Post by Hồn Nước on Dec 22, 2014 12:42:31 GMT -5
Ông Bút
(Kính gởi thầy Nguyễn Tri Quế, sẽ đăng trên Hồn Nước 223, ngày 27/12/2014& HN.O, date Dec 20 /2014)
_____________________________________________________________
Có một câu nói rằng: “Kỷ niệm, là chiếc gối êm ả của tuổi già.” Năm nay 61 tuổi, không biết tôi đã già chưa? Nhưng 5, 6 năm trở lại đây, tôi thường nhớ về ngày thơ ấu của mình, thỉnh thoảng trong giấc mơ, hay gặp lại những hình ảnh nghịch phá thuở học trò, ở Hội An.
Năm 2009, lúc mẹ tôi còn sống, tôi gọi phone về hỏi:
“Mẹ ơi, hồi nhỏ con học với thầy Túc, con không thấy nhà mình trả cái gì cho thầy, là sao mẹ?”
Mẹ tôi nói: Có gì đâu mà trả, con. Chỉ tới tết Đoan Ngọ, tết Nguyên Đán mới đem qùa biếu thầy, chứ không có trả gì hết. Lẽ ra trong câu hỏi dùng chữ tiền học phí, nó rõ nghĩa hơn, nhưng quê tôi sau thập niên 1960, tiền vẫn chưa phổ thông, chỉ dùng lúa, gạo trao đổi là chính.
Một kỷ niệm về ông thầy đầu đời.
Một hôm, sắp tới tết Mùng Năm, tháng Năm (Đoan Ngọ) đang say mê bắn bi, mẹ tôi gọi vào, mẹ tôi tắm gội cho tôi sạch sẽ, thay quần áo mới, chỉ vào trong chiếc thúng, mẹ tôi nói: Tất cả những thứ bên trong, là lễ vật biếu thầy, khi tới nhà thầy, mẹ sẽ nói lời thăm hỏi, sau đó mẹ ra dấu bằng mắt, con đi xuống nhà bếp, thưa mượn 6 cái đĩa, một cái khay. Mẹ tôi gằn thêm câu chót: Nhớ phải lễ phép, không được tung tăng.
Lần đầu tiên, được đến nhà thầy, cảm thấy lạ lạ, vui vui, lon ton chạy theo mẹ, lội qua con sông cạn, nước trong veo, toàn đá mát rượi, nên có tên Sông Đá Giăng, qua khỏi sông, vượt qua cánh rừng thưa, đồng ruộng bé nhỏ hiện ra trước mặt, chợt tôi hét toáng lên:
Mẹ ơi thầy đang cày ruộng, thầy đang cày ruộng, mẹ ơi thầy đang….nhanh như chớp, đặt chiếc thúng xuống bờ ruộng, quay lại tôi ôm chặt tôi vào lòng, bụm miệng tôi lại, và nói rất nhỏ, nhưng đầy chất thép: Con không được hỗn!
Vì qúa ngột ngạt, tôi lách mặt khỏi lòng mẹ, nên kịp thấy, bóng thầy tôi lủi mất dạng vào rừng sim, những cành sim sột soạt lay động, khi trời tháng Năm, miền Trung nắng nóng và đứng gió.
Dù còn rất bé, nhưng tôi đã cảm thấy hình ảnh của người thầy, cao sang hơn người cày ruộng. Cái “cảm thấy” thời nhỏ dại chông chênh và có vẻ thiếu ổn định, vòng tay được nới rộng, bàn tay mềm mại vuốt tóc, mẹ tôi dặn: Nghề nào cũng quý cả, con biết không? Nhớ phải kính trọng thầy, cho dù ông thầy của mình làm nghề gì, cũng vẫn là ông thầy.
Một thằng nhóc, thấy cày ruộng, nói cày ruộng, nhưng nó không đơn giản vì đã có manh nha sang hèn, giữa lằn ranh ông thầy và người cày ruộng, nên lời mẹ dạy đã ăn nhập từ thuở bé.
