Post by Hồn Nước on Apr 29, 2015 9:37:50 GMT -5
Không thích bà Đào Nương. Nhưng không muốn người Quốc Gia thua trong cô đơn.
Ông Bút
Làm báo là nghiệp dĩ:
Gần mười năm viết và làm báo, (dở như hạch) đôi lúc cũng chua chát và xót xa, rồi tự hỏi: Vì sao mình lại lọt vào con đường gian truân này? Từ câu hỏi, hồi tưởng nghề này nó vướng vào thân từ…nhỏ. Xuất đi từ sở thích môn thuyết trình, mới đầu đại diện cho nhóm, cho lớp, cho toàn trường. (bây giờ còn giữ kỷ niệm bằng khen, trường Trần Quý Cáp, do ông Phạm Phú Hưu ký giải hùng biện, do liên trường trung học toàn tỉnh tổ chức) Nhờ nói nhiều bạn bè biết tiếng, bầu cho chức báo tường, mỗi độ hè về.
Nguyễn Mậu Hiệp – Thời chinh chiến
Học xong giai đoạn quân sự, ở trung tâm Phi Dũng, Nha Trang. Bạn bè xúi làm kỷ yếu, đặc san, chúng nó cũng tống mình lên chức chủ bút.
Giữa mùa Thu 1996, được tỵ nạn tại Hoa Kỳ, nhận một căn hộ, trong chung cư, tại Washington DC, căn hộ ở đây bé nhỏ, chỉ có 1 phòng ngủ, bên trái restroom. bên phải phòng nấu ăn. Ngày đầu, phần khác múi giờ, phần muốn tận hưởng không khí tự do, khi thoát được chế độ CS, nên không ngủ, không ngủ tay chân táy máy. Nấu mì tôm ăn chán chê, đi lục lọi khắp nhà, chẳng biết lục cái thứ gì! Nhà mới nhận sạch bóng, hạt bụi cũng không có, thế mà có! Bất ngờ một chồng báo Việt ngữ, được ràng ngay ngắn, cao chừng nửa gang tay, bỏ tuốt tầng trên cùng, trong góc tủ kitchen cabinet, đem xuống đọc tới sáng vừa hết. Quay ra viết bài gởi báo Phố Nhỏ.(còn giữ báo kỷ niệm) Cứ tưởng mới qua, những gì mình biết, hải ngoại mù tịt, nên lấy bút hiệu Nguyễn Tân Phong, nhìn tới, nhìn lui thấy “cái tư duy” của mình chẳng mới cái khỉ khô gì. Nhớ lại trong Cổ Học Tinh Hoa, có điển tích Cổ Bật, nên chọn tên Ông Bút, sướng qúa! Về sau viết bài gởi đăng Con Ong bên Texas, báo Chính Nghĩa, Thế Hệ Mới, Atlanta. Năm 2005 tự ra báo Hồn Nước (!)
Ở Washington DC, chừng 3 tháng (dọn) về Atlanta, tại đây đầu tiên đọc tờ Sài Gòn Nhỏ. Ba mẹ tôi sinh năm người con, tôi con thứ ba, chẳng biết do đâu, tôi có phận sự mỗi buổi chiều đạp xe xuống sạp báo đường Lê Lợi – Hội An, mua một tờ Chính Luận, điều chi mỗi ngày phải như vậy, trước khi đem tờ CL về nhà, tôi đọc tất tần tật những tờ báo bày bán trên sạp, nào: Đuốc Nhà Nam, Ngôn Luận, Tuổi Hoa vv…
Khi đọc Sài Gòn Nhỏ, tôi thấy nó có cái “gu” tổng hợp báo thời VNCH, thích qúa chừng, thích nhất những bài viết của ông Tú Gàn, và ông già Phan Đăng Lưu. (Công Tử Hà Đông, ông này hay viết về nhà tù PĐL, tôi đặt tên như vậy) Từ nhỏ chuộng lối văn nghị luận, tôi học được ở ông Tú Gàn và Luật Sư Nguyễn Văn Chức, có lối hành văn chắc như núi, sắc như kiếm, mạnh như phong ba bão táp.
Còn bà Đào Nương?
Thông thường viết về ai, phải biết sơ sơ tiểu sử người đó, tôi thật sự biết qúa ít về bà. Đại khái tên thật Huỳnh Thụy Châu, vợ của nhà thơ trứ danh Du Tử Lê, hình như họ chia tay năm 1986 (?) Hoàng Dược Thảo cũng là bút hiệu, song với bút hiệu này chỉ thiên về truyện, văn, thơ. Từ 1989 mới có bút hiệu Đào Nương, trên SGN. Như đã nói tôi rất mến mộ SGN, thời gian chừng 12 năm, tôi lưu giữ không thiếu 1 tờ, sắp xếp đúng thứ tự mỗi số, nhưng về sau cũng làm báo, mỗi tuần giữ lại vài tờ Hồn Nước, thì kho nào chứa xuể, tôi đành giữ lại rất ít SGN, mới đầu làm báo tôi vẫn là độc giả SGN, chừng 5, 6 năm trở lại đây tôi say mê viết trên mạng (Dân Làm Báo, Đàn Chim Việt, Nam Úc Tuần Báo vv…) không còn thì giờ xem SGN.
