Post by Hồn Nước on Apr 7, 2013 17:06:12 GMT -5
Xuân mới, nhớ tháng ngày cũ
Ông Bút
(Kính dâng hương linh hai vị cố quận trưởng: Nguyễn Lê Thọ & Trung Úy Quận Trưởng Đoàn Thanh Vân, cùng quý anh linh QDCC VNCH, suốt hai mươi mốt năm. Hy sinh thân mình gìn giữ an ninh quận Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.)
——
Làm người Việt Nam thời ly loạn, ngoài “nơi chôn nhau cắt rốn”, hầu như mọi người còn nhiều vùng quê khác trĩu nặng thân thương, mỗi khi nhớ về…
Người ta nói: Tuổi già thường ôn lại qúa khứ, hoặc qúa khứ là chiếc gối êm ả, khi tuổi xế chiều. Riêng tôi thường nhớ những miền quê từng đi qua, từ những lúc sớm nhất, mỗi lần đặt chân đến một vùng quê mới, chẳng phải đợi đến lúc già.
Mỗi độ xuân về, tôi miên man nhớ những vùng quê gia đình đã chọn làm “quê hương”, dù thời gian ngắn hay dài. Trong đó có Vĩnh Long, nơi mẹ già và hai em còn thơ dại nương náu, từ 1973 – 1975, tại căn nhà số 24 Khưu Văn Ba, Vĩnh Long. (1) Vì nhận thấy miền Trung chiến tranh khốc liệt, tôi đưa gia đình vào Vĩnh Long tạm trú. Một đứa con trai mới hai chục tuổi đầu, suy chưa tới, nghĩ chưa đủ. Một căn nhà, những tiện nghi của nó, chưa thể bảo đảm cho sự sống, chính vì thế khi nghĩ tới Vĩnh Long, trong lòng nhiều thảng thốt, dù năm tháng đã qua xa rồi. Điều còn lại những thân thương êm đềm, hiền hòa mà Vĩnh Long ban tặng.
Chốn quê xưa, bà mụ Quế:
Mẹ tôi kể, khi chuyển bụng sinh tôi, còn 6 tháng nữa, chiến tranh Việt Pháp mới tới hồi đình chiến, hiệp định Geneve ra đời, thời gian này máy bay Pháp thường bỏ bom, vì thế ba tôi sợ, phụ nữ mang bụng bầu, khó chạy giặc, núp bom đạn, nên ông nhờ người mang chiếc giường tre vào hang núi, để mẹ tôi “ở cữ”. Phần ba tôi lo tránh cả hai thứ giặc vừa Việt Cộng vừa Pháp, ở một nơi khác. Mẹ tôi vượt cạn một mình, với bà Mụ Quế, đồ nghề phụ sản chỉ con dao nhíp ăn trầu và mấy nùi giẻ!
Bao đêm ngày nhọc mệt, đớn đau thằng bé o – oe chào đời, bà mụ Quế vừa ra về, con kỳ đà dài hơn sãi tay, lớn cả gang, ở đâu chạy thốc vào, dương cao cổ nhìn hai mắt đỏ hoe, bất ngờ hất tung làm gãy một chân giường, giường sụp kỳ đà hoảng hốt bỏ chạy! Mẹ tôi cũng điếng hồn.
Mẹ ơi bà mụ Quế đâu rồi?
Bà ấy mất lâu rồi! Thế đó, vừa biết nhận mặt người, bà mụ đã qua đời, tôi hình dung bà nhân hậu và đẹp đẽ lắm, nhà bà lẩn khuất sau cánh rừng, cứ như trang cổ tích.