Thời xưa ấy, ở quê tôi chưa có lớp Mẫu Giáo, chỉ có lớp Vỡ Lòng, gộp chung lớp Một, đến lớp thầy ra chữ, tập đọc, tập viết, thầy Thai Túc đã dạy tôi lớp Vỡ Lòng như thế. Đến khi chúng tôi lên lớp Hai, thầy Túc cũng theo học trò lên lớp Hai, ở xã mời thầy Hùng dạy lớp Một.
Ngôi trường bằng tranh, vách ván, nền đất, chỉ có lớp Một và lớp Hai, đầu hồi treo chiếc trống bịt da trâu, giữa sân trường có cột cờ bằng tre. Mỗi sáng trước khi vào lớp chào quốc kỳ, buổi chiều tan trường làm lễ hạ quốc kỳ, trước khi ra về, chúng tôi thuộc lòng quốc ca VNCH, từ nhỏ.
Năm 1965, quê tôi bị Việt Cộng chiếm, Việt Cộng bắt tất cả 65 người, gồm nhân viên xã ấp, thầy thuốc Bắc, trong đó có ông thầy đầu đời của tôi, thầy Thai Túc. Nửa thế kỷ đã trôi qua, những người làng xóm thân yêu, và thầy tôi có đi mà không có về. Năm 1965, nhà tôi chạy giặc, tỵ nạn Cộng Sản ở tại Hội An. Đến đời tôi, cả thảy 14 đời chắt chiu sự nghiệp, kể từ ông tổ xuất xứ đi từ Nghệ An vào Quảng Nam lập nghiệp, bỗng chốc trở thành trắng tay, qua một đêm Cộng Sản tràn về.
Thời VNCH sở dĩ bộ Quốc Gia Giáo Dục, ra lệnh học trò phải mặc đồng phục, áo trắng quần xanh, để không phân biệt giàu nghèo, để hòa đồng trong học đường. Khổ nỗi chỉ giống nhau ở màu xanh trắng, bởi vải có thứ vải tốt, vải xấu, tiệm may có tiệm sang và bình dân! Nên mặc cảm trong tôi, đứa học trò nghèo với đám bạn bè phố thị vẫn âm ỉ, chiếc áo trắng sờn bâu, chiếc quần xanh mòn trắng hai mông!
Nhưng có hơn gì, khi mẹ tôi cũng:
“Mẹ tôi đi chợ tồi tàn
Trên vai áo rách hai hàng nước mưa”!
Nay mình cũng làm cha, làm mẹ, nên hiểu sự mặc cảm của đứa con chỉ có một, sự lo toan và mặc cảm trong cha mẹ, lớn và cao hơn cả triệu lần.
Những lời trên đây, nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu xa, chân thành đối với Bộ Quốc Gia Giáo Dục, từ trên cao ngất, quý vị đã hiểu tỏ tường những mặc cảm của tuổi thơ, trong phạm vi học đường. Những mặc cảm non nớt còn sót lại, tự nó tồn tại khách quan trong xã hội, thánh thần cũng đành chịu.
Biết ơn ông thầy, một tay cày, một tay ra chữ trên bảng đen, biết ơn thầy cô, tốt nghiệp từ những trường Sư Phạm danh tiếng. Biết ơn nhà Sư Thích Tuệ Không, ngụ ở Thánh Thất Cao Đài, vì Sư không ăn chay, chùa mời thầy ra khỏi chùa, thầy dạy xuất sắc nhiều bộ môn, từ Toán, Lý, Anh, Pháp Văn, giỏi luôn về Triết Học, nhờ thầy tôi lỏm bỏm đôi chút triết Đông và Tây.
Biết ơn cha mẹ đã tần tảo nuôi con, trong cảnh khó nghèo, nhín nhịn, mọi vật chất để mong sao con được tới trường.
