Post by Hồn Nước on Apr 7, 2013 17:55:02 GMT -5
Năm mới nghỉ và làm gì ?
Ông Bút -
Khi cán bộ Cộng Sản đọc Dân Làm Báo, thấy những bài vạch tội ác, vạch những thói xấu xa của họ. Vì dẫn chứng những sự kiện, những lý luận chính xác. Khiến họ nổi điên, cấm cán bộ, nhân dân vào đọc. Giá như “hốt” được, số phận DLB cũng như những trang báo tự do khác, chắc hẳn phải nối gót theo Tạ Phong Tần, Điếu Cày…
Phản ứng của họ, không khác gì người soi gương, thấy tuồng mặt của mình đầy lọ nhơ nhuốc, tức khí, vung búa đập nát gương!
Đó là Cộng Sản, còn chúng ta? Nghĩ thế nào khi có một bài báo, nói đúng những yếu kém của những người từng trốn chạy CS, từng hô hào chống Cộng dưới mọi hình thức? Nhưng việc làm của tay phải lại đối nghịch với tay trái.
Khởi đi từ đầu đề “Sự thật mất lòng”, dẫn chứng lời của một nhân viên chánh phủ liên bang cấp cao người Mỹ da trắng, y nói rằng:
“- Một mặt các người Mỹ gốc Việt hợp tác khăng khít (closely co-operate) về kinh tế và tài chánh với chế độ “kẻ thù” của các anh qua việc các anh đổ 18 tỷ đô la về Vietnam hàng năm qua ngả du lịch, chuyển ngân, du hí, và đầu tư (Note: Wells Fargo Bank có đủ tài liệu cấp cho GAO).
- Mặt khác, một số tổ chức cộng đồng (a certain number of your community organizations) các anh nộp thỉnh cầu (petition) chánh phủ Mỹ xin dùng áp lực kinh tế với Vietnam để đòi cho các anh vài điều mà các anh có thể tự làm lấy, nhưng chính hành động của các anh (hợp tác kinh tế với chế độ thù nghich) rồi các anh phản lại thỉnh cầu của các anh. Các anh là lũ hề (you, bunch of comedians)
Ông hỏi: “Trả lời tôi, các anh là loại người gì”? (Please answer me, what kind of people are you?)
Thiển nghĩ đất nước chúng ta trước tình trạng đen tối như hiện nay, mọi công dân đều có bổn phận góp phần tranh đấu. Đồng bào trong nước đấu tranh trực diện, kiều bào yểm trợ, cả hai vai trò cần liên kết chặt chẻ bằng phương thức nào đó. Một trong hai bị yếu kém, đều dẫn đến trì trệ công cuộc chung. Vì thế bất luận từ đâu, nêu ra những sai trái, chúng ta nên trân trọng sự thật, tìm hướng sửa sai một cách tích cực.
Đọc hai đoạn in nghiêng ở trên, mỗi đồng hương chúng ta như bị chẻ làm đôi, một nửa gởi tiển về Việt Nam, đa số vì cha già mẹ yếu, vì con cái, còn lại trên quê hương. Không thiếu nhiều trường hợp cha mẹ, anh chị em Việt Kiều gởi tiền thái qúa, gởi về nhằm phô trương sự sang giàu với xóm giềng, điều này làm con cháu bên Việt Nam ỷ lại, không lo làm ăn, ở không sinh ra hư đốn. Như vậy từ trong gia đình đã bất lợi, chưa nói tới bốn chữ nặng nề “Hợp tác khắng khít”
Nhiều Việt Kiều phô trương đậm hơn, về quê xây nhà cho dân nghèo, xây trường, làm đường để lấy tiếng khen, tuy trường hợp không nhiều, nhưng cũng là việc làm thiếu ý thức.
Nhiều nhà “từ thiện tư nhân” vì trục lợi để làm giàu, làm giàu qua con đường từ thiện, vừa ngắn vừa kết qủa nhanh nhất. Nhiều người đã phất lên nhờ “từ thiện”. Các cha, các xơ cũng cõng Đôla về chữa bệnh cho dân nghèo? Thầy “từ thiện” ít và thưa thớt hơn.
Du lịch, du hí: Hầu hết ai đến Mỹ, bằng diện con lai, vượt biên, hát ô, đều phải trải qua cuộc phòng vấn gay gắt. Nội dung chính, người được phỏng vấn, phải trình bày, chứng minh cho phái đoàn, là bạn và gia đình đã bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp, hoặc bị phân biệt đối xử, thế nhưng khi đến Mỹ có tiền rỏn rẻng chạy ngay về quê chẳng cần lý do nào cả, không khác gì nhiều cháu được phỏng vấn đến Mỹ để du học, nhưng thực chất đến Mỹ làm nail, tìm cách kết hôn ở lại Hoa Kỳ. Hiển nhiên đã sai với mục đích ra đi, khi làm sai có ai mặc cảm với chính mình? Hay cho đó là thông minh, lanh lẹ, khéo luồn lách?
