Post by Hồn Nước on Apr 7, 2013 16:32:41 GMT -5
Với đảng: Nhân Dân là cái thùng rác
Ông Bút – Cho đến khi “chính quyền” Hải Phòng đổ thừa: “nhân dân phá nhà ông Vươn, vì quá bức xúc” thì cái công dụng nhân dân của Cộng Sản mới thật sự đậm nét, lộ mặt. Đâu có mới mẽ gì, cộng sản cướp đất đai, tài sản, và giết hàng trăm ngàn đồng bào vô tội, trong cải cách ruộng đất, cũng đâu có nói đảng cướp. Báo đài của của đảng cứ ra rã “nhân dân đấu tố”. Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm, đảng cũng khăng khăng lưỡi gỗ “Nhân dân căm phẫn, lên án.”
Khi xua quân vào cướp Miền Nam, đảng gọi: “Nhân dân Miền Nam giải phóng”, cả một lố dài: “Chiến thắng này thuộc về nhân dân, chỉ có đế quốc Mỹ, kẻ chiến bại”. Gớm! Trong chiến tranh, đồng bào nông thôn, sống quanh đồn lính Quốc Gia, đồn thất thủ, dân cùng lính bỏ chạy, chạy cùng đường xô xuống biển mà chết, làm gì nhân dân dám xớ rớ tới cái chiến thắng, của quân cướp ngày. Thắng thì cứ tận hưởng đi: “Nhà của ngụy, chúng ta cướp, vợ ngụy chúng ta xài, con cái ngụy chúng ta sai”. Nay ngụy không còn gì để cướp, đảng quay lại cướp của đồng bọn, cướp của người hiền lương. Máu ăn cướp của Cộng Sản đã thấm sâu từng tế bào, từng cọng lông, di truyền tới bào thai ác ôn. Sau 30 tháng 4 năm 1975, hầu hết các trại giam, cộng sản đều rêu rao: “Nhờ chúng tôi giữ các anh, chứ thả ra ngoài nhân dân giết chết!!”. Trại tù Long Giao, tỉnh Long Khánh, đồng bào thường chôn chuối hườm, hoặc khoai lang, khoai mì, tiếp tế ngầm cho tù, chỉ được một thời gian ngắn, cai tù cộng sản biết được. Dĩ nhiên chúng trừng phạt, lý do: “Phạt, vì đảng bảo vệ tính mạng cho các anh, vì nhân dân rất căm thù ngụy quân, ngụy quyền, nhân dân nhử cho ăn vài lần, sau đó nhân dân bỏ thuốc độc, các anh ăn thì chết ngay.”
Đọc chuyện này, có thể bạn đọc, cho rằng người viết xuyên tạc đảng CS, nhưng bất cứ tù nhân nào ở Long Giao, không thể quên thực tế 100% như trên, lời tường thuật trong ngoặc kép, in nghiêng không thêm, không bớt, nếu thu âm và phát lại cũng thế thôi.
Thử thẩm định, ngày mai “nhân dân” xử gia đình ông Đoàn Văn Vươn thế nào?
Dưới thời kỳ quân chủ, đất đai và con người là tài sản của nhà vua, ở bên Tàu có người hờn vua, cõng mẹ vào núi ăn cỏ, người ta luận rằng: Cỏ và không khí cũng của vua! Vua là một người cai trị, dưới vua có triều đình chấp chánh, tương tự như một tập đoàn thống trị đời nay, đầy đủ quan văn, quan võ. Ngoài ra còn một chức quan gián nghị đại phu, chuyên môn can, những khi vua làm sai.
