Post by Hồn Nước on Mar 28, 2013 10:14:14 GMT -5
MIDWAY CITY (NV)- Không chọn nghề nail như bạn bè, chị Kim quyết định theo đuổi nghề "tow" xe để lập nghiệp, nuôi sống gia đình trên đất Mỹ.
Giữa phố xá tấp nập của Little Saigon, thỉnh thoảng cư dân trong vùng lại bắt gặp một phụ nữ lái chiếc xe tải "tow" xe mang tên Kim’s Towing. Xe lớn nhưng được người cầm lái chạy khéo léo qua các con đường nhỏ, đông đúc với nhiều cửa tiệm, quán xá trong khu vực.
Chị Kim với mái tóc ngắn và áo khoác dầy “cho tiện công việc,” bên cạnh chiếc xe tải – phương tiện làm việc. (Hình: Thiên An/Người Việt)
“Hai người đàn bà làm dịch vụ "tow" xe? Mình chưa thấy bao giờ. Phải nói là họ vui vẻ lắm, lái xe tải mà bon bon như xe nhỏ vậy.” Tiffany Nguyễn, cư dân Westminster, nhận xét về lần cô nhờ đến Kim’s Towing hồi 2011.
Chủ nhân của hãng tow xe Kim’s Towing, mà khách hàng thường gọi luôn là chị Kim, tên thật là Dung Lê, 40 tuổi, sinh tại Việt Nam. Cái tên ba mẹ chị đặt cho nghe thật hiền lành, chất phát, đúng như cảm giác mà người đối diện có thể nhận thấy qua vài lần gặp gỡ. Đi tow xe, một nghề có thể nói là “độc quyền” bởi nam giới, không chỉ khiến chị phải thay đổi danh xưng, mà phải thay đổi cả cách ăn mặc, dáng vẻ.
Tóc tém ôm sát khuôn mặt, thêm chiếc áo gió dầy, cái quần rộng, chị Kim dễ lẫn vào các ông tow xe khác nếu nhìn từ xa. Kể về mái tóc dài đến thắt lưng ngày xưa chị để khi còn định cư ở Phần Lan, chị Kim nói: “Ở bên đó lạnh lắm nên mình để tóc dài. Qua Mỹ thấy nóng, nên cắt ngắn luôn cho tiện công việc.”
Chị kể, theo nghề vậy là gần 5 năm.
“Mình theo chồng qua Mỹ hồi cuối 2007. Cũng tính làm nghề nail nhưng không được tại bị dị ứng đủ thứ, nên quyết định theo nghề này. Trước đó, mấy lần sang Mỹ chơi, thấy gia đình ổng làm nghề này rồi.” Có vẻ, chị chẳng hề quan tâm đến việc “trong nhà, chỉ có mình là phụ nữ mà đi tow xe.”
Chị Kim tow xe từ nơi xe hư đến tiệm sửa xe cho khách hàng. (Hình: Thiên An/Người Việt)
Mười mấy ngày sau khi “chân ướt chân ráo” đến Mỹ, chị Kim gom vốn liếng mua chiếc xe tải “hết $70,000.”
“Mình nói mới qua Mỹ có mấy ngày, khách tròn mắt không tin.” Chị cười nhớ lại. “Nhiều bác lớn tuổi, nghe vậy, thấy mình là phụ nữ nữa, hỏi thẳng ‘Cô có biết làm không đó?’ Những ngày mới vào nghề thì cũng gặp nhiều khó khăn.”
Nói là “chủ nhân hãng Kim’s Tow”, thật ra, chị Kim là người làm chính. Từ lấy hẹn với khách hàng, coi đường, lái xe, liên lạc với các tiệm sửa xe, hảng bảo hiểm… chị làm tất. Làm miết rồi thành thạo, khách hàng từ nghi ngờ trở thành mối quen. Chị kể, ra điều rất hãnh diện về những khách hàng “lifetime”- “suốt đời” mà chị chinh phục được bằng công sức mồ hôi trong hơn 5 năm qua.