Vì vậy tôi không rõ chuyện xãy ra giữa SGN và báo gì ấy, báo bỏ cờ VNCH vào chậu rửa chân, rồi bao nhiêu bài viết khác. Khiến bà Đào Nương xuống tay.
Bà Hoàng Dược Thảo (nguồn Chinh Nghia.com)
Tôi khâm phục bà, người phụ nữ không chồng, tạo được cơ ngơi thật đồ sộ, tuần báo SGN có mặt hầu hết những nơi đông đảo đồng hương sinh sống, đã là điều tài ba, bà chinh phục nhiều tướng tài, (văn) cây viết tên tuổi về với SGN, đành rằng có thể do nhuận bút, nhưng theo suy đoán chỉ là tượng trưng, điều họ mến phục để cọng tác, đó mới là ưu điểm của người cáng đáng, “người đứng mũi chịu sào.” Ngoài ra bà còn xây dựng được nhà in, nghe đâu vốn bạc triệu. Quả là một phụ nữ rất hiếm có.
Nhưng!
Bà Đào Nương/SGN ví như đơn vị tác chiến vô kỷ luật, mở trận địa bất kể đối phương, hình như “ngứa” là nổ, nổ để người ta chen chân tìm SGN, để tên tuổi Đào Nương bềnh bồng lên mây xanh, cái tên Đào Nương, đã cho người đời hình dung sự dữ dằn, văn phong của riêng bà cũng khó tả được rõ nét, cách phiếm nhiều khi cũng không thể cười, vì có tính nghiêm nghị, chen lẫn hung hãn. Thực ra ít ai ngờ bà hay cả thẹn, ít xuất hiện trước đám đông, tính tình hiền lành.
Kể từ khi ông Tú Gàn thôi viết trên SGN, tay viết Đào Nương mới dần dần xuất sắc, trước đó thuộc loại….thường.
Thông thường viết đã kích, nhiều khi cái sai trái thuộc về thần tượng của cộng đồng, người viết phải “kiêng” phải làm lơ, nhưng với Đào Nường thì không! Chưa thấy Đào Nương lần nào, nhưng tôi đoán bà này chất tố nữ bị thiếu, hay là hơi bị thiếu! Ví dụ: Mấy năm trước bà đụng với Trúc Hồ, mới đầu thấy chán ghét “cái con mẹ Đào Nương,” cách đây vài tháng nghe Trúc Hồ do đài TNT/Atlanta phát lại, ngẫm nghĩ thấy bà ta cũng có lý.
Trường hợp tội nghiệp nhất nhà thơ, nhà văn Nguyễn Chí Thiện, tôi gối đầu sách NCT, tôi thấy thương và nễ phục ông, một con người gan, thép dưới nanh vuốt CS, một con người sờ sờ ra đó mà Đào Nương bảo rằng NCT giả, thơ văn ăn cắp? Xin hỏi ăn cắp của ai? Chủ nhân đích thực sao không lên tiếng? Nếu đã chết họ còn con cháu, người thân, bạn bè, chẳng lẽ họ câm điếc cả? Tôi đọc vài bài Đào Nương viết về ông Nguyễn Chí Thiện, ngao ngán qúa, nuốt không trôi.
Ông Nguyễn Chí Thiện (nguồn Chinh Nghia.com)
Tôi rất ngưỡng mộ thơ, văn Nguyễn Chí Thiện, định sẽ mời ông đến Atlanta một lần, chưa có cơ hội, sức khỏe ông yếu dần, rồi qua đời. Nhân đây thành kính tưởng niệm ông bằng nén nhang lòng. Nguyện cầu linh hồn ông thanh thản chốn vô ưu. Thương tiếc ông muôn phần, nhưng cũng mừng cho ông, rời khỏi chốn trần gian chật hẹp này!
Trừ những bậc chân tu, còn lại người phàm, ai tránh được những sai phạm, khuyết điểm, bà Đào Nương không biệt lệ. Đặc biệt với cái nghiệp làm báo này, chỉ tính bình quân 15 năm, khắp nơi SGN cống hiến cho độc giả biết bao nhiêu tâm tình và công sức, chắc lọc trong đó không thiếu những tinh túy về văn hóa, những bài xuất sắc về điều hướng chính trị, về sinh hoạt cộng đồng.
Một quân nhân, một đơn vị thiện chiến, khi vi phạm kỷ luật, cấp trên cũng châm chước, không thể xử như một quân nhân, một đơn vị xoàng.
Đồng hương, độc giả là thượng cấp của Sài Gòn Nhỏ và toàn thể hệ thống truyền thông hải ngoại. Đành rằng quý vị không ngồi được ngôi vị chánh án, nếu ngồi thằng kia mới “đích danh thủ phạm” chứ đâu phải SGN. SGN đôi khi ngông nghênh. Nhưng nên nhớ đằng nào cũng phe mình. Nhất định là phe mình, để có thêm niềm tin SGN thuộc phe mình, cùng chuyến tuyến, quý vị thấy….Cánh tay nối dài của Việt Cộng viết bài đáng kiếp SGN, một đứa trẻ con cũng dư sức điền vào chỗ trống….cái đảng nào là cánh tay nối dài của Việt Cộng? Ai, tại Atlanta viết bài đáng kiếp SGN? Quý vị đọc rồi nhé!