Không rõ thời xa xưa, triều đình quản thủ đất đai thế nào, ngày tôi còn rất bé, từng thấy qua Khế Ước, Trích Lục đất đai, trên cùng Kế Ước ghi: Chính Phủ Trung Nguyên Trung Phần, (dân Miền Trung) có những Khế Ước từ thời Vua Bảo Đại, viết bằng chữ Nho, và chữ Việt (hình như có cả tiếng Pháp?). Khi mẹ cha sắp mãn phần, phân chia ruộng đất cho con cái, và giao luôn cả Khế Ước, đó là vi bằng chủ quyền sở hữu ruộng đất. Ngoài ra nhà thờ Tiền Hiền, mộ Tổ của một dòng họ, tọa lạc trên một thửa đất của dòng họ đó, không phải của công điền. Không rõ nguồn gốc Khế Ước, (thường gọi bằng khoán ruộng đất), xuất xứ từ lúc nào, song từ lúc nào đi nữa, sự chuyển giao cho con cháu khá phân minh, gia đình khá giả, để riêng từ 3 – 5 sào chi phí cho đám giỗ, theo đó người con nào canh tác số diện tích này, sẽ chịu chi phí cho giỗ, chạp…
Thời quân chủ, tài sản đất nước, kể cả con người, tiếng là của nhà vua, tuy nhiên con người vẫn được quyền tư hữu về ruộng đất, cũng như những tài sản khác do mình làm ra. Chế độ quân chủ chấm dứt, Cộng Hòa ra đời, lại càng tôn trọng quyền tư hữu của con người, thỉnh thoảng vẫn có những tranh chấp về ruộng đất giữa cá nhân với nhau, chưa hề chính phủ từ Quân Chủ đến Cộng Hòa, dám khơi khơi “thu hồi” đất, ruộng của đồng bào.
Dưới chế độ CS, con người không được quyền sở hữu của cải vật chất, tất cả đều của đảng, con người chỉ là công cụ làm ra của cải vật chất, theo luật hiện hành: đảng lãnh đạo, nhà nước (thực chất cũng là đảng) quản lý, nhân dân làm chủ? Trên thực tế, một tài sản nào đó, đã có lãnh đạo, có quản lý, phần còn lại chỉ xin và cho, chứ làm chủ nỗi gì! Xin và cho, so với ăn mày không khác gì nhau.
Với thực tế đảng lãnh đạo và quản lý, ông Vươn là nhân dân, chỉ có một cách duy nhất: Xin, xét thấy việc lấy tài sản của ông Vươn, giao người khác có lợi hơn, đảng cứ làm, lợi cho gia đình đảng viên vẫn làm được, bằng chứng hàng vạn nhân dân oan, thì đã sao? Vụ ông Vươn xảy ra ngày 25/12/2011 sau đó ngày 29/12/2011 tại xã Bắc Trạch (Huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đảng cướp CS cũng đánh úp cơ ngơi của vợ chồng anh Võ Luyến (1975) và Nguyễn Hồng Phương (1975) cũng thê lương lắm, mời theo dõi bài báo của CS dưới đây:
Tết bơ vơ vì bị cưỡng chế kiểu “đánh úp”
“Thứ Năm, 26/01/2012, 04:00 PM (GMT+7)
(Tin tuc) – Chính quyền có nhiều thiếu sót trước và trong khi cưỡng chế, không lập biên bản kết thúc cuộc cưỡng chế mà lặng lẽ rút lui.
Cưỡng chế kiểu “đánh trận”
Khoảng 7 giờ 30 ngày 29-12-2011, lực lượng chức năng của xã Bắc Trạch (H. Bố Trạch, Quảng Bình) do ông Nguyễn Ngọc Tuân- Chủ tịch UBND xã chỉ huy tổ chức cưỡng chế nơi ở (cũng là điểm buôn bán) của vợ chồng anh Võ Luyến (1975) và Nguyễn Hồng Phương (1975, cùng trú thôn 1). Chính quyền địa phương tiến hành tháo dỡ vách ván gỗ dựng quán, tháo các tấm lợp brôximăng. Số tài sản, đồ vật bên trong quán hàng cũng bị khuân để ra hai bên đường và xung quanh.
Đến khoảng 11 giờ 30 cùng ngày, Chủ tịch UBND xã cho lực lượng cưỡng chế rút quân một cách lặng lẽ, mà không lập bất cứ một biên bản nào. Thấy vậy, chị Phương yêu cầu phải lập biên bản sự việc và thống kê tài sản đã bị di dời, hư hỏng. Thế nhưng ông Tuân chỉ ậm ừ bảo: “Chiều quay trở lại cưỡng chế tiếp rồi lập biên bản luôn”, song đến hết buổi chiều chẳng thấy “tăm hơi” một cán bộ xã nào đến giải quyết tiếp vụ việc.
