê yên ả. Mọi sự đã đổi thay theo cách mạng, mong anh chấp nhận và ráng sống.
Người ta phê anh “kém”, phê khơi khơi như vậy, tôi đoán anh “học tập kém.” Tôi ngạc nhiên nhứt điểm này đó anh. Bởi anh sinh năm 1946, anh học Linh Mục, chắc chắn anh đã có tú tài phần một, tú tài phần hai, thời của anh có được hai bằng này thôi, đã vinh dự lắm rồi, chưa dừng ở đây, tiếp tục học tới Linh Mục, kiến thức như thế, mà bị phê kém, làm sao không ngạc nhiên cho được?
Người dạy anh là ai? Tất cả đều xuất thân từ giai cấp, họ từng ở đợ, cày thuê, cuốc mướn, thụt ống bể lò rèn. Chắc chắn họ không dạy anh: Tích phân, quỹ tích, hàm số, hình học không gian, tân toán học v.v… tỷ như có dạy, chắc anh không đến nỗi kém. Vậy người ta dạy cái thứ gì mà anh học không vô, tôi không hình dung nổi, tôi viết vài mẩu chuyện, để anh rút kinh nghiệm:
Thưa anh,
Nếu cán bộ hỏi anh:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
Hai câu trên của ai? Anh trả lời liền, anh đã sai, anh nói của Nguyễn Du, hai lần sai, sai lần sau to lớn hơn lần trước, người ta phê anh kém là đúng quá rồi.
Đây, tôi chia xẻ với anh chút kinh nghiệm. Trước bất cứ một câu hỏi của cán bộ, anh phải chia làm ba giai đoạn, giai đoạn 1 suy nghĩ, giai đoạn 2 nghiên cứu, câu giờ, lắng nghe cán bộ hướng dẫn, giai đoạn 3 trả lời. Dù biết hay không cũng phải giữ đúng 3 giai đoạn, đa phần (về chuyện học hành, sách vở, kiến thức) trả lời không biết cán bộ khoái lắm.
Có lần cán bộ hỏi tôi hai câu đó đó, tôi áp dụng đúng 3 giai đoạn, cuối cùng đáp:
Hai câu trên của bác Hồ! Cán bộ sướng rêm người, kết quả tôi được đề bạt tù nhân xuất sắc và tiên tiến. Sau đó một thằng bạn tù trợn mắt hỏi: Sao mầy ăn nói ngược ngạo vậy? Hai câu nớ của cụ Tiên Điền, Nguyễn Du mà!
Tôi đáp: Mầy mới là thằng ngu, ngu truyền thống luôn, mầy đem cái biết, nói với đứa không biết, ích chi, thú vị gì? Đầy đường, đầy sá nhan nhản khẩu hiệu, chúng nó nói của bác, mầy có dư hơi ra mà cãi, tau bất biết “thằng” nào làm trước, hễ bác muốn xí phần, tau tấp hết cho bác, chắc cú.
“Trí tuệ” và kinh nghiệm đầy mình, nhưng có lần bị tổ trác anh ơi, tôi kể anh nghe để làm “bài học”. Một lần học tập chính trị, trời bất dung chi đảng, hôm ấy tôi ngồi hàng đầu, mới hơn chín giờ đêm chớ mấy, thế mà hai con mắt mất dạy cứ riu ríu muốn khép đôi bờ mi, ác chết đi được, phải chi nó chịu ngủ luôn đỡ biết mấy, anh hỉ? Mắt khép nhưng hai cái lỗ tai nghe rõ mồn một, cán bộ Phạm Hanh giảng rằng: “Hội nghị Diên Hồng Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo” bất giác tôi cười hố hố, hội trường im phăng phắc, cán bộ Hanh bảo: Thằng kia đứng dậy, ông hỏi: Có phải Hội Nghị Diên Hồng, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo không? Tôi đáp: Dạ phải! Phải sao mầy cười? Thưa cán bộ tự nhiên có con chi nó bò vô háng nhột quá, chịu hết xiết, em… cười!
Ông Hanh sai cán bộ Hinh dắt tôi ra góc khuất, tụt quần khám xét có đúng không? Ông Hinh đưa tôi ra góc tối, hỏi: Chuyện gì anh cười to thế? Thưa cán bộ, con gì chui vô háng thiệt mà! Chớ Hội Nghị Diên Hồng, Nguyễn Trãi viết BNĐC, có gì mà cười!? Giờ còn trong ấy không? Hết rồi, chắc trên đường đi ra đây nó rớt mất, thôi ta vào, ông Hanh cũng làm lơ, vì Diên Hồng, Nguyễn Trãi đối với cán bộ chẳng có lý cớ gì để cười, may quá.
Sáng hôm sau đi lao động, thằng bạn ngu truyền thống, nhìn tôi cười mỉm mỉm, giờ giải lao hắn kề tai nói nhỏ: Linh hồn cụ Tiên Điền về cảnh cáo mi đó, tôi nói: Cục cứt, Hồ Chí Minh, đảng CS ăn cắp ý tưởng, văn chương của người ta trắng trợn, cướp của giết người như ngóe, cụ không phạt tụi nó, nỡ nào cụ ăn hiếp thân tau tội tù, cụ thương tau không hết, chỉ có mi ngu ngu mới nghĩ như rứa thôi.
Này anh Lý, tôi nói nhỏ điều này: Tụi Cộng Sản bảo thân nhân động viên, giáo dục anh, tôi tương kế nó, tựu kế mình. Cốt sao được gần anh, may ra kế này mà thành, tôi được ôm anh và nói rằng:
“Con yêu kính cha lắm, hằng nguyện cầu ơn trên ban cho cha dồi dào sức khỏe, ý chí hùng cường tranh đấu với bạo quyền đến hơi thở cuối cùng. Còn chuyện giáo dục í à, giáo cái mả mẹ chúng nó, con đâu dám. Từ tấm bé chân đất trên ruộng đồng con đã được hưởng một nền giáo dục tử tế, con đâu có phải như cái đám hột vịt lộn CS nói ngược, con kính yêu cha lắm lắm. Xin cha cầu nguyện cho con nghe, lạy trời may chi con phỉnh phờ được tụi nó phen này, Cha yên chí, khi thấy bọn nó chê Cha kém, chúng con mừng vui. Bởi phường bất lương vô lại mà khen Cha, thì nhục chết…”
Thôi, xin chào anh Lý, chúc anh sức khỏe, phấn đấu học tập tốt, hưởng được mọi sự khoan hồng của đảng và nhà nước.
Ông Bút