Quê tôi nằm sát đông Trường Sơn, đèo heo hút gió, dãy núi chạy qua trước ngõ nhà có tên Hòn Tàu. Phần đất bà Quế chôn nhau, giờ đây thuộc quận Hiệp Đức, quận cuối cùng tỉnh Quảng Nam, thời Việt Nam Cộng Hòa là quận Quế Sơn, như thế làng tôi nằm vị trí cuối cùng của quận. Thời còn bé tôi nghe những ông già, bà cả kể chuyện ác độc, nham hiểm của Cộng Sản, từng cai trị quê hương này, những chín năm: 1945 – 1954, chuyện xảy ra chính trên quê hương mình, mà họ kể giống như ở đâu đâu, rất thản nhiên, không oán thù. Khiến tôi một đứa bé nghe lóm, ”biết sợ” CS từ tuổi thơ. 1954 Quốc Gia tiếp thu, những đơn vị quân đội hành quân qua làng, già trẻ mừng vui, chúng tôi lớn lên trong cảnh thanh bình, đêm chí ngày không hề có trộm đạo, giặc giã, cả xã chỉ mấy anh Dân Vệ canh phòng cho có lệ, ngoài đường cái quan chiều chạng vạng có chuyến xe đò “bà Giầu” chạy xuống quận, qua Hương An, ra phố Hội.
Người lớn dắt chó lên đỉnh Hòn Tàu (Trường Sơn) săn thú, không hề có bóng dáng quân Cộng Sản, mùa màng tươi tốt, quê tuy nghèo nhưng đủ loại chim muông, bình minh rộn tiếng chim ca, hoàng hôn rợp bóng bay về núi. Tiếc thay! Cảnh thanh bình, sung túc chỉ vỏn vẹn mười một năm: 1954 – 1965. Làng tôi mất, nhưng quận vẫn còn, gia đình tôi bỏ xứ, ra Hội An tỵ nạn Cộng Sản. Mỗi khi nhớ về làng cũ, hình bóng hai ông quận trưởng cứ chờn vờn trong tâm khảm: Ông quận Nguyễn Lê Thọ, ông quận Trung Úy Đoàn Thanh Vân, trước ông quận Thọ, còn nữa, nhưng tôi còn bé không biết, hai ông quận đều có ghé thăm làng, vào nhà ông nội tôi vài lần. Người ta nói tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, mọi dấu vết đã in lên, đều để lại những ấn tượng sâu sắc, có thể vì thế hình ảnh hai ông quận, không mờ phai trong trí nhớ thằng bé lên tám, lên chín.
Ông quận Thọ thuộc “trường phái” dân sự, nhìn ông giống như thầy giáo, ông theo đạo Công Giáo, chính ông khuyến khích ông nội tôi xây Chùa cho dân tu, theo ông nói: Đạo Khổng Mạnh sẽ thất truyền, người dân phải có đạo, xã hội mới thịnh trị được. Ngôi Chùa khởi xây năm 1960, khánh thành 1962, cuối năm 1963 ông quận Thọ đổi đi, tám năm sau, hai cha con tôi đến thăm ông tại tư gia ở Thanh Bồ, Đức Lợi thành phố Đà Nẵng, trong một đêm tối trời, lúc này tôi vẫn còn một thằng học trò, đứng hầu chuyện. Qua những chia xẻ, ai cũng đọc được những ưu tư, trăn trở về ngày mai của miền Nam. Gần bốn chục năm sau, chúng tôi những người dân Quế Sơn xưa, hiện đang cư trú Atlanta, kính gởi vòng hoa phúng điếu tới Texas, tưởng nhớ công đức người con dân Bình Định, đã đến công hiến, lãnh đạo quê nhà: Quận Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Vĩnh Long và ông Trung Úy Quận Trưởng:
Mẹ và hai em tôi đến ở 24 Khưu Văn Ba, Vĩnh Long, tôi đi làm bên Cần Thơ, trực liên tiếp 72 giờ, sau đó nghỉ đủ 72 giờ, chu kỳ đều đặn tuần hoàn như vậy, 72 giờ nghỉ, ban ngày tôi chạy xe thồ, xe ế tôi tự học thêm, giúp việc nhà, lên giữa cây cầu Khưu Văn Ba, chở nước về đổ đầy mấy cái khạp, đất vùng này không đào giếng được, nước sông vàng đục ngầu, đặc quánh, phải lóng phèn, qua một đêm nước trong đư.