Điều bất thường là trong quá trình giải quyết đến trước buổi cưỡng chế, quán hàng do vợ chồng anh Luyến làm chủ, sử dụng nhưng chính quyền xã không hề làm việc trực tiếp với vợ chồng anh Luyến, chị Phương- những người có tài sản trên diện tích đất bị thu hồi. Mặt khác, vụ cưỡng chế ngày 29-12-2011 kết thúc, chính quyền xã Bắc Trạch không lập biên bản ghi lại diễn biến kết thúc buổi cưỡng chế và cũng không lập biên bản kiểm kê tài sản để giao lại cho vợ chồng anh Luyến, chị Phương rồi im lặng cho đến nay (?). Chứng kiến kiểu cưỡng chế lạ thường của chính quyền xã, không chỉ vợ chồng anh Luyến- chị Phương mà nhiều người dân trong khu vực rất bức xúc. Theo chị Phương cho biết, ước tính thiệt hại về tài sản của gia đình do bị hư hỏng, mất mát xảy ra trong quá trình bị cưỡng chế hơn 15 triệu đồng”,
Ngưng trích.
Bố con anh Luyến bên căn nhà bị tháo dỡ, bị bơ vơ trong ngày tết giá lạnh.
Gia đình anh Luyến cũng lâm cảnh màn trời chiếu đất, khi xuân về tết đến, có ai ngó ngàng tới đâu, anh Luyến cũng chỉ là một trong hàng triệu “con giun, cái kiến” chưa đủ sức để “oằn” như ông Vươn, cái “oằn” của gia đình ông Vươn khá mát tay, khiến đảng sợ, Nguyễn Tấn Dũng cũng ra oai chỉ đạo điều tra… Đảng cử mặt trận này, đoàn thể kia về tận nhà để nịnh nọt nhân dân. Nhưng nên nhớ đây là cú thu mình của con sói, chờ dịp, lấy đà phóng tới vồ mồi, cả nhà ông Vươn hiện nay đang trong vòng nanh vuốt, hình thức thăm viếng, an ủi, động viên của đoàn thể CS như là động tác vờn mồi, hoàn toàn không xuất phát từ lương tâm, từ đạo lý, từ công lý lại càng không to lớn hơn. Nếu có lương tâm, đạo lý, công lý thứ thiệt, chắc chắn không dám bén mảng tới gần nhà ông Vươn.
Vờn mồi là trò chơi, là cái thú tiêu khiển của loài sói, cũng là cách câu giờ để định đoạt số phận con mồi. Lâu ngày, rồi cũng phôi pha, mối “bức xúc” tan loảng, đảng CS đem ông Vươn ra xử “đúng người, đúng tội, theo luật pháp công minh”, như đã xử Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung… Hoặc nhốt riết không hạng định, không thông báo, nhốt bí mật, như đã nhốt Điếu Cày, Anhbasaigon, Tạ Phong Tần, Bùi Thị Minh Hằng, Việt Khang…
Cái tội tày đình, tỉnh ủy Hà Giang mua dâm học trò, cờ Trung Cộng 5 sao vẽ thành 6 sao, cho 1 sao Việt Nam sáp nhập, thì đã sao? Làm Công an, thay vì đi tra vấn thủ phạm, đàng này Công an đi truy bức người khiếu nại, là mẹ nhà báo Hoàng Hùng, thời gian qua bị Công an, tỉnh Long An truy bức: Nào ai xúi dục bà viết đơn, ai viết đơn hộ…? Tóm lại: Còn đảng, còn oan khiên và trớ trêu!
Nhân dân: Một tập hợp đầy đủ các thành phần dân chúng, ở một vùng, một địa phương, hoặc cả một đất nước, dưới chế độ CS Việt Nam quen gọi như vậy, Việt Nam Cộng Hòa, gọi là đồng bào.
Xem ra đồng bào, ngoài ý nghĩa thắm thiết: Cùng sinh ra từ trong một bọc, còn được chính phủ tôn trọng, không giống như nhân dân. Bất kể cái gì thối tha, bẩn thỉu nhất, đảng Cộng Sản tuôn hết lên đầu lên cổ nhân dân, thấy mà nhục.
Xin thành kính tri ơn chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, người công dân này đã từng làm đồng bào suốt 21 năm ròng, (1954 – 1975) tuy không được chính phủ “ưu ái, quan tâm” mấy, như: Quân Đội Đồng Bào, Cảnh Sát Đồng Bào, Thuế Vụ Đồng Bào, Kiểm Lâm Đồng Bào… Nhưng ít ra cũng được chính phủ tôn trọng, không đổ vấy lên đầu đồng bào, mỗi khi sai quấy.