Ngoài những khó khăn khi mới làm quen với nghề, chị Kim nói không ảnh hưởng lắm đến đời sống hằng ngày. “Ở Mỹ thì nam nữ bình quyền, với người Việt mình thì mấy đứa nhỏ nói ‘hay đó’, người lớn tuổi thì cũng 'đánh giá,' nhưng chút thôi.” Theo chị, đi tow xe là một công việc “khá tự do, lịch làm việc tự sắp xếp được.”
Ngoài lúc chạy xe tải đi tow qua các đoạn đường, con phố xa gần, chị dành thời gian chăm sóc cho đứa con gái nhỏ vừa lên 11, thăm nom người mẹ già, và giúp đỡ những cô cháu gái vừa đến sống tại Mỹ. Chị nói “tự do, dễ xếp giờ cho việc nhà”, chứ phóng viên theo chân chị tow xe mới biết, điện thoại di động của chị reo không ngừng bởi khách hàng liên tục gọi. Người từ tốn đặt dịch vụ có, người hối thúc buộc đến tức thì cũng có, chỉ có điều bằng cách này cách khác, chị kiếm thời gian cho gia đình.
Khi được phóng viên hỏi về nhận xét cho dịch vụ tow xe của chị Kim, một bà khách khá lớn tuổi trước cửa một tiệm sửa xe trên đường Moran, gần khu Phước Lộc Thọ, đơn giản nói: “Cô Kim là số một rồi đó.”
Tương tự, thông tin về tiệm Kim’s Tow trên mạng có đầy những lời khen ngợi của khách hàng.
Bà khách trên đường Moran đi vội để lo cho chiếc xe hư, không kịp nêu tên. Chị Kim cũng không nhớ rõ tên bà, chị nói: “Như bà, em hỏi người khác trong khu này thì ai cũng biết Kim hết.” Chị Kim cười, nụ cười duyên lắm trên gương mặt sáng luôn tươi tắn, vui vẻ.
Chẳng biết tự khi nào, hình ảnh một người phụ nữ chạy xe tải, kéo dây móc xích, chở xe hơi, xe truck, không còn là điều làm cư dân Little Saigon ngạc nhiên nữa.
--
Liên lạc tác giả: vu.an@nguoi-viet.com
Giữa phố xá tấp nập của Little Saigon, thỉnh thoảng cư dân trong vùng lại bắt gặp một phụ nữ lái chiếc xe tải "tow" xe mang tên Kim’s Towing. Xe lớn nhưng được người cầm lái chạy khéo léo qua các con đường nhỏ, đông đúc với nhiều cửa tiệm, quán xá trong khu vực.
Chị Kim với mái tóc ngắn và áo khoác dầy “cho tiện công việc,” bên cạnh chiếc xe tải – phương tiện làm việc. (Hình: Thiên An/Người Việt)
“Hai người đàn bà làm dịch vụ "tow" xe? Mình chưa thấy bao giờ. Phải nói là họ vui vẻ lắm, lái xe tải mà bon bon như xe nhỏ vậy.” Tiffany Nguyễn, cư dân Westminster, nhận xét về lần cô nhờ đến Kim’s Towing hồi 2011.
Chủ nhân của hãng tow xe Kim’s Towing, mà khách hàng thường gọi luôn là chị Kim, tên thật là Dung Lê, 40 tuổi, sinh tại Việt Nam. Cái tên ba mẹ chị đặt cho nghe thật hiền lành, chất phát, đúng như cảm giác mà người đối diện có thể nhận thấy qua vài lần gặp gỡ. Đi tow xe, một nghề có thể nói là “độc quyền” bởi nam giới, không chỉ khiến chị phải thay đổi danh xưng, mà phải thay đổi cả cách ăn mặc, dáng vẻ.
Tóc tém ôm sát khuôn mặt, thêm chiếc áo gió dầy, cái quần rộng, chị Kim dễ lẫn vào các ông tow xe khác nếu nhìn từ xa. Kể về mái tóc dài đến thắt lưng ngày xưa chị để khi còn định cư ở Phần Lan, chị Kim nói: “Ở bên đó lạnh lắm nên mình để tóc dài. Qua Mỹ thấy nóng, nên cắt ngắn luôn cho tiện công việc.”