Lúc mới đến chới với, vì tưởng rằng toàn miền Nam, có nguyên tắc hành chánh giống nhau, đã học trường công lập rút học bạ trường cũ, nộp đơn xin chuyển trường công lập nơi khác đều nhận, bất ngờ Thủ Khoa Huân, không nhận thằng em trai vào học, trường Tống Phước Hiệp, từ chối đứa em gái. Mẹ tôi lên Sài Gòn kêu cửa Dân Biểu Phan Thiệp, đơn vị Tỉnh Quảng Nam, ông giải thích rằng: Mỗi nơi có nguyên tắc riêng, trường người ta không còn chỗ, thì đành chịu thua, ông hứa cố gắng can thiệp cho một đứa mà thôi, em tôi được vào Nữ Trung Học Tống Phước Hiệp, trước sự ngạc nhiên của mọi người, kể như trường hợp qúa hy hữu. Những dòng này xin nói lên lời biết ơn sâu sắc đến cụ Phan Thiệp, hiện cư trú tại California, biết ơn quý thầy cô và Ban Giám Hiệu Tống Phước Hiệp, niên khóa 1973.
Mẹ tôi qua Vĩnh Bình, nhờ bác Quý, bác gọi cầu cứu Trung Tá Nguyễn Ngọc Nhuận. trung tâm trưởng, Trung Tâm Điều Hợp Phát Triển tỉnh Vĩnh Long, đầu giây bên kia Trung Tá Nhuận nói:
“Chị cứ về Vĩnh Long đi, tôi hứa xin được cho cháu, chị đừng qúa lo, tôi cố gắng hết mình”. Em tôi đến văn phòng Trung Tá Nhuận, nhận thư giới thiệu xin vào học Thủ Khoa Huân, thật may mắn. Hai em tôi cố công học tập để đền ơn ân nhân, ngoài ra chưa hề có một món qùa nào, dù là tượng trưng, thế nhưng đoạn phim qua qúa nhanh, Trung Tá Nhuận đã mất trong trại tù Vĩnh Phú, Bắc Việt.
Thay mặt gia đình, thành khẩn dâng lên nén nhang ân nhân cố Trung Tá!
Nguyện cầu hồn thiêng cố Trung Tá, luôn bên cạnh anh em, chốn vĩnh phúc.
Xin bày tỏ lòng biết ơn về thầy cô và Ban Giám Hiệu, trường Thủ Khoa Huân, niên khóa 1973.
Mới đến Vĩnh Long, nhưng thân quen hết xóm ngoài làng trong, người ở đây xởi lởi dễ làm thân. Trước tiên họ hỏi mình thứ mấy? Dạ con thứ sáu, từ đó mỗi khi về tới nhà, phía đối diện chú Tư đậu hũ, lên tiếng: Sáu mới dìa hả mậy? Dễ thương ghê chưa, từ rày Vĩnh Long là nơi chốn để tôi “dìa”, dìa không chỉ với mẹ và hai em, còn cả bà con quanh xóm thân thương, dìa với Vĩnh Long hiền hòa. Có những lúc cùng ông Tư đậu hũ, hoặc anh Chín xe lôi vô đồng câu cá, đêm mùa đông nằm nghe tiếng ễnh ương kêu, buồn nẫu ruột gan, nhớ Hội An qúa chừng.
Chiều chiều ra hàng nước chị Thái, bên cạnh nhà hàng nổi Cửu Long chơi, thỉnh thoảng dắt hai em vô vườn mua trái cây ăn, nhưng nhà vườn thấy khách tới vui lắm, chẳng ai lấy tiền, ăn no bụng cảm ơn rồi “dìa”, tôi nhớ hoài vườn ổi xá lị, cây mới cao tới thắt lưng, trái to bằng hai cái chén úp lại, trắng bông, mấy bà cô chủ vườn cứ ngồi xỉa trầu vô tư lự, còn dân thích trái cây tha hồ ăn.