Chúng nó tung lồng đèn Trung Thu Texas lên tận chân trời mới, mừng Quốc Gia thua cuộc. Mừng như vừa “giải phóng” một cái đồn, của quân lực VNCH, bạn cũng đành lòng như vậy sao?
Thích làm chuyện bao đồng:
Bạn bè chí thân, thường chửi tôi: “Mầy là cái thằng suốt đời làm chuyện bao đồng” 62 tuổi đời, tôi đã làm cả triệu chuyện bao đồng, xin kể vài vụ nghe chơi.
Vụ 1: Thấy bộ đội bị trấn lột, tôi ra tay cứu giúp, mời vào gogle xem bài: “Kỷ niệm về một anh bộ đội”
Vụ 2: Đang đi đường, trời trút cơn mưa, tôi tạt vào hiên nhà máy chà Long Thành, thấy bà nọ cân một tạ rưởi bắp bán cho bà kia, giá 1 đồng 8/ký, bà mua gởi tiền và nói: Trời mưa qúa, tôi đi chợ rồi kêu xe ba gác trở lại lấy bắp, số bắp tạm gởi lại nhà máy chà, bà mua đi mới được năm phút, bà khác tới hỏi: Chị Ngọc có bắp không? Bán em vài tạ, hút mùa em kiếm bắp không ra! Bà ngọc hét giá 2 đồng rưởi/ký, bà kia trả 2 đồng 3, bà Ngọc lôi số bắp đã bán đem ra cân nữa. Tự nhiên tôi nổi hứng làm quan tòa, nói: Đâu có được, bắp này chị đã bán cho người ta, dù bị hớ giá, chị phải đợi người kia trở lại thương lượng, với người mua sau, chứ chị chơi ngang vậy không có được. “Nhân dân” núp mưa dưới hàng hiên nhiệt liệt tán thành, trời còn mưa dai, tôi qua quán cà phê bên cạnh, mấy bà bên nhà máy chà chạy qua trầm trồ: Trời ơi, cậu không biết bà Ngọc à? Bà ấy hỗn trứ danh miệt này…tôi đáp: Tôi đâu có phải chồng của bả, mà phải sợ.
Vụ 3: 15 năm trước, tôi làm ở hãng Bugle Boy, hãng rất lớn mới mở, hiện có 142 công nhân, đang tiếp tục tuyển người. Một hôm 7, 8 cậu người Việt choai choai, đầu xừng, quần tụt, tóc trên đầu như con chó vá, miếng xanh, miếng tím, xăm xăm vào văn phòng xin việc, một hồi trở ra, tôi kêu lại hỏi:
Mấy cháu xin việc được không? Một trong đám trẻ, trả lời cộc lốc: Không.
Tôi hỏi: Các cháu có biết vì sao không được? không (biết)
Tôi vừa nói, vừa móc bóp chứng minh: Đây này, các cháu thấy cách đây hai hôm, chú giới thiệu 2 người vào làm, hãng thưởng chú $200, chú chưa kịp deposit. Hãng đang cần người, mà mấy con ăn mặc, đầu tóc chẳng giống ai, nên ai mà cho các cháu làm, thôi về nghỉ thảng mảng 5, 10 hôm nhuộm tóc đen trở lại, áo quần tề chỉnh, chú tin các con xin được. Mấy đứa trẻ tiu nghĩu bỏ đi, anh đứng cạnh tôi, ông Lữ, người Châu Đốc, trước 75 đại úy Cảnh Sát, anh hích cùi vào sườn tôi và hỏi: Trời ơi, sao ông dám đụng tụi nó? Đáp: Có gì mà không, em coi như con cháu, mình đem lòng thành giải bày, như không thích thì thôi, chứ hề hấn gì phải sợ!?
Ông Lữ, tiếp: Ông có biết tụi nó là ai không?
Đáp: Là ai? Kệ cha nó chứ, mắc mớ gì phải biết?
Hai thằng, trong số đó là con tui đó!
Úi trời ơi, ông Lữ, ông qua line khác mà làm, nói hồi tui nện ông, mang tội bất kính bây giờ. Anh cười hề hề!! Anh rất vui mừng, cảm ơn đã nói thẳng với các cháu.
62 tuổi đời, từng làm hàng triệu việc bao đồng, từng một lần bắt trộm, ngay tại xóm mình đang ở, hắn người nước ngoài, bắt xong chơi cho hai bạt tai, còn bắt nó quỳ nữa! Rồi mới kêu Cảnh Sát, bị Cảnh Sát chửi cho te tua: “Nó ăn trộm, mà tội nhẹ hơn mầy”!! He he, lần khác cũng thằng người nước ngoài, đụng xe bỏ chạy, tôi rượt theo cho bằng được, bất chấp đèn đỏ! Thộp cổ nó, kêu Cảnh Sát, Cảnh Sát chửi tơi bời: “Không phải việc của mầy, mầy mua Insurance để làm gì? Chưa hết, trong xe mầy một vợ 3 đứa con, nếu xãy ra tai nạn, mầy nghĩ sao? Tại sao mầy không call 911, mà phải rượt?” He he.