Thầy Nguyễn Tri Quế.
Dù không học với ông Quế giờ nào, song đạo lý người Việt, tôn sư trọng đạo, thầy còn là thiên chức của xã hội, trước kia thầy cô dạy tôi, có người chỉ hơn tôi chừng năm, sáu tuổi, sau ba, bốn thập niên gặp lại, cái già của tôi muốn vượt trội các thầy cô, thầy trò dắt nhau đi chơi, người đời không biết ai thầy của ai! Có thầy cô, thấy tôi già qúa, họ biểu “thôi gọi bằng anh, hoặc chị cho thân mật,” tôi không dám thân mật theo kiểu “gần chùa gọi Phật bằng anh.”
Thầy Quế sinh trước tôi những hơn hai chục năm, thời thầy Quế đậu tú tài, sau đó tốt nghiệp sư phạm. Thiết nghĩ sự kiện này làm hiển hách không chỉ riêng cho thầy và cả gia đình, có khi người làng, người hàng xóm với thầy Quế, cũng thấy hãnh diện và được thơm lây.
Ngày nay các bạn trẻ học tại Mỹ, chương trình học phổ quát, từ trung học tới đại học, giống như trên một mặt phẳng, nên rất khó diễn đạt để các bạn thông cảm, chỉ nói sơ rằng, trước 30/4/1975 trường Sư Phạm Quy Nhơn, đào tạo ra giáo viên cấp một, mỗi năm có trên 3,000 thí sinh thi vào, nhưng sĩ số lấy chừng 300, đằng này ông Quế tốt nghiệp đại học.
Thuở xưa chúng tôi mua được cây bút “máy” cây thước kẽ, cái bảng con size 8 x 11, khó khăn và quý giá hơn nhiều lần, các bạn mua một cái laptop, hoặc Ipad.
Miền Trung, đất cày lên sỏi đá, thiên tai và chiến tranh triền miên, từ hoàng cảnh thực tế như vậy, cha mẹ nuôi con khôn lớn đã gian nan vất vã muôn phần, được vinh hiển như thầy Nguyễn Tri Quế, thuở xưa ấy, nào mấy ai dám mơ!?
Nhưng đó chỉ là ánh hào quang chiếu ra đời, lội ngược ánh hào quang đó, chúng ta thấy toàn những tăm tối bất ngờ và bàng hoàng.
Năm ngoái thầy Quế viết bài xuy bỉ một người đàn bà mù lòa, bà ta lên đài TNT than oán, giữa chừng bà ta không kìm nén được cảm xúc, nên nói nguyên văn:
“Nguyễn Tri Quế, là một thằng chó đẻ.” Sự việc xảy ra qúa đột ngột, Hùng Anh, không kịp ấn nút off. Hùng Anh và nhiều người nghe chương trình hội luận đêm đó, góp ý bác gái không nên quá lời…” Sau chừng nửa giờ, cũng bằng lời xúc động, đầy từ tốn và ăn năn, bác ấy xin lỗi quý vị nghe đài (nhưng không xin lỗi Nguyễn Tri Quế) dĩ nhiên người nghe chương trình hội luận thông cảm ngay, vì thường ngày bác gái trong sinh hoạt CĐ, những phát biểu của bác rất văn hóa, nhã nhặn. Nay lỡ lời, và biết xin lỗi, người nghe đài thỏa mãn.
Đức Khổng Tử chia thế gian làm 3 loại người, loại thứ nhất: Không học cũng biết, loại thứ nhì: Cần phải học mới biết, loại thứ ba: Dù có học cũng không biết.
Ông Nguyễn Tri Quế, viết nhiều bài, thể hiện ông ta ở đẳng cấp cuối cùng, theo sự phân loại của Đức Khổng Tử, thật qúa phí uổng công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô. Đặc biệt cái bằng đạt được của người miền Trung, có chứa rất nhiều vị mặn mồ hôi của đấng sinh thành.