Vĩnh Long nhỏ xíu, nhưng tình người quảng đại, đi chơi hết chỗ, nhè vào nghĩa trang quân đội, nhờ đó tôi bất ngờ gặp phần mộ của cố Trung Tá Đoàn Thanh Vân. Ngày ông mất tôi biết, chỉ ngạc nhiên ông là người Vĩnh Long, ngạc nhiên hơn nữa về sự “gặp gở” này! Theo ông Nghè Khoan, tức nhà viết sử Phan Khoan, (người Quảng Nam), ông cho biết lúc Thiếu Tá Đoàn Thanh Vân, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn 51 hy sinh, Dinh Độc Lập đang họp, TT Nguyễn Văn Thiệu choáng váng, và giải tán luôn cuộc họp. Người Quảng Nam lúc ấy nói chung, và quận Quế Sơn bàng hoàng sửng sốt, vô cùng thương tiếc cố Trung Tá Đoàn Thanh Vân, thấy mộ bia biết ngay chính ông quận đây rồi, nhưng tôi vẫn trố mắt đọc lại cho rõ, sau đó gọi đứa em trai đang lững thững cuối nghĩa trang: “Em ơi lại đây lạy ông quận của mình này”. Hai anh em so vai nghiêm trang lạy ông quận, không nhang khói, tối về kể với mẹ, tuần sau nói với chị ba (Thái) chị nói: Ừ ông quận của mình nằm đó, mấy năm nay, tôi quên nói cho cậu biết!
Hai tháng trước nhân viết bài: Ra mắt Hội Địa Phương Quân & Nghĩa Quân, tại Georgia, trên Hồn Nước đề cập tới ông quận trưởng Trung Úy Đoàn Thanh Vân, báo ra ngày thứ Sáu, thứ bảy nhận được cú phone: “Này, em Bút. biết ai đây không? Không đợi trả lời, ông anh tiếp: Anh Toàn đây, anh là rễ ông quận trưởng Đoàn Thanh Vân, trong bài báo em viết đó.”
Cầm bút cả chục năm, không dám nói hay dỡ, nhưng trãi qua thời gian, nghề nghiệp đã cho tôi chút nhạy bén. Thoáng nghe trong người lâng lâng, song tôi cũng kịp ngăn anh: Để em tả lại hình dáng ông quận, cho anh nghe nhé! Ông quận dong dõng cao, da ngăm ngăm đen, tóc cứng và thẳng… anh Toàn cười, nụ cười rất “miền tây”: Em giỏi qúa, em nhớ ông quận không sai chút nào. Nhìn thấy ông quận, khi ấy thằng bé nhà quê chân đất mới lên chín, lên mười, thằng bé ngày xưa giờ chẳng còn sợi tóc xanh.
Đời bể dâu kỳ ngộ, bốn biển sông hồ, nửa thế kỷ trôi xuôi, biết bao khổ đau tang thương và biến đổi. Trời cũng không ngờ, hôm nay mình gặp được phiên bản của ông quận, năm chục năm trước: Chị Sáu, (vợ của anh Toàn), người con gái xứ Vĩnh, người con của ông Trung Úy quận trưởng quận Quế Sơn, ông quận từng đi qua làng mình, từng đến nhà mình!
Tuần sau tôi đến thăm anh chị Sáu, không nói ra song anh chị xem tôi như đứa em trong nhà, lòng tôi đã kính thương như anh chị Hai của mình, xin phép anh chị thắp nhang bàn thờ ông bà, và thắp nhang ông quận.
Tôi ôm di ảnh ông quận, nghe lòng mình thổn thức, trong giây phút trầm lặng, tôi ngộ ra được vòng luân hồi đang khép kín giữa nhân gian.
Ông Bút
Chú thích:
(1) Nhà số 24 KVB – Vĩnh Long, năm 1980 tôi trở về xin lại, Việt Cộng hứa xét đơn, đến nay chưa trả lời! Bà con nào thương tình chụp cho tôi 1 tấm hình đường KVB – VL. Từ đầu cầu KVB đi Long Hồ, nhà tôi bên tay phải, căn thứ 7, đối diện với ông Tư Đậu Hũ, bên tay trái anh Chín xe lôi, bên phải ông thiếu úy Xuyên, chồng cô giáo Hà, người An Giang.