Tôi khoái làm việc bao đồng, kể dông dài làm gì? Chứng minh rằng, đời tôi rất nghèo, làm đủ thứ việc để kiếm tiền, đó là vì cuộc sống, nhưng không bao giờ viết báo do đồng tiền ra lệnh, chỉ vì:
“Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha! Huống chi cũng việc Quốc Gia, (1) Lọ là thâm tạ mới là tri ân”
SGN và tôi:
Không biết bao nhiêu lần, SGN nhận tiền của ông Nguyễn Tri Quế, thóa mạ Nguyễn Mậu Hiệp đủ điều, cũng trên SGN, ông Quế viết: “Tôi dùng những đồng tiền già còm cỏi, để đăng báo…” Tội ông ghê! Khác nào mua rượu bia bằng food stamp!
CĐNVQG đăng thông cáo: loại Nguyễn Mậu Hiệp (Ông Bút) ra khỏi mọi sinh hoạt tập thể của cộng đồng người Việt. Nhiều người xúi tôi kiện, tôi chán ngán: Kiện làm gì, đều anh em cả, (nếu) mình hơn họ, ai là kẻ chiến thắng? Chúng ta không thể làm trò hề, để tụi Cộng Sản mừng vui. Tôi chọc họ tức giận tới mức đó, thì cũng biết sai về mình, kiện cáo gì!
Nếu là SGN tôi buộc người đăng phải sửa câu: loại NMH ra khỏi mọi sinh hoạt của tập thể của CĐ người Việt, vì sao? Trong đời này đâu ai có quyền năng vô hạng, để làm cái việc ngu ngốc như vậy. Bởi, có nhiều tập thể NMH có mặt mà cái nhóm kia không thể bén mảng tới được, thì loại làm sao chứ!? Còn cái tập thể của họ, thì loại trừ cũng như không, bù trớt.
SGN thua mấy ông anh đồng nghiệp tại Atlanta, họ không đăng, còn nói: “Nhằm gì mấy đồng bạc, mà tôi đăng, để cho chú buồn.” Dù trước đó anh em có hỏi, tôi đáp: Anh cứ đăng, anh không đăng họ cũng mướn báo khác đăng, tôi dùng chữ mướn thật chua lòng, một mặt nói cứ đăng, nhưng báo anh không đăng, tôi cũng thấy một niềm hạnh phúc nho nhỏ trong nghề nghiệp, có chút an ủi trong đời làm báo.
Huỳnh Thụy Châu, Hoàng Dược Thảo, là người trí thức, giàu có, nhưng kém hơn những người làm báo nghèo ở Atlanta. Nếu biện hộ: Vì ở xa bà ta không biết sự việc, nên đăng liều, cũng sai bét, nếu vì vài trăm bạc cũng không đúng. Chỉ có tôi hiểu, vì cái đám kia suốt ngày “cắp bị gậy đi xin” quảng cáo cho bà!
Nhưng tất cả đều là chuyện nhỏ. Xưa kia làm dân, mình hững hờ chuyện quân đội thắng thua ngoài trận tuyến, mình từng để người lính VNCH chiến đấu trong cô đơn, từng hùa theo bọn phản chiến biểu tình, từng vô tư nghêu ngao hát nhạc phản chiến. Giờ đây chẳng lẽ mình lại tiếp tục lạnh lùng, với người vì nặng lòng với chính nghĩa “đơn thương độc mã.” Tôi nói lời này với chính mình, vì chưa tiếp sức SGN trong việc gây qũy pháp lý, sau khi chấm hết bài này, sẽ thực hiện bổn phận, tất nhiên không nhiều, chỉ trong điều kiện thực tế. Mà đâu lọ phải nhiều, giá như $5 (năm đồng) với một triệu đồng hương, chúng ta dốc ngược từ bại tới thắng, hoặc huề cũng là thắng. Năm triệu biết rằng rất quý, song chưa phải là vấn đề, vấn đề chúng ta biết chọn lựa giữa CHÍNH NGHĨA VÀ BỌN GIẶC CỘNG ĐỘC TÀI, BÁN NƯỚC.
Kết: Trên mặt báo làm sao tránh được, chuyện yêu thương, chuyện oán hờn. Ngày xưa làm dân sống gần đồn lính VNCH, biết bao nhiêu chuyện phiền lòng, bực mình, thế nhưng “nghe hơi” đồn sắp thua, mình co giò chạy thục mạng thì sao?! Phàm ở đời nếu chỉ ủng hộ điều đẹp, thì ai chẳng làm được, biết bỏ qua những nhỏ nhoi, yêu luôn những điều đáng ghét, ủng hộ việc chính đáng, mới thỏa cái dạ làm người, người có căn cước TỴ NẠN CỘNG SẢN.
Bọn CS kiện (như vụ ca vận Đàm Vĩnh Hưng) để khủng bố tinh thần chống cộng, chúng ta chỉ 5 đồng thôi, với một triệu người, sẽ làm chúng nó kinh hoàng. Năm đồng, giá qúa hời.
Ông Bút
Quỹ Pháp Lý hổ trợ Sai Gòn Nhỏ.
Do cô Lữ Anh Thư điều hành
Mọi yểm trợ xin gửi về:
Check đề: Quốc Gia Legal Fund & Trust
P.O. Box 8671
Reston, VA 20195-2571
hoặc qua Paypal
saigonnholegal@gmail.com
Chú thích 1
Nguyên văn Truyện Kiều
Câu 2430.
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!
