Post by Hồn Nước on Apr 10, 2013 16:58:53 GMT -5
MỖI BLOGGER HÃY LÀ MỘT NHÀ BÁO CÔNG DÂN
Tạ Phong Tần
Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.
Có thể sự hiểu biết của bạn chỉ là một phần nhỏ nào đó trong đời sống xã hội, nhưng nhiều người góp lại sẽ tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội hoàn chỉnh. Khi tự mình làm một nhà báo công dân, chính bạn đã góp phần công khai, minh bạch hóa xã hội, cùng chung sức xây dựng một xã hội dân sự cho đất nước chúng ta.
Báo chí là gì?
Báo chí xuất phát từ 2 từ báo và tạp chí, nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ. Nhưng cũng để chỉ cả các loại hình truyền thông khác như đài phát thanh, đài truyền hình. Định nghĩa này cũng áp dụng được cho một tạp chí liên tục xuất bản trên web.
Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng. Có những loại báo chí sau:
- Báo viết: Thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất, hình thức thể hiện trên giấy. Ưu điểm: Tính phổ cập cao, có nội dung sâu, người đọc có thể nghiên cứu. Nhược điểm: Thông tin chậm, khả năng tương tác hai chiều (giữa người đọc và người viết) kém.
- Báo nói: Thông tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối là radio bằng ngôn ngữ. Ra đời thế kỷ 19. Ưu điểm: thông tin nhanh. Nhược điểm: Không trình bày được các thông tin bằng hình ảnh(phóng sự ảnh) hoặc các thông tin có hình ảnh minh hoạ.
- Báo hình: Thông tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh qua thiết bị đầu cuối là máy phát hình (Đài truyền hình)và máy thu hình (Television). Ưu điểm: Thông tin nhanh. Khuyết điểm: Khả năng tương tác hai chiều chưa cao.
- Báo điện tử: Sử dụng giao diện Website trên internet để truyền tải thông tin bằng bài viết, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh(video clip). Ưu điểm: Thông tin cập nhật nhanh, tính tương tác hai chiều cao. Khuyết điểm: Tính phổ cập yếu.
Có một công thức chung cho báo chí: Báo điện tử, phát thanh đưa tin, truyền hình phản ánh, báo viết bình luận. (Theo Wikipedia (Bách Khoa Toàn Thư Mở)).
Tin tức là gì?
Không phải lúc nào cũng định nghĩa được tin tức. Theo Tạp chí Nghề Báo, “tin tức cũng là những gì ảnh hưởng đến nhiều người. Có thể một trận lụt lớn phá hoại nhà cửa và mùa màng. Có thể giá dầu mỏ tăng, có nghĩa là chạy xe gắn máy sẽ tốn kém nhiều hơn. Thông thường những tin lớn nhất là những gì ảnh hưởng đến một số người đông đảo nhất.
Đôi khi, tin tức chỉ là những gì những người quan trọng, những người nổi tiếng nói hoặc làm. Đây là các nhân vật quyền thế vì vậy các ý kiến của họ được tường thuật rộng rãi hơn ý kiến của người dân thường.
Tin tức có tính cách nhất thời. Thông thường, tin tức là những gì xẩy ra hôm nay, không phải từ tháng trước. Độc giả muốn biết về những gì cập nhật nhất, và họ muốn biết càng sớm càng tốt. Nếu có đám cháy lớn xẩy ra trong thành phố, một phóng viên truyền hình phải lập tức tường thuật trong bản tin ngày hôm đó. Một phóng viên báo in phải viết bài cho ấn bản ra sáng hôm sau.
Tin tức là về những cuộc xung đột. Xung đột gây xáo trộn cho cuộc sống hàng ngày. Người ta xung đột với nhau để tranh dành đất đai. Các chính đảng ganh đua với nhau để nắm chính quyền. Các quốc gia xung đột với nhau trong chiến tranh. Tin tức cũng là về các khía cạnh địa phương. Ngừơi đọc muốn biết về các diễn biến xẩy ra ngay tại chỗ hoặc nơi gần chỗ họ sống.
Ví dụ: Một nhật báo tại Viên Chăn (Lào) chú trọng đến một trận lụt gần Viên Chăn. Báo này không chú ý đến lụt ở Bắc Kinh. Người đọc cũng muốn biết về các diễn biến ảnh hưởng đến những người giống họ. Người Lào để ý đến những gì xẩy ra cho những người Lào khác. Một chiếc máy bay bị rơi ở Trung Quốc có thể không được báo chí Lào tường thuật nhiều. Nhưng nếu có ba người Lào trên máy bay thì đó sẽ là một tin lớn.
Đôi khi tin tức là những gì hữu ích. Có thể là tin về cách kiếm việc làm mới. Hoặc tin về cách tập thể dục để giữ gìn sức khỏe. Rồi còn có các tin chỉ để giải trí. Các tin này gồm có các mẩu chuyện về súc vật, những hành động buồn cười của người này hay người kia, tiến triển của việc quay một cuốn phim mới, và cứ thế.v.v….”
Có thể nói, tin tức là những dữ kiện quan trọng hay đáng để ý, được một số đông người quan tâm. Những tin này khác với những điều thông thường xẩy ra hàng ngày. Tin tức cũng là những gì khác thường. Một định nghĩa lừng danh về tin tức là: “Một con chó cắn người không phải là tin, nhưng nếu một người cắn chó thì đó là tin”. Một tin trên trang nhất của nhật báo Bangkok Post kể lại rằng một người đàn ông bị bắt vì ông đã cắn vào cổ con chó của ông ta. Người này muốn chứng tỏ ông là chủ của con chó.