Ông Bút
(Kính dâng hương linh hai vị cố quận trưởng: Nguyễn Lê Thọ & Trung Úy Quận Trưởng Đoàn Thanh Vân, cùng quý anh linh QDCC VNCH, suốt hai mươi mốt năm. Hy sinh thân mình gìn giữ an ninh quận Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.)
——
Làm người Việt Nam thời ly loạn, ngoài “nơi chôn nhau cắt rốn”, hầu như mọi người còn nhiều vùng quê khác trĩu nặng thân thương, mỗi khi nhớ về…
Người ta nói: Tuổi già thường ôn lại qúa khứ, hoặc qúa khứ là chiếc gối êm ả, khi tuổi xế chiều. Riêng tôi thường nhớ những miền quê từng đi qua, từ những lúc sớm nhất, mỗi lần đặt chân đến một vùng quê mới, chẳng phải đợi đến lúc già.
Mỗi độ xuân về, tôi miên man nhớ những vùng quê gia đình đã chọn làm “quê hương”, dù thời gian ngắn hay dài. Trong đó có Vĩnh Long, nơi mẹ già và hai em còn thơ dại nương náu, từ 1973 – 1975, tại căn nhà số 24 Khưu Văn Ba, Vĩnh Long. (1) Vì nhận thấy miền Trung chiến tranh khốc liệt, tôi đưa gia đình vào Vĩnh Long tạm trú. Một đứa con trai mới hai chục tuổi đầu, suy chưa tới, nghĩ chưa đủ. Một căn nhà, những tiện nghi của nó, chưa thể bảo đảm cho sự sống, chính vì thế khi nghĩ tới Vĩnh Long, trong lòng nhiều thảng thốt, dù năm tháng đã qua xa rồi. Điều còn lại những thân thương êm đềm, hiền hòa mà Vĩnh Long ban tặng.
Chốn quê xưa, bà mụ Quế:
Mẹ tôi kể, khi chuyển bụng sinh tôi, còn 6 tháng nữa, chiến tranh Việt Pháp mới tới hồi đình chiến, hiệp định Geneve ra đời, thời gian này máy bay Pháp thường bỏ bom, vì thế ba tôi sợ, phụ nữ mang bụng bầu, khó chạy giặc, núp bom đạn, nên ông nhờ người mang chiếc giường tre vào hang núi, để mẹ tôi “ở cữ”. Phần ba tôi lo tránh cả hai thứ giặc vừa Việt Cộng vừa Pháp, ở một nơi khác. Mẹ tôi vượt cạn một mình, với bà Mụ Quế, đồ nghề phụ sản chỉ con dao nhíp ăn trầu và mấy nùi giẻ!
Bao đêm ngày nhọc mệt, đớn đau thằng bé o – oe chào đời, bà mụ Quế vừa ra về, con kỳ đà dài hơn sãi tay, lớn cả gang, ở đâu chạy thốc vào, dương cao cổ nhìn hai mắt đỏ hoe, bất ngờ hất tung làm gãy một chân giường, giường sụp kỳ đà hoảng hốt bỏ chạy! Mẹ tôi cũng điếng hồn.
Mẹ ơi bà mụ Quế đâu rồi?
Bà ấy mất lâu rồi! Thế đó, vừa biết nhận mặt người, bà mụ đã qua đời, tôi hình dung bà nhân hậu và đẹp đẽ lắm, nhà bà lẩn khuất sau cánh rừng, cứ như trang cổ tích.