Huống chi việc cũng việc nhà,
Lọ là thâm tạ mới là tri ân.
Ông Bút
Làm báo là nghiệp dĩ:
Gần mười năm viết và làm báo, (dở như hạch) đôi lúc cũng chua chát và xót xa, rồi tự hỏi: Vì sao mình lại lọt vào con đường gian truân này? Từ câu hỏi, hồi tưởng nghề này nó vướng vào thân từ…nhỏ. Xuất đi từ sở thích môn thuyết trình, mới đầu đại diện cho nhóm, cho lớp, cho toàn trường. (bây giờ còn giữ kỷ niệm bằng khen, trường Trần Quý Cáp, do ông Phạm Phú Hưu ký giải hùng biện, do liên trường trung học toàn tỉnh tổ chức) Nhờ nói nhiều bạn bè biết tiếng, bầu cho chức báo tường, mỗi độ hè về.
Nguyễn Mậu Hiệp – Thời chinh chiến
Học xong giai đoạn quân sự, ở trung tâm Phi Dũng, Nha Trang. Bạn bè xúi làm kỷ yếu, đặc san, chúng nó cũng tống mình lên chức chủ bút.
Giữa mùa Thu 1996, được tỵ nạn tại Hoa Kỳ, nhận một căn hộ, trong chung cư, tại Washington DC, căn hộ ở đây bé nhỏ, chỉ có 1 phòng ngủ, bên trái restroom. bên phải phòng nấu ăn. Ngày đầu, phần khác múi giờ, phần muốn tận hưởng không khí tự do, khi thoát được chế độ CS, nên không ngủ, không ngủ tay chân táy máy. Nấu mì tôm ăn chán chê, đi lục lọi khắp nhà, chẳng biết lục cái thứ gì! Nhà mới nhận sạch bóng, hạt bụi cũng không có, thế mà có! Bất ngờ một chồng báo Việt ngữ, được ràng ngay ngắn, cao chừng nửa gang tay, bỏ tuốt tầng trên cùng, trong góc tủ kitchen cabinet, đem xuống đọc tới sáng vừa hết. Quay ra viết bài gởi báo Phố Nhỏ.(còn giữ báo kỷ niệm) Cứ tưởng mới qua, những gì mình biết, hải ngoại mù tịt, nên lấy bút hiệu Nguyễn Tân Phong, nhìn tới, nhìn lui thấy “cái tư duy” của mình chẳng mới cái khỉ khô gì. Nhớ lại trong Cổ Học Tinh Hoa, có điển tích Cổ Bật, nên chọn tên Ông Bút, sướng qúa! Về sau viết bài gởi đăng Con Ong bên Texas, báo Chính Nghĩa, Thế Hệ Mới, Atlanta. Năm 2005 tự ra báo Hồn Nước (!)
Ở Washington DC, chừng 3 tháng (dọn) về Atlanta, tại đây đầu tiên đọc tờ Sài Gòn Nhỏ. Ba mẹ tôi sinh năm người con, tôi con thứ ba, chẳng biết do đâu, tôi có phận sự mỗi buổi chiều đạp xe xuống sạp báo đường Lê Lợi – Hội An, mua một tờ Chính Luận, điều chi mỗi ngày phải như vậy, trước khi đem tờ CL về nhà, tôi đọc tất tần tật những tờ báo bày bán trên sạp, nào: Đuốc Nhà Nam, Ngôn Luận, Tuổi Hoa vv…
Khi đọc Sài Gòn Nhỏ, tôi thấy nó có cái “gu” tổng hợp báo thời VNCH, thích qúa chừng, thích nhất những bài viết của ông Tú Gàn, và ông già Phan Đăng Lưu. (Công Tử Hà Đông, ông này hay viết về nhà tù PĐL, tôi đặt tên như vậy) Từ nhỏ chuộng lối văn nghị luận, tôi học được ở ông Tú Gàn và Luật Sư Nguyễn Văn Chức, có lối hành văn chắc như núi, sắc như kiếm, mạnh như phong ba bão táp.
Còn bà Đào Nương?
Thông thường viết về ai, phải biết sơ sơ tiểu sử người đó, tôi thật sự biết qúa ít về bà. Đại khái tên thật Huỳnh Thụy Châu, vợ của nhà thơ trứ danh Du Tử Lê, hình như họ chia tay năm 1986 (?) Hoàng Dược Thảo cũng là bút hiệu, song với bút hiệu này chỉ thiên về truyện, văn, thơ. Từ 1989 mới có bút hiệu Đào Nương, trên SGN. Như đã nói tôi rất mến mộ SGN, thời gian chừng 12 năm, tôi lưu giữ không thiếu 1 tờ, sắp xếp đúng thứ tự mỗi số, nhưng về sau cũng làm báo, mỗi tuần giữ lại vài tờ Hồn Nước, thì kho nào chứa xuể, tôi đành giữ lại rất ít SGN, mới đầu làm báo tôi vẫn là độc giả SGN, chừng 5, 6 năm trở lại đây tôi say mê viết trên mạng (Dân Làm Báo, Đàn Chim Việt, Nam Úc Tuần Báo vv…) không còn thì giờ xem SGN.