Nhiều người mang căn cước tỵ nạn CS, nhưng gom tiền con cái mua đất bên VN, dĩ nhiên phải nhờ người thân đứng tên, rồi mất cả chì lẫn chài, đâm đơn kiện tụng, thật dị hợm. Ai cũng thừa biết CS phường xỏ lá, đìếm chảy, nhưng có lợi cứ đầu tư. Không kể bão lụt, hàng tiền cứu trợ tấp nập.
Không phải tất cả chúng ta, đã dồn thành tổng số 18 tỷ. Trong này phải kể tới thành phần “xuất khẩu lao động”, thành phần “cô dâu” Đài, Hàn, singapore…tích tụ hợp thành 18 tỷ. Nhưng ít ra hơn 60% số tiền từ những người tỵ nạn CS “đóng góp”. Dù vô tình, dù nhu cầu của cá nhân, hay gia đình, chúng ta cũng khó thoát ra, bốn chữ khép tội nghiêm khắc của tác giả: “hợp tác khắng khít” với kẻ thù. Rõ ràng chúng ta đã làm chậm lại công cuộc đấu tranh giải trừ chế độ Cộng Sản.
Nửa người còn lại, rất nhiệt huyết đấu tranh, thấy CS là thẳng tay tranh đấu, giương cao ngọn cờ vàng ở hải ngoại, thông thường thỉnh nguyện thư của sắc dân khác, cả tháng trời kiếm được 25,000 chữ ký thật khó khăn, với người Việt chưa tới nửa tháng đã dễ dàng túc số, sau đó lên tới con số kỷ lục ngất ngưỡng hơn 40,000 chữ ký.
Với thành tích trên hẳn nhiên đáng trân trọng, chúng ta cần cố gắng hơn trên những mặt khác của tranh đấu, không phải nêu ra để lặp lại câu hỏi khó: “các anh là loại người gì”, rồi kết luận “các anh là một lũ hề”. Bởi không riêng người dân Việt, đồng loại là con người khi rời xa xứ sở, ắt cũng hành động thông thường như thế, vì người thân yêu, vì mộ chí, nhà thờ, nhà tộc…trường hợp này có thể nói con tim làm mờ lý trí, trường hợp đầu tư vì lợi nhuận làm lú đầu óc.
Hy vọng sang năm mới, chúng ta có cách nghĩ và làm sẽ khác. Ngõ hầu giúp đồng bào trong nước thuận lợi hơn trên đà đấu tranh dành lại quyền làm người.
Ông Bút
Ông Bút -
Khi cán bộ Cộng Sản đọc Dân Làm Báo, thấy những bài vạch tội ác, vạch những thói xấu xa của họ. Vì dẫn chứng những sự kiện, những lý luận chính xác. Khiến họ nổi điên, cấm cán bộ, nhân dân vào đọc. Giá như “hốt” được, số phận DLB cũng như những trang báo tự do khác, chắc hẳn phải nối gót theo Tạ Phong Tần, Điếu Cày…
Phản ứng của họ, không khác gì người soi gương, thấy tuồng mặt của mình đầy lọ nhơ nhuốc, tức khí, vung búa đập nát gương!
Đó là Cộng Sản, còn chúng ta? Nghĩ thế nào khi có một bài báo, nói đúng những yếu kém của những người từng trốn chạy CS, từng hô hào chống Cộng dưới mọi hình thức? Nhưng việc làm của tay phải lại đối nghịch với tay trái.
Khởi đi từ đầu đề “Sự thật mất lòng”, dẫn chứng lời của một nhân viên chánh phủ liên bang cấp cao người Mỹ da trắng, y nói rằng:
“- Một mặt các người Mỹ gốc Việt hợp tác khăng khít (closely co-operate) về kinh tế và tài chánh với chế độ “kẻ thù” của các anh qua việc các anh đổ 18 tỷ đô la về Vietnam hàng năm qua ngả du lịch, chuyển ngân, du hí, và đầu tư (Note: Wells Fargo Bank có đủ tài liệu cấp cho GAO).
- Mặt khác, một số tổ chức cộng đồng (a certain number of your community organizations) các anh nộp thỉnh cầu (petition) chánh phủ Mỹ xin dùng áp lực kinh tế với Vietnam để đòi cho các anh vài điều mà các anh có thể tự làm lấy, nhưng chính hành động của các anh (hợp tác kinh tế với chế độ thù nghich) rồi các anh phản lại thỉnh cầu của các anh. Các anh là lũ hề (you, bunch of comedians)
Ông hỏi: “Trả lời tôi, các anh là loại người gì”? (Please answer me, what kind of people are you?)
Thiển nghĩ đất nước chúng ta trước tình trạng đen tối như hiện nay, mọi công dân đều có bổn phận góp phần tranh đấu. Đồng bào trong nước đấu tranh trực diện, kiều bào yểm trợ, cả hai vai trò cần liên kết chặt chẻ bằng phương thức nào đó. Một trong hai bị yếu kém, đều dẫn đến trì trệ công cuộc chung. Vì thế bất luận từ đâu, nêu ra những sai trái, chúng ta nên trân trọng sự thật, tìm hướng sửa sai một cách tích cực.