Xét về đạo làm người, ở mức sơ đẳng, khi ngắm thân mình lành lặn, phải biết ơn trời phật, biết ơn mẹ cha, và phải thương yêu người khuyết tật, đằng này ông Quế dùng chữ nghĩa, để xuy bỉ, rồi thân mẫu của ông phải lãnh hậu qủa.
Tại Georgia, hai ban đại diện Cộng Đồng chia rẽ qúa lâu, các bạn trẻ trong giới Thương Gia, đi thuyết phục hợp nhất, ông viết bài vu vạ Cộng Sản, chụp mũ truyền thông hải ngoại là CS, ông Quế viết:
“Năm nay, đẩy mạnh nghị quyết 36, đảng cộng sản VN tài trợ 20 triệu USD để phát triển truyền thông cộng sản hải ngoại và dùng đồng tiền này để triệt hạ cộng đồng “phản động” dự đoán Georgia này cũng xơ múi tròm trèm 2 triệu chia theo tỷ lệ dân số.“.
Theo ông Quế cho biết năm nay, tức là năm 2014, Cộng Sản đã chi 2 chục triệu USD để phát triển truyền thông hải ngoại, tại Georgia theo tỷ lệ dân số xơ múi được 2 triệu USD. Nếu biết được tin mật thế này, xin ông Quế cho tôi biết ai là người đang giữ 2 chục triệu? Vì chỉ còn 10 ngày nữa hết năm rồi, tôi rất lo sợ họ chia như ông nói là hoàn toàn sai, bởi tỷ lệ dân số Georgia gần 60 ngàn người, nếu theo tỷ lệ phải hơn 3 triệu, chứ 2 triệu không đúng. Ông Quế tốt nghiệp đại học sư phạm, viết văn dùng từ sai bét, CS chi cho Georgia 2 triệu, nếu như vậy truyền thông ở đây họ lãnh tiền công, chứ không phải “xơ múi,” xơ múi có nghĩa là ăn bớt, ăn chận. Chưa biết báo đài nào sẽ lãnh tiền của CS, nhưng chắc chắn báo Việttimes, không được một xu mẻ, bởi vì ông Quế rất “tâm đắc” và thường nhắc tới những bài của NTTA, Hoàng Thị Thanh Nga, Võ Ngọc Độ, Nguyễn Thiện Ngôn, Võ Hồng, Đăng Quang vv, đăng trên báo Viêttimes. Dù không được tiền nhưng chắc Viêttimes cũng vui, vì từ nay ông Quế sẽ không còn nói báo VT của Việt Tân, cánh tay nối dài của CS, báo VT vui, đài báo khác cũng rất vui, thay vì 2 triệu phải chia cho 8 tờ báo và 2 đài phát thanh, nay trừ VT ra, còn lại 7 tờ báo, đương nhiên số tiền phải tăng lên, sở dĩ tôi dám nói 2 đài với 8 tờ báo được chia tiền, vì “Người Việt Quốc Gia” chưa có báo, đài.
Các bạn đồng nghiệp ơi, hãy vui lên, chỉ còn 10 ngày nữa tiền vô như thác lũ, ấy chà, vui chưa lâu, lại phải lo, không biết tụi nó trả tiền mặt, hay check? Để phone hỏi Thiên Đạt, Anh Cao, Minh Hải, Cường Khai Thuế, họ có chịu “tận tâm – uy tín – kín đáo” không đây, tìm hiểu ai “kín đáo” nhất mình mới khai, chẳng sợ ai, vì tiền vô hơn 2 trăm ngàn, đóng thuế vài chục ngàn nhằm gì, chỉ sợ vợ cưỡng chế, thì không còn tiền để tiêu hoang, mấy ông khai thuế làm ơn nói giùm Hồn Nước, chỉ có một trăm ngàn thôi đó!