Quê tôi nằm sát đông Trường Sơn, đèo heo hút gió, dãy núi chạy qua trước ngõ nhà có tên Hòn Tàu. Phần đất bà Quế chôn nhau, giờ đây thuộc quận Hiệp Đức, quận cuối cùng tỉnh Quảng Nam, thời Việt Nam Cộng Hòa là quận Quế Sơn, như thế làng tôi nằm vị trí cuối cùng của quận. Thời còn bé tôi nghe những ông già, bà cả kể chuyện ác độc, nham hiểm của Cộng Sản, từng cai trị quê hương này, những chín năm: 1945 – 1954, chuyện xảy ra chính trên quê hương mình, mà họ kể giống như ở đâu đâu, rất thản nhiên, không oán thù. Khiến tôi một đứa bé nghe lóm, ”biết sợ” CS từ tuổi thơ. 1954 Quốc Gia tiếp thu, những đơn vị quân đội hành quân qua làng, già trẻ mừng vui, chúng tôi lớn lên trong cảnh thanh bình, đêm chí ngày không hề có trộm đạo, giặc giã, cả xã chỉ mấy anh Dân Vệ canh phòng cho có lệ, ngoài đường cái quan chiều chạng vạng có chuyến xe đò “bà Giầu” chạy xuống quận, qua Hương An, ra phố Hội.
Người lớn dắt chó lên đỉnh Hòn Tàu (Trường Sơn) săn thú, không hề có bóng dáng quân Cộng Sản, mùa màng tươi tốt, quê tuy nghèo nhưng đủ loại chim muông, bình minh rộn tiếng chim ca, hoàng hôn rợp bóng bay về núi. Tiếc thay! Cảnh thanh bình, sung túc chỉ vỏn vẹn mười một năm: 1954 – 1965. Làng tôi mất, nhưng quận vẫn còn, gia đình tôi bỏ xứ, ra Hội An tỵ nạn Cộng Sản. Mỗi khi nhớ về làng cũ, hình bóng hai ông quận trưởng cứ chờn vờn trong tâm khảm: Ông quận Nguyễn Lê Thọ, ông quận Trung Úy Đoàn Thanh Vân, trước ông quận Thọ, còn nữa, nhưng tôi còn bé không biết, hai ông quận đều có ghé thăm làng, vào nhà ông nội tôi vài lần. Người ta nói tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, mọi dấu vết đã in lên, đều để lại những ấn tượng sâu sắc, có thể vì thế hình ảnh hai ông quận, không mờ phai trong trí nhớ thằng bé lên tám, lên chín.
Ông quận Thọ thuộc “trường phái” dân sự, nhìn ông giống như thầy giáo, ông theo đạo Công Giáo, chính ông khuyến khích ông nội tôi xây Chùa cho dân tu, theo ông nói: Đạo Khổng Mạnh sẽ thất truyền, người dân phải có đạo, xã hội mới thịnh trị được. Ngôi Chùa khởi xây năm 1960, khánh thành 1962, cuối năm 1963 ông quận Thọ đổi đi, tám năm sau, hai cha con tôi đến thăm ông tại tư gia ở Thanh Bồ, Đức Lợi thành phố Đà Nẵng, trong một đêm tối trời, lúc này tôi vẫn còn một thằng học trò, đứng hầu chuyện. Qua những chia xẻ, ai cũng đọc được những ưu tư, trăn trở về ngày mai của miền Nam. Gần bốn chục năm sau, chúng tôi những người dân Quế Sơn xưa, hiện đang cư trú Atlanta, kính gởi vòng hoa phúng điếu tới Texas, tưởng nhớ công đức người con dân Bình Định, đã đến công hiến, lãnh đạo quê nhà: Quận Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Vĩnh Long và ông Trung Úy Quận Trưởng:
Mẹ và hai em tôi đến ở 24 Khưu Văn Ba, Vĩnh Long, tôi đi làm bên Cần Thơ, trực liên tiếp 72 giờ, sau đó nghỉ đủ 72 giờ, chu kỳ đều đặn tuần hoàn như vậy, 72 giờ nghỉ, ban ngày tôi chạy xe thồ, xe ế tôi tự học thêm, giúp việc nhà, lên giữa cây cầu Khưu Văn Ba, chở nước về đổ đầy mấy cái khạp, đất vùng này không đào giếng được, nước sông vàng đục ngầu, đặc quánh, phải lóng phèn, qua một đêm nước trong đư.