Ông Bút
Ông Bút – Cho đến khi “chính quyền” Hải Phòng đổ thừa: “nhân dân phá nhà ông Vươn, vì quá bức xúc” thì cái công dụng nhân dân của Cộng Sản mới thật sự đậm nét, lộ mặt. Đâu có mới mẽ gì, cộng sản cướp đất đai, tài sản, và giết hàng trăm ngàn đồng bào vô tội, trong cải cách ruộng đất, cũng đâu có nói đảng cướp. Báo đài của của đảng cứ ra rã “nhân dân đấu tố”. Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm, đảng cũng khăng khăng lưỡi gỗ “Nhân dân căm phẫn, lên án.”
Khi xua quân vào cướp Miền Nam, đảng gọi: “Nhân dân Miền Nam giải phóng”, cả một lố dài: “Chiến thắng này thuộc về nhân dân, chỉ có đế quốc Mỹ, kẻ chiến bại”. Gớm! Trong chiến tranh, đồng bào nông thôn, sống quanh đồn lính Quốc Gia, đồn thất thủ, dân cùng lính bỏ chạy, chạy cùng đường xô xuống biển mà chết, làm gì nhân dân dám xớ rớ tới cái chiến thắng, của quân cướp ngày. Thắng thì cứ tận hưởng đi: “Nhà của ngụy, chúng ta cướp, vợ ngụy chúng ta xài, con cái ngụy chúng ta sai”. Nay ngụy không còn gì để cướp, đảng quay lại cướp của đồng bọn, cướp của người hiền lương. Máu ăn cướp của Cộng Sản đã thấm sâu từng tế bào, từng cọng lông, di truyền tới bào thai ác ôn. Sau 30 tháng 4 năm 1975, hầu hết các trại giam, cộng sản đều rêu rao: “Nhờ chúng tôi giữ các anh, chứ thả ra ngoài nhân dân giết chết!!”. Trại tù Long Giao, tỉnh Long Khánh, đồng bào thường chôn chuối hườm, hoặc khoai lang, khoai mì, tiếp tế ngầm cho tù, chỉ được một thời gian ngắn, cai tù cộng sản biết được. Dĩ nhiên chúng trừng phạt, lý do: “Phạt, vì đảng bảo vệ tính mạng cho các anh, vì nhân dân rất căm thù ngụy quân, ngụy quyền, nhân dân nhử cho ăn vài lần, sau đó nhân dân bỏ thuốc độc, các anh ăn thì chết ngay.”
Đọc chuyện này, có thể bạn đọc, cho rằng người viết xuyên tạc đảng CS, nhưng bất cứ tù nhân nào ở Long Giao, không thể quên thực tế 100% như trên, lời tường thuật trong ngoặc kép, in nghiêng không thêm, không bớt, nếu thu âm và phát lại cũng thế thôi.
Thử thẩm định, ngày mai “nhân dân” xử gia đình ông Đoàn Văn Vươn thế nào?
Dưới thời kỳ quân chủ, đất đai và con người là tài sản của nhà vua, ở bên Tàu có người hờn vua, cõng mẹ vào núi ăn cỏ, người ta luận rằng: Cỏ và không khí cũng của vua! Vua là một người cai trị, dưới vua có triều đình chấp chánh, tương tự như một tập đoàn thống trị đời nay, đầy đủ quan văn, quan võ. Ngoài ra còn một chức quan gián nghị đại phu, chuyên môn can, những khi vua làm sai.