Vì vậy tôi không rõ chuyện xãy ra giữa SGN và báo gì ấy, báo bỏ cờ VNCH vào chậu rửa chân, rồi bao nhiêu bài viết khác. Khiến bà Đào Nương xuống tay.
Bà Hoàng Dược Thảo (nguồn Chinh Nghia.com)
Tôi khâm phục bà, người phụ nữ không chồng, tạo được cơ ngơi thật đồ sộ, tuần báo SGN có mặt hầu hết những nơi đông đảo đồng hương sinh sống, đã là điều tài ba, bà chinh phục nhiều tướng tài, (văn) cây viết tên tuổi về với SGN, đành rằng có thể do nhuận bút, nhưng theo suy đoán chỉ là tượng trưng, điều họ mến phục để cọng tác, đó mới là ưu điểm của người cáng đáng, “người đứng mũi chịu sào.” Ngoài ra bà còn xây dựng được nhà in, nghe đâu vốn bạc triệu. Quả là một phụ nữ rất hiếm có.
Nhưng!
Bà Đào Nương/SGN ví như đơn vị tác chiến vô kỷ luật, mở trận địa bất kể đối phương, hình như “ngứa” là nổ, nổ để người ta chen chân tìm SGN, để tên tuổi Đào Nương bềnh bồng lên mây xanh, cái tên Đào Nương, đã cho người đời hình dung sự dữ dằn, văn phong của riêng bà cũng khó tả được rõ nét, cách phiếm nhiều khi cũng không thể cười, vì có tính nghiêm nghị, chen lẫn hung hãn. Thực ra ít ai ngờ bà hay cả thẹn, ít xuất hiện trước đám đông, tính tình hiền lành.
Kể từ khi ông Tú Gàn thôi viết trên SGN, tay viết Đào Nương mới dần dần xuất sắc, trước đó thuộc loại….thường.
Thông thường viết đã kích, nhiều khi cái sai trái thuộc về thần tượng của cộng đồng, người viết phải “kiêng” phải làm lơ, nhưng với Đào Nường thì không! Chưa thấy Đào Nương lần nào, nhưng tôi đoán bà này chất tố nữ bị thiếu, hay là hơi bị thiếu! Ví dụ: Mấy năm trước bà đụng với Trúc Hồ, mới đầu thấy chán ghét “cái con mẹ Đào Nương,” cách đây vài tháng nghe Trúc Hồ do đài TNT/Atlanta phát lại, ngẫm nghĩ thấy bà ta cũng có lý.
Trường hợp tội nghiệp nhất nhà thơ, nhà văn Nguyễn Chí Thiện, tôi gối đầu sách NCT, tôi thấy thương và nễ phục ông, một con người gan, thép dưới nanh vuốt CS, một con người sờ sờ ra đó mà Đào Nương bảo rằng NCT giả, thơ văn ăn cắp? Xin hỏi ăn cắp của ai? Chủ nhân đích thực sao không lên tiếng? Nếu đã chết họ còn con cháu, người thân, bạn bè, chẳng lẽ họ câm điếc cả? Tôi đọc vài bài Đào Nương viết về ông Nguyễn Chí Thiện, ngao ngán qúa, nuốt không trôi.
Ông Nguyễn Chí Thiện (nguồn Chinh Nghia.com)
Tôi rất ngưỡng mộ thơ, văn Nguyễn Chí Thiện, định sẽ mời ông đến Atlanta một lần, chưa có cơ hội, sức khỏe ông yếu dần, rồi qua đời. Nhân đây thành kính tưởng niệm ông bằng nén nhang lòng. Nguyện cầu linh hồn ông thanh thản chốn vô ưu. Thương tiếc ông muôn phần, nhưng cũng mừng cho ông, rời khỏi chốn trần gian chật hẹp này!
Trừ những bậc chân tu, còn lại người phàm, ai tránh được những sai phạm, khuyết điểm, bà Đào Nương không biệt lệ. Đặc biệt với cái nghiệp làm báo này, chỉ tính bình quân 15 năm, khắp nơi SGN cống hiến cho độc giả biết bao nhiêu tâm tình và công sức, chắc lọc trong đó không thiếu những tinh túy về văn hóa, những bài xuất sắc về điều hướng chính trị, về sinh hoạt cộng đồng.
Một quân nhân, một đơn vị thiện chiến, khi vi phạm kỷ luật, cấp trên cũng châm chước, không thể xử như một quân nhân, một đơn vị xoàng.
Đồng hương, độc giả là thượng cấp của Sài Gòn Nhỏ và toàn thể hệ thống truyền thông hải ngoại. Đành rằng quý vị không ngồi được ngôi vị chánh án, nếu ngồi thằng kia mới “đích danh thủ phạm” chứ đâu phải SGN. SGN đôi khi ngông nghênh. Nhưng nên nhớ đằng nào cũng phe mình. Nhất định là phe mình, để có thêm niềm tin SGN thuộc phe mình, cùng chuyến tuyến, quý vị thấy….Cánh tay nối dài của Việt Cộng viết bài đáng kiếp SGN, một đứa trẻ con cũng dư sức điền vào chỗ trống….cái đảng nào là cánh tay nối dài của Việt Cộng? Ai, tại Atlanta viết bài đáng kiếp SGN? Quý vị đọc rồi nhé!