Tương tự như vậy, ngày 19 tháng 1 năm 2012 báo Hồn Nước đăng bài:
“Tâm thư, Kính gởi qúy thương gia nghiệp chủ” tự đầu đề của bài, đã cho thấy tính đàng hoàng, nội dung đặt vấn đề chững chạc, văn phong khiêm cung, sao ông bảo báo Hồn Nước “quậy”?
Cũng trên bài viết này ông Quế nói “Có bằng chứng Nguyễn Mậu Hiệp là Công An Cộng Sản,” Nói như ông, đồng hương ở Georgia này mù hết? 18 năm tôi và gia đình ở đây, họ thừa biết tôi là ai.
Ông cố gắng làm sao để hai CĐ hợp nhất, (ví dụ ông im lặng cũng được) có một ngày bầu cử chung, ông và tôi cùng ứng cử HĐĐB, xem thử ai nhiều phiếu hơn? Ông có đủ can đảm để đối diện sự thật chưa? Hay ông cho rằng hơn năm chục ngàn đồng hương tại Georgia đều là CS, chỉ riêng mình ông, và một nhóm của ông mới là “Người Việt Quốc Gia!?”
Tại sao ông lên án “Thương gia làm chính trị”?
Chính trị tự nghĩa nó không xấu, ngược lại hàm nghĩa rất tốt, vì đám bát nháo “chính trị xôi thịt” đã làm hoen ố ý nghĩa của chính trị, chỉ hoen ố với thiểu số suy nghĩ hời hợt, chính trị đi liền với sự dấn thân, chính trị không hề dành riêng cho bất cứ thành phần nào, ai cũng có quyền làm chính trị.
Ông không biết câu nói bất hủ của triết gia Aristoteles, ư? “Con người là một sinh vật chính trị.” Vậy, thương gia không được phép làm chính trị, với điều kiện họ không phải là con người!!
Càng đọc bài viết của ông, tôi thấy thương đấng sinh thành ra ông, thấy tội nghiệp cho những thầy cô trót dạy ông Nguyễn Tri Quế.
Kết luận: Bài này không có mục đích hơn thua với ông Quế, vì ông thuộc thành phần thứ ba, loại có học cũng không biết, không cần chứng minh “tôi không phải CS,” thông thường người thân của mình, phải biết mình là ai, còn người chưa thân, tạm thời cứ hiểu lầm, mai sau tự tìm ra sự thật, họ sẽ thương mình nhiều hơn.
Chỉ tâm tình với bạn trẻ rằng: Một cây dù sum sê, xanh đậm sắc màu diệp lục tố, trong thân cây vẫn có vài con mối mọt. Một lực sĩ, bắp thịt cuồn cuộn, trong thân thể của họ vẫn có vài vi trùng, vi khuẩn đột nhập. Xưa kia nền Quốc Gia Giáo Dục, trọng về trí dục và Đức dục, tạo cho xã hội những nhân tài lưỡng toàn, đáng kính, nhưng thực tế vẫn có một vài Nguyễn Tri Quế.
Mong các bạn trẻ đừng thất vọng lớp người đi trước, chung quanh các bạn còn rất nhiều Cao Niên sáng suốt, hàm dưỡng đáng kính, đáng học hỏi, bởi vậy mới có câu: “Ước gì tuổi trẻ có kinh nghiệm, và người già có sức khỏe.”
Tôi tin các bạn có đủ phẩm chất, và dũng khí để biến điều ước chân chính, thành hiện thực, và phát triển Cộng Đồng, như hoài bảo từng ấp ủ.
Ông Bút.
Bài số tới Hồn Nước # 224: Phân tích sự hiện diện đảng phái trong Xã hội, Cộng Đồng.
(Bài báo rất khách quan, chắc chắn bị oán thù, nhưng giúp tuổi trẻ và Cộng Đồng, thoát khỏi vòng kềm tỏa của các đảng, bài sẽ điểm danh từng người trong cuộc họp vừa qua.)