Không rõ thời xa xưa, triều đình quản thủ đất đai thế nào, ngày tôi còn rất bé, từng thấy qua Khế Ước, Trích Lục đất đai, trên cùng Kế Ước ghi: Chính Phủ Trung Nguyên Trung Phần, (dân Miền Trung) có những Khế Ước từ thời Vua Bảo Đại, viết bằng chữ Nho, và chữ Việt (hình như có cả tiếng Pháp?). Khi mẹ cha sắp mãn phần, phân chia ruộng đất cho con cái, và giao luôn cả Khế Ước, đó là vi bằng chủ quyền sở hữu ruộng đất. Ngoài ra nhà thờ Tiền Hiền, mộ Tổ của một dòng họ, tọa lạc trên một thửa đất của dòng họ đó, không phải của công điền. Không rõ nguồn gốc Khế Ước, (thường gọi bằng khoán ruộng đất), xuất xứ từ lúc nào, song từ lúc nào đi nữa, sự chuyển giao cho con cháu khá phân minh, gia đình khá giả, để riêng từ 3 – 5 sào chi phí cho đám giỗ, theo đó người con nào canh tác số diện tích này, sẽ chịu chi phí cho giỗ, chạp…
Thời quân chủ, tài sản đất nước, kể cả con người, tiếng là của nhà vua, tuy nhiên con người vẫn được quyền tư hữu về ruộng đất, cũng như những tài sản khác do mình làm ra. Chế độ quân chủ chấm dứt, Cộng Hòa ra đời, lại càng tôn trọng quyền tư hữu của con người, thỉnh thoảng vẫn có những tranh chấp về ruộng đất giữa cá nhân với nhau, chưa hề chính phủ từ Quân Chủ đến Cộng Hòa, dám khơi khơi “thu hồi” đất, ruộng của đồng bào.
Dưới chế độ CS, con người không được quyền sở hữu của cải vật chất, tất cả đều của đảng, con người chỉ là công cụ làm ra của cải vật chất, theo luật hiện hành: đảng lãnh đạo, nhà nước (thực chất cũng là đảng) quản lý, nhân dân làm chủ? Trên thực tế, một tài sản nào đó, đã có lãnh đạo, có quản lý, phần còn lại chỉ xin và cho, chứ làm chủ nỗi gì! Xin và cho, so với ăn mày không khác gì nhau.
Với thực tế đảng lãnh đạo và quản lý, ông Vươn là nhân dân, chỉ có một cách duy nhất: Xin, xét thấy việc lấy tài sản của ông Vươn, giao người khác có lợi hơn, đảng cứ làm, lợi cho gia đình đảng viên vẫn làm được, bằng chứng hàng vạn nhân dân oan, thì đã sao? Vụ ông Vươn xảy ra ngày 25/12/2011 sau đó ngày 29/12/2011 tại xã Bắc Trạch (Huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đảng cướp CS cũng đánh úp cơ ngơi của vợ chồng anh Võ Luyến (1975) và Nguyễn Hồng Phương (1975) cũng thê lương lắm, mời theo dõi bài báo của CS dưới đây:
Tết bơ vơ vì bị cưỡng chế kiểu “đánh úp”
“Thứ Năm, 26/01/2012, 04:00 PM (GMT+7)
(Tin tuc) – Chính quyền có nhiều thiếu sót trước và trong khi cưỡng chế, không lập biên bản kết thúc cuộc cưỡng chế mà lặng lẽ rút lui.
Cưỡng chế kiểu “đánh trận”
Khoảng 7 giờ 30 ngày 29-12-2011, lực lượng chức năng của xã Bắc Trạch (H. Bố Trạch, Quảng Bình) do ông Nguyễn Ngọc Tuân- Chủ tịch UBND xã chỉ huy tổ chức cưỡng chế nơi ở (cũng là điểm buôn bán) của vợ chồng anh Võ Luyến (1975) và Nguyễn Hồng Phương (1975, cùng trú thôn 1). Chính quyền địa phương tiến hành tháo dỡ vách ván gỗ dựng quán, tháo các tấm lợp brôximăng. Số tài sản, đồ vật bên trong quán hàng cũng bị khuân để ra hai bên đường và xung quanh.
Đến khoảng 11 giờ 30 cùng ngày, Chủ tịch UBND xã cho lực lượng cưỡng chế rút quân một cách lặng lẽ, mà không lập bất cứ một biên bản nào. Thấy vậy, chị Phương yêu cầu phải lập biên bản sự việc và thống kê tài sản đã bị di dời, hư hỏng. Thế nhưng ông Tuân chỉ ậm ừ bảo: “Chiều quay trở lại cưỡng chế tiếp rồi lập biên bản luôn”, song đến hết buổi chiều chẳng thấy “tăm hơi” một cán bộ xã nào đến giải quyết tiếp vụ việc.