Chúng nó tung lồng đèn Trung Thu Texas lên tận chân trời mới, mừng Quốc Gia thua cuộc. Mừng như vừa “giải phóng” một cái đồn, của quân lực VNCH, bạn cũng đành lòng như vậy sao?
Thích làm chuyện bao đồng:
Bạn bè chí thân, thường chửi tôi: “Mầy là cái thằng suốt đời làm chuyện bao đồng” 62 tuổi đời, tôi đã làm cả triệu chuyện bao đồng, xin kể vài vụ nghe chơi.
Vụ 1: Thấy bộ đội bị trấn lột, tôi ra tay cứu giúp, mời vào gogle xem bài: “Kỷ niệm về một anh bộ đội”
Vụ 2: Đang đi đường, trời trút cơn mưa, tôi tạt vào hiên nhà máy chà Long Thành, thấy bà nọ cân một tạ rưởi bắp bán cho bà kia, giá 1 đồng 8/ký, bà mua gởi tiền và nói: Trời mưa qúa, tôi đi chợ rồi kêu xe ba gác trở lại lấy bắp, số bắp tạm gởi lại nhà máy chà, bà mua đi mới được năm phút, bà khác tới hỏi: Chị Ngọc có bắp không? Bán em vài tạ, hút mùa em kiếm bắp không ra! Bà ngọc hét giá 2 đồng rưởi/ký, bà kia trả 2 đồng 3, bà Ngọc lôi số bắp đã bán đem ra cân nữa. Tự nhiên tôi nổi hứng làm quan tòa, nói: Đâu có được, bắp này chị đã bán cho người ta, dù bị hớ giá, chị phải đợi người kia trở lại thương lượng, với người mua sau, chứ chị chơi ngang vậy không có được. “Nhân dân” núp mưa dưới hàng hiên nhiệt liệt tán thành, trời còn mưa dai, tôi qua quán cà phê bên cạnh, mấy bà bên nhà máy chà chạy qua trầm trồ: Trời ơi, cậu không biết bà Ngọc à? Bà ấy hỗn trứ danh miệt này…tôi đáp: Tôi đâu có phải chồng của bả, mà phải sợ.
Vụ 3: 15 năm trước, tôi làm ở hãng Bugle Boy, hãng rất lớn mới mở, hiện có 142 công nhân, đang tiếp tục tuyển người. Một hôm 7, 8 cậu người Việt choai choai, đầu xừng, quần tụt, tóc trên đầu như con chó vá, miếng xanh, miếng tím, xăm xăm vào văn phòng xin việc, một hồi trở ra, tôi kêu lại hỏi:
Mấy cháu xin việc được không? Một trong đám trẻ, trả lời cộc lốc: Không.
Tôi hỏi: Các cháu có biết vì sao không được? không (biết)
Tôi vừa nói, vừa móc bóp chứng minh: Đây này, các cháu thấy cách đây hai hôm, chú giới thiệu 2 người vào làm, hãng thưởng chú $200, chú chưa kịp deposit. Hãng đang cần người, mà mấy con ăn mặc, đầu tóc chẳng giống ai, nên ai mà cho các cháu làm, thôi về nghỉ thảng mảng 5, 10 hôm nhuộm tóc đen trở lại, áo quần tề chỉnh, chú tin các con xin được. Mấy đứa trẻ tiu nghĩu bỏ đi, anh đứng cạnh tôi, ông Lữ, người Châu Đốc, trước 75 đại úy Cảnh Sát, anh hích cùi vào sườn tôi và hỏi: Trời ơi, sao ông dám đụng tụi nó? Đáp: Có gì mà không, em coi như con cháu, mình đem lòng thành giải bày, như không thích thì thôi, chứ hề hấn gì phải sợ!?
Ông Lữ, tiếp: Ông có biết tụi nó là ai không?
Đáp: Là ai? Kệ cha nó chứ, mắc mớ gì phải biết?
Hai thằng, trong số đó là con tui đó!
Úi trời ơi, ông Lữ, ông qua line khác mà làm, nói hồi tui nện ông, mang tội bất kính bây giờ. Anh cười hề hề!! Anh rất vui mừng, cảm ơn đã nói thẳng với các cháu.
62 tuổi đời, từng làm hàng triệu việc bao đồng, từng một lần bắt trộm, ngay tại xóm mình đang ở, hắn người nước ngoài, bắt xong chơi cho hai bạt tai, còn bắt nó quỳ nữa! Rồi mới kêu Cảnh Sát, bị Cảnh Sát chửi cho te tua: “Nó ăn trộm, mà tội nhẹ hơn mầy”!! He he, lần khác cũng thằng người nước ngoài, đụng xe bỏ chạy, tôi rượt theo cho bằng được, bất chấp đèn đỏ! Thộp cổ nó, kêu Cảnh Sát, Cảnh Sát chửi tơi bời: “Không phải việc của mầy, mầy mua Insurance để làm gì? Chưa hết, trong xe mầy một vợ 3 đứa con, nếu xãy ra tai nạn, mầy nghĩ sao? Tại sao mầy không call 911, mà phải rượt?” He he.