Lúc mới đến chới với, vì tưởng rằng toàn miền Nam, có nguyên tắc hành chánh giống nhau, đã học trường công lập rút học bạ trường cũ, nộp đơn xin chuyển trường công lập nơi khác đều nhận, bất ngờ Thủ Khoa Huân, không nhận thằng em trai vào học, trường Tống Phước Hiệp, từ chối đứa em gái. Mẹ tôi lên Sài Gòn kêu cửa Dân Biểu Phan Thiệp, đơn vị Tỉnh Quảng Nam, ông giải thích rằng: Mỗi nơi có nguyên tắc riêng, trường người ta không còn chỗ, thì đành chịu thua, ông hứa cố gắng can thiệp cho một đứa mà thôi, em tôi được vào Nữ Trung Học Tống Phước Hiệp, trước sự ngạc nhiên của mọi người, kể như trường hợp qúa hy hữu. Những dòng này xin nói lên lời biết ơn sâu sắc đến cụ Phan Thiệp, hiện cư trú tại California, biết ơn quý thầy cô và Ban Giám Hiệu Tống Phước Hiệp, niên khóa 1973.
Mẹ tôi qua Vĩnh Bình, nhờ bác Quý, bác gọi cầu cứu Trung Tá Nguyễn Ngọc Nhuận. trung tâm trưởng, Trung Tâm Điều Hợp Phát Triển tỉnh Vĩnh Long, đầu giây bên kia Trung Tá Nhuận nói:
“Chị cứ về Vĩnh Long đi, tôi hứa xin được cho cháu, chị đừng qúa lo, tôi cố gắng hết mình”. Em tôi đến văn phòng Trung Tá Nhuận, nhận thư giới thiệu xin vào học Thủ Khoa Huân, thật may mắn. Hai em tôi cố công học tập để đền ơn ân nhân, ngoài ra chưa hề có một món qùa nào, dù là tượng trưng, thế nhưng đoạn phim qua qúa nhanh, Trung Tá Nhuận đã mất trong trại tù Vĩnh Phú, Bắc Việt.
Thay mặt gia đình, thành khẩn dâng lên nén nhang ân nhân cố Trung Tá!
Nguyện cầu hồn thiêng cố Trung Tá, luôn bên cạnh anh em, chốn vĩnh phúc.
Xin bày tỏ lòng biết ơn về thầy cô và Ban Giám Hiệu, trường Thủ Khoa Huân, niên khóa 1973.
Mới đến Vĩnh Long, nhưng thân quen hết xóm ngoài làng trong, người ở đây xởi lởi dễ làm thân. Trước tiên họ hỏi mình thứ mấy? Dạ con thứ sáu, từ đó mỗi khi về tới nhà, phía đối diện chú Tư đậu hũ, lên tiếng: Sáu mới dìa hả mậy? Dễ thương ghê chưa, từ rày Vĩnh Long là nơi chốn để tôi “dìa”, dìa không chỉ với mẹ và hai em, còn cả bà con quanh xóm thân thương, dìa với Vĩnh Long hiền hòa. Có những lúc cùng ông Tư đậu hũ, hoặc anh Chín xe lôi vô đồng câu cá, đêm mùa đông nằm nghe tiếng ễnh ương kêu, buồn nẫu ruột gan, nhớ Hội An qúa chừng.
Chiều chiều ra hàng nước chị Thái, bên cạnh nhà hàng nổi Cửu Long chơi, thỉnh thoảng dắt hai em vô vườn mua trái cây ăn, nhưng nhà vườn thấy khách tới vui lắm, chẳng ai lấy tiền, ăn no bụng cảm ơn rồi “dìa”, tôi nhớ hoài vườn ổi xá lị, cây mới cao tới thắt lưng, trái to bằng hai cái chén úp lại, trắng bông, mấy bà cô chủ vườn cứ ngồi xỉa trầu vô tư lự, còn dân thích trái cây tha hồ ăn.