Điều bất thường là trong quá trình giải quyết đến trước buổi cưỡng chế, quán hàng do vợ chồng anh Luyến làm chủ, sử dụng nhưng chính quyền xã không hề làm việc trực tiếp với vợ chồng anh Luyến, chị Phương- những người có tài sản trên diện tích đất bị thu hồi. Mặt khác, vụ cưỡng chế ngày 29-12-2011 kết thúc, chính quyền xã Bắc Trạch không lập biên bản ghi lại diễn biến kết thúc buổi cưỡng chế và cũng không lập biên bản kiểm kê tài sản để giao lại cho vợ chồng anh Luyến, chị Phương rồi im lặng cho đến nay (?). Chứng kiến kiểu cưỡng chế lạ thường của chính quyền xã, không chỉ vợ chồng anh Luyến- chị Phương mà nhiều người dân trong khu vực rất bức xúc. Theo chị Phương cho biết, ước tính thiệt hại về tài sản của gia đình do bị hư hỏng, mất mát xảy ra trong quá trình bị cưỡng chế hơn 15 triệu đồng”,
Ngưng trích.
Bố con anh Luyến bên căn nhà bị tháo dỡ, bị bơ vơ trong ngày tết giá lạnh.
Gia đình anh Luyến cũng lâm cảnh màn trời chiếu đất, khi xuân về tết đến, có ai ngó ngàng tới đâu, anh Luyến cũng chỉ là một trong hàng triệu “con giun, cái kiến” chưa đủ sức để “oằn” như ông Vươn, cái “oằn” của gia đình ông Vươn khá mát tay, khiến đảng sợ, Nguyễn Tấn Dũng cũng ra oai chỉ đạo điều tra… Đảng cử mặt trận này, đoàn thể kia về tận nhà để nịnh nọt nhân dân. Nhưng nên nhớ đây là cú thu mình của con sói, chờ dịp, lấy đà phóng tới vồ mồi, cả nhà ông Vươn hiện nay đang trong vòng nanh vuốt, hình thức thăm viếng, an ủi, động viên của đoàn thể CS như là động tác vờn mồi, hoàn toàn không xuất phát từ lương tâm, từ đạo lý, từ công lý lại càng không to lớn hơn. Nếu có lương tâm, đạo lý, công lý thứ thiệt, chắc chắn không dám bén mảng tới gần nhà ông Vươn.
Vờn mồi là trò chơi, là cái thú tiêu khiển của loài sói, cũng là cách câu giờ để định đoạt số phận con mồi. Lâu ngày, rồi cũng phôi pha, mối “bức xúc” tan loảng, đảng CS đem ông Vươn ra xử “đúng người, đúng tội, theo luật pháp công minh”, như đã xử Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung… Hoặc nhốt riết không hạng định, không thông báo, nhốt bí mật, như đã nhốt Điếu Cày, Anhbasaigon, Tạ Phong Tần, Bùi Thị Minh Hằng, Việt Khang…
Cái tội tày đình, tỉnh ủy Hà Giang mua dâm học trò, cờ Trung Cộng 5 sao vẽ thành 6 sao, cho 1 sao Việt Nam sáp nhập, thì đã sao? Làm Công an, thay vì đi tra vấn thủ phạm, đàng này Công an đi truy bức người khiếu nại, là mẹ nhà báo Hoàng Hùng, thời gian qua bị Công an, tỉnh Long An truy bức: Nào ai xúi dục bà viết đơn, ai viết đơn hộ…? Tóm lại: Còn đảng, còn oan khiên và trớ trêu!
Nhân dân: Một tập hợp đầy đủ các thành phần dân chúng, ở một vùng, một địa phương, hoặc cả một đất nước, dưới chế độ CS Việt Nam quen gọi như vậy, Việt Nam Cộng Hòa, gọi là đồng bào.
Xem ra đồng bào, ngoài ý nghĩa thắm thiết: Cùng sinh ra từ trong một bọc, còn được chính phủ tôn trọng, không giống như nhân dân. Bất kể cái gì thối tha, bẩn thỉu nhất, đảng Cộng Sản tuôn hết lên đầu lên cổ nhân dân, thấy mà nhục.
Xin thành kính tri ơn chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, người công dân này đã từng làm đồng bào suốt 21 năm ròng, (1954 – 1975) tuy không được chính phủ “ưu ái, quan tâm” mấy, như: Quân Đội Đồng Bào, Cảnh Sát Đồng Bào, Thuế Vụ Đồng Bào, Kiểm Lâm Đồng Bào… Nhưng ít ra cũng được chính phủ tôn trọng, không đổ vấy lên đầu đồng bào, mỗi khi sai quấy.
Ông Bút