Tôi khoái làm việc bao đồng, kể dông dài làm gì? Chứng minh rằng, đời tôi rất nghèo, làm đủ thứ việc để kiếm tiền, đó là vì cuộc sống, nhưng không bao giờ viết báo do đồng tiền ra lệnh, chỉ vì:
“Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha! Huống chi cũng việc Quốc Gia, (1) Lọ là thâm tạ mới là tri ân”
SGN và tôi:
Không biết bao nhiêu lần, SGN nhận tiền của ông Nguyễn Tri Quế, thóa mạ Nguyễn Mậu Hiệp đủ điều, cũng trên SGN, ông Quế viết: “Tôi dùng những đồng tiền già còm cỏi, để đăng báo…” Tội ông ghê! Khác nào mua rượu bia bằng food stamp!
CĐNVQG đăng thông cáo: loại Nguyễn Mậu Hiệp (Ông Bút) ra khỏi mọi sinh hoạt tập thể của cộng đồng người Việt. Nhiều người xúi tôi kiện, tôi chán ngán: Kiện làm gì, đều anh em cả, (nếu) mình hơn họ, ai là kẻ chiến thắng? Chúng ta không thể làm trò hề, để tụi Cộng Sản mừng vui. Tôi chọc họ tức giận tới mức đó, thì cũng biết sai về mình, kiện cáo gì!
Nếu là SGN tôi buộc người đăng phải sửa câu: loại NMH ra khỏi mọi sinh hoạt của tập thể của CĐ người Việt, vì sao? Trong đời này đâu ai có quyền năng vô hạng, để làm cái việc ngu ngốc như vậy. Bởi, có nhiều tập thể NMH có mặt mà cái nhóm kia không thể bén mảng tới được, thì loại làm sao chứ!? Còn cái tập thể của họ, thì loại trừ cũng như không, bù trớt.
SGN thua mấy ông anh đồng nghiệp tại Atlanta, họ không đăng, còn nói: “Nhằm gì mấy đồng bạc, mà tôi đăng, để cho chú buồn.” Dù trước đó anh em có hỏi, tôi đáp: Anh cứ đăng, anh không đăng họ cũng mướn báo khác đăng, tôi dùng chữ mướn thật chua lòng, một mặt nói cứ đăng, nhưng báo anh không đăng, tôi cũng thấy một niềm hạnh phúc nho nhỏ trong nghề nghiệp, có chút an ủi trong đời làm báo.
Huỳnh Thụy Châu, Hoàng Dược Thảo, là người trí thức, giàu có, nhưng kém hơn những người làm báo nghèo ở Atlanta. Nếu biện hộ: Vì ở xa bà ta không biết sự việc, nên đăng liều, cũng sai bét, nếu vì vài trăm bạc cũng không đúng. Chỉ có tôi hiểu, vì cái đám kia suốt ngày “cắp bị gậy đi xin” quảng cáo cho bà!
Nhưng tất cả đều là chuyện nhỏ. Xưa kia làm dân, mình hững hờ chuyện quân đội thắng thua ngoài trận tuyến, mình từng để người lính VNCH chiến đấu trong cô đơn, từng hùa theo bọn phản chiến biểu tình, từng vô tư nghêu ngao hát nhạc phản chiến. Giờ đây chẳng lẽ mình lại tiếp tục lạnh lùng, với người vì nặng lòng với chính nghĩa “đơn thương độc mã.” Tôi nói lời này với chính mình, vì chưa tiếp sức SGN trong việc gây qũy pháp lý, sau khi chấm hết bài này, sẽ thực hiện bổn phận, tất nhiên không nhiều, chỉ trong điều kiện thực tế. Mà đâu lọ phải nhiều, giá như $5 (năm đồng) với một triệu đồng hương, chúng ta dốc ngược từ bại tới thắng, hoặc huề cũng là thắng. Năm triệu biết rằng rất quý, song chưa phải là vấn đề, vấn đề chúng ta biết chọn lựa giữa CHÍNH NGHĨA VÀ BỌN GIẶC CỘNG ĐỘC TÀI, BÁN NƯỚC.
Kết: Trên mặt báo làm sao tránh được, chuyện yêu thương, chuyện oán hờn. Ngày xưa làm dân sống gần đồn lính VNCH, biết bao nhiêu chuyện phiền lòng, bực mình, thế nhưng “nghe hơi” đồn sắp thua, mình co giò chạy thục mạng thì sao?! Phàm ở đời nếu chỉ ủng hộ điều đẹp, thì ai chẳng làm được, biết bỏ qua những nhỏ nhoi, yêu luôn những điều đáng ghét, ủng hộ việc chính đáng, mới thỏa cái dạ làm người, người có căn cước TỴ NẠN CỘNG SẢN.
Bọn CS kiện (như vụ ca vận Đàm Vĩnh Hưng) để khủng bố tinh thần chống cộng, chúng ta chỉ 5 đồng thôi, với một triệu người, sẽ làm chúng nó kinh hoàng. Năm đồng, giá qúa hời.
Ông Bút
Quỹ Pháp Lý hổ trợ Sai Gòn Nhỏ.
Do cô Lữ Anh Thư điều hành
Mọi yểm trợ xin gửi về:
Check đề: Quốc Gia Legal Fund & Trust
P.O. Box 8671
Reston, VA 20195-2571
hoặc qua Paypal
saigonnholegal@gmail.com
Chú thích 1
Nguyên văn Truyện Kiều
Câu 2430.
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!
Huống chi việc cũng việc nhà,
Lọ là thâm tạ mới là tri ân.