Vĩnh Long nhỏ xíu, nhưng tình người quảng đại, đi chơi hết chỗ, nhè vào nghĩa trang quân đội, nhờ đó tôi bất ngờ gặp phần mộ của cố Trung Tá Đoàn Thanh Vân. Ngày ông mất tôi biết, chỉ ngạc nhiên ông là người Vĩnh Long, ngạc nhiên hơn nữa về sự “gặp gở” này! Theo ông Nghè Khoan, tức nhà viết sử Phan Khoan, (người Quảng Nam), ông cho biết lúc Thiếu Tá Đoàn Thanh Vân, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn 51 hy sinh, Dinh Độc Lập đang họp, TT Nguyễn Văn Thiệu choáng váng, và giải tán luôn cuộc họp. Người Quảng Nam lúc ấy nói chung, và quận Quế Sơn bàng hoàng sửng sốt, vô cùng thương tiếc cố Trung Tá Đoàn Thanh Vân, thấy mộ bia biết ngay chính ông quận đây rồi, nhưng tôi vẫn trố mắt đọc lại cho rõ, sau đó gọi đứa em trai đang lững thững cuối nghĩa trang: “Em ơi lại đây lạy ông quận của mình này”. Hai anh em so vai nghiêm trang lạy ông quận, không nhang khói, tối về kể với mẹ, tuần sau nói với chị ba (Thái) chị nói: Ừ ông quận của mình nằm đó, mấy năm nay, tôi quên nói cho cậu biết!
Hai tháng trước nhân viết bài: Ra mắt Hội Địa Phương Quân & Nghĩa Quân, tại Georgia, trên Hồn Nước đề cập tới ông quận trưởng Trung Úy Đoàn Thanh Vân, báo ra ngày thứ Sáu, thứ bảy nhận được cú phone: “Này, em Bút. biết ai đây không? Không đợi trả lời, ông anh tiếp: Anh Toàn đây, anh là rễ ông quận trưởng Đoàn Thanh Vân, trong bài báo em viết đó.”
Cầm bút cả chục năm, không dám nói hay dỡ, nhưng trãi qua thời gian, nghề nghiệp đã cho tôi chút nhạy bén. Thoáng nghe trong người lâng lâng, song tôi cũng kịp ngăn anh: Để em tả lại hình dáng ông quận, cho anh nghe nhé! Ông quận dong dõng cao, da ngăm ngăm đen, tóc cứng và thẳng… anh Toàn cười, nụ cười rất “miền tây”: Em giỏi qúa, em nhớ ông quận không sai chút nào. Nhìn thấy ông quận, khi ấy thằng bé nhà quê chân đất mới lên chín, lên mười, thằng bé ngày xưa giờ chẳng còn sợi tóc xanh.
Đời bể dâu kỳ ngộ, bốn biển sông hồ, nửa thế kỷ trôi xuôi, biết bao khổ đau tang thương và biến đổi. Trời cũng không ngờ, hôm nay mình gặp được phiên bản của ông quận, năm chục năm trước: Chị Sáu, (vợ của anh Toàn), người con gái xứ Vĩnh, người con của ông Trung Úy quận trưởng quận Quế Sơn, ông quận từng đi qua làng mình, từng đến nhà mình!
Tuần sau tôi đến thăm anh chị Sáu, không nói ra song anh chị xem tôi như đứa em trong nhà, lòng tôi đã kính thương như anh chị Hai của mình, xin phép anh chị thắp nhang bàn thờ ông bà, và thắp nhang ông quận.
Tôi ôm di ảnh ông quận, nghe lòng mình thổn thức, trong giây phút trầm lặng, tôi ngộ ra được vòng luân hồi đang khép kín giữa nhân gian.
Ông Bút
Chú thích:
(1) Nhà số 24 KVB – Vĩnh Long, năm 1980 tôi trở về xin lại, Việt Cộng hứa xét đơn, đến nay chưa trả lời! Bà con nào thương tình chụp cho tôi 1 tấm hình đường KVB – VL. Từ đầu cầu KVB đi Long Hồ, nhà tôi bên tay phải, căn thứ 7, đối diện với ông Tư Đậu Hũ, bên tay trái anh Chín xe lôi, bên phải ông thiếu úy Xuyên, chồng cô giáo Hà, người An Giang.