Đọc hai đoạn in nghiêng ở trên, mỗi đồng hương chúng ta như bị chẻ làm đôi, một nửa gởi tiển về Việt Nam, đa số vì cha già mẹ yếu, vì con cái, còn lại trên quê hương. Không thiếu nhiều trường hợp cha mẹ, anh chị em Việt Kiều gởi tiền thái qúa, gởi về nhằm phô trương sự sang giàu với xóm giềng, điều này làm con cháu bên Việt Nam ỷ lại, không lo làm ăn, ở không sinh ra hư đốn. Như vậy từ trong gia đình đã bất lợi, chưa nói tới bốn chữ nặng nề “Hợp tác khắng khít”
Nhiều Việt Kiều phô trương đậm hơn, về quê xây nhà cho dân nghèo, xây trường, làm đường để lấy tiếng khen, tuy trường hợp không nhiều, nhưng cũng là việc làm thiếu ý thức.
Nhiều nhà “từ thiện tư nhân” vì trục lợi để làm giàu, làm giàu qua con đường từ thiện, vừa ngắn vừa kết qủa nhanh nhất. Nhiều người đã phất lên nhờ “từ thiện”. Các cha, các xơ cũng cõng Đôla về chữa bệnh cho dân nghèo? Thầy “từ thiện” ít và thưa thớt hơn.
Du lịch, du hí: Hầu hết ai đến Mỹ, bằng diện con lai, vượt biên, hát ô, đều phải trải qua cuộc phòng vấn gay gắt. Nội dung chính, người được phỏng vấn, phải trình bày, chứng minh cho phái đoàn, là bạn và gia đình đã bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp, hoặc bị phân biệt đối xử, thế nhưng khi đến Mỹ có tiền rỏn rẻng chạy ngay về quê chẳng cần lý do nào cả, không khác gì nhiều cháu được phỏng vấn đến Mỹ để du học, nhưng thực chất đến Mỹ làm nail, tìm cách kết hôn ở lại Hoa Kỳ. Hiển nhiên đã sai với mục đích ra đi, khi làm sai có ai mặc cảm với chính mình? Hay cho đó là thông minh, lanh lẹ, khéo luồn lách?
Nhiều người mang căn cước tỵ nạn CS, nhưng gom tiền con cái mua đất bên VN, dĩ nhiên phải nhờ người thân đứng tên, rồi mất cả chì lẫn chài, đâm đơn kiện tụng, thật dị hợm. Ai cũng thừa biết CS phường xỏ lá, đìếm chảy, nhưng có lợi cứ đầu tư. Không kể bão lụt, hàng tiền cứu trợ tấp nập.
Không phải tất cả chúng ta, đã dồn thành tổng số 18 tỷ. Trong này phải kể tới thành phần “xuất khẩu lao động”, thành phần “cô dâu” Đài, Hàn, singapore…tích tụ hợp thành 18 tỷ. Nhưng ít ra hơn 60% số tiền từ những người tỵ nạn CS “đóng góp”. Dù vô tình, dù nhu cầu của cá nhân, hay gia đình, chúng ta cũng khó thoát ra, bốn chữ khép tội nghiêm khắc của tác giả: “hợp tác khắng khít” với kẻ thù. Rõ ràng chúng ta đã làm chậm lại công cuộc đấu tranh giải trừ chế độ Cộng Sản.
Nửa người còn lại, rất nhiệt huyết đấu tranh, thấy CS là thẳng tay tranh đấu, giương cao ngọn cờ vàng ở hải ngoại, thông thường thỉnh nguyện thư của sắc dân khác, cả tháng trời kiếm được 25,000 chữ ký thật khó khăn, với người Việt chưa tới nửa tháng đã dễ dàng túc số, sau đó lên tới con số kỷ lục ngất ngưỡng hơn 40,000 chữ ký.
Với thành tích trên hẳn nhiên đáng trân trọng, chúng ta cần cố gắng hơn trên những mặt khác của tranh đấu, không phải nêu ra để lặp lại câu hỏi khó: “các anh là loại người gì”, rồi kết luận “các anh là một lũ hề”. Bởi không riêng người dân Việt, đồng loại là con người khi rời xa xứ sở, ắt cũng hành động thông thường như thế, vì người thân yêu, vì mộ chí, nhà thờ, nhà tộc…trường hợp này có thể nói con tim làm mờ lý trí, trường hợp đầu tư vì lợi nhuận làm lú đầu óc.
Hy vọng sang năm mới, chúng ta có cách nghĩ và làm sẽ khác. Ngõ hầu giúp đồng bào trong nước thuận lợi hơn trên đà đấu tranh dành lại quyền làm người.
Ông Bút