Chị kể, theo nghề vậy là gần 5 năm.
“Mình theo chồng qua Mỹ hồi cuối 2007. Cũng tính làm nghề nail nhưng không được tại bị dị ứng đủ thứ, nên quyết định theo nghề này. Trước đó, mấy lần sang Mỹ chơi, thấy gia đình ổng làm nghề này rồi.” Có vẻ, chị chẳng hề quan tâm đến việc “trong nhà, chỉ có mình là phụ nữ mà đi tow xe.”
Chị Kim tow xe từ nơi xe hư đến tiệm sửa xe cho khách hàng. (Hình: Thiên An/Người Việt)
Mười mấy ngày sau khi “chân ướt chân ráo” đến Mỹ, chị Kim gom vốn liếng mua chiếc xe tải “hết $70,000.”
“Mình nói mới qua Mỹ có mấy ngày, khách tròn mắt không tin.” Chị cười nhớ lại. “Nhiều bác lớn tuổi, nghe vậy, thấy mình là phụ nữ nữa, hỏi thẳng ‘Cô có biết làm không đó?’ Những ngày mới vào nghề thì cũng gặp nhiều khó khăn.”
Nói là “chủ nhân hãng Kim’s Tow”, thật ra, chị Kim là người làm chính. Từ lấy hẹn với khách hàng, coi đường, lái xe, liên lạc với các tiệm sửa xe, hảng bảo hiểm… chị làm tất. Làm miết rồi thành thạo, khách hàng từ nghi ngờ trở thành mối quen. Chị kể, ra điều rất hãnh diện về những khách hàng “lifetime”- “suốt đời” mà chị chinh phục được bằng công sức mồ hôi trong hơn 5 năm qua.
Ngoài những khó khăn khi mới làm quen với nghề, chị Kim nói không ảnh hưởng lắm đến đời sống hằng ngày. “Ở Mỹ thì nam nữ bình quyền, với người Việt mình thì mấy đứa nhỏ nói ‘hay đó’, người lớn tuổi thì cũng 'đánh giá,' nhưng chút thôi.” Theo chị, đi tow xe là một công việc “khá tự do, lịch làm việc tự sắp xếp được.”
Ngoài lúc chạy xe tải đi tow qua các đoạn đường, con phố xa gần, chị dành thời gian chăm sóc cho đứa con gái nhỏ vừa lên 11, thăm nom người mẹ già, và giúp đỡ những cô cháu gái vừa đến sống tại Mỹ. Chị nói “tự do, dễ xếp giờ cho việc nhà”, chứ phóng viên theo chân chị tow xe mới biết, điện thoại di động của chị reo không ngừng bởi khách hàng liên tục gọi. Người từ tốn đặt dịch vụ có, người hối thúc buộc đến tức thì cũng có, chỉ có điều bằng cách này cách khác, chị kiếm thời gian cho gia đình.
Khi được phóng viên hỏi về nhận xét cho dịch vụ tow xe của chị Kim, một bà khách khá lớn tuổi trước cửa một tiệm sửa xe trên đường Moran, gần khu Phước Lộc Thọ, đơn giản nói: “Cô Kim là số một rồi đó.”
Tương tự, thông tin về tiệm Kim’s Tow trên mạng có đầy những lời khen ngợi của khách hàng.
Bà khách trên đường Moran đi vội để lo cho chiếc xe hư, không kịp nêu tên. Chị Kim cũng không nhớ rõ tên bà, chị nói: “Như bà, em hỏi người khác trong khu này thì ai cũng biết Kim hết.” Chị Kim cười, nụ cười duyên lắm trên gương mặt sáng luôn tươi tắn, vui vẻ.
Chẳng biết tự khi nào, hình ảnh một người phụ nữ chạy xe tải, kéo dây móc xích, chở xe hơi, xe truck, không còn là điều làm cư dân Little Saigon ngạc nhiên nữa.
--
Liên lạc tác giả: vu.an@nguoi-viet.com