…
Mọi công dân đều có quyền thông tin
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin không phải là đặc quyền đặc lợi riêng của những người đang được công nhận là nhà báo, phòng viên của một tờ báo, tạp chí, đài phát thanh truyền hình hay một cơ quan ngôn luận nào đó.
Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Nền tảng của những chuẩn mực quốc tế về truyền thông là Điều 19 của Hiến chương Liên hợp quốc: “Mọi người đều có quyền tự dobiểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do bày tỏ quan điểm mà không bị can thiệp và quyền tự dotìm kiếm, tiếp nhận, truyền đạt thông tin và ý tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không có giới hạn”.
Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1977, Việt Nam có nghĩa vụ thực thi và luật hóa những điều khoản của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền, cũng như Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà chính quyền Việt Nam đã ký kết ngày 24/9/1982. Hiện nay Việt Nam lại là thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nên Nhà nước Việt Nam phải thực hiện Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng là điều tất nhiên, và điều này cũng phù hợp với Hiến pháp Việt Nam.
Theo Bách Khoa Toàn Thư mở, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là tuyên ngôn đưa ra một quan điểm về các quyền con người cơ bản nhưquyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể, quyền tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm,…
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua và công bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948.
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản tuyên ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.
Điều khoản cuối cùng của bản Tuyên ngôn có viết “Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này”.
Nguyên tắc cơ bản của báo chí văn minh: Thông tin nhanh, nhạy, chính xác, khách quan, trung thực
Khi thông tin một sự kiện, vụ việc nào đó công khai cho nhiều người biết, bạn phải có trách nhiệm với thông tin do mình đưa ra. Người xưa có câu: “Danh chính, ngôn thuận”, “Danh bất chính, ngôn bất thuận”. Nếu bạn dùng họ tên, địa chỉ thật của mình để thông tin, điều đó có nghĩa là: Tôi, một con người thực, hiện diện ở một thế giới thực, một công dân lương thiện, tôi thông tin đúng sự thật và tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều tôi viết. Qua đó, sẽ tăng độ tin cậy của thông tin đối với người đọc. Về lâu dài, chính tên (hoặc bút danh) của bạn sẽ là “thương hiệu uy tín” đảm bảo cho sức nặng lời nói của bạn với công chúng.
Thông tin bạn đưa ra cần phải đảm bảo trả lời đầy đủ những câu hỏi: Ai? Việc gì? Ở đâu? Thời gian nào? Nguyên nhân? Kết quả (hoặc hậu quả)? Có ai biết? Nhận xét hoặc bình luận của bạn (có thể có hoặc không có ý này). Kèm theo bài viết là hình ảnh, video, ghi âm… để đảm bảo nguồn cung cấp thông tin là có thật, tránh mọi trường hợp khiếu kiện về sau. Bạn có thể đưa kèm những hình ảnh, video, ghi âm… này kèm bài viết hoặc cứ giữ riêng, khi cần thiết mới cung cấp cho cơ quan chức năng.
Năm 2008: Thời của bùng nổ, công khai, minh bạch hóa thông tin
Khi chính sách đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống mạng Internet thâm nhập vào đời sống xã hội Việt Nam để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, đồng thời Nhà nước Việt Nam cũng phải chấp nhận sự bùng nổ thông tin trong đời sống xã hội khi mà mọi thông tin, sự việc, sự kiện ai cũng có thể tìm thấy hàng loạt trên mạng Internet.
Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, dấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước.
Riêng trong năm 2007, qua mạng Internet, người dân Việt Nam đã được biết sự kiện hồi tháng Bảy, các cuộc biểu tình của nông dân khiếu kiện từ các tỉnh lên TP Hồ Chí Minh đã làm dư luận phải để ý đến số phận của tầng lớp bị thua thiệt trong cuộc cải cách kinh tế. Sau nông dân đến trí thức và thanh thiếu niên thành thị xuống đường dồn dập trong hai đợt ngày 9 và 16.12.2007 để bảo vệ Hoàng Sa-Trường Sa, kéo theo sự ủng hộ rộng khắp của người Việt ở nước ngoài, phản đối Trung Quốc lập thành phố Tam Sa.
Hay sự việc hơn 4.000 giáo dân cầu nguyện đòi Nhà nước trả lại Tòa Khâm sứ Hà Nội là tài sản của Giáo hội khiến ngày 30/12/2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải đích thân đến gặp gỡ trao đổi với Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt.
Đây là những thông tin tiêu biểu mà hơn 700 tờ báo trong nước không hề nhắc đến dù chỉ một dòng.
Cơ quan truyền thông quốc tế BBC (Anh Quốc) nhận xét:
“Chính sự có mặt của nông dân khiếu kiện tại các đô thị đã đánh thức trí thức và giới trẻ ở những thành phố lớn về các vấn đề của cả nước.
Phản đối Tam Sa tuy khác khiếu kiện đất đai nhưng đều là kết quả của sự bùng nổ thông tin.
Nông dân đi kiện ý thức được việc trả lời đài báo và kêu gọi dân thành thị ủng hộ, còn cuộc biểu tình chống Tam Sa được tổ chức hoàn toàn qua mạng Internet, các blog và điện thoại di động.
Giống như cải tổ kinh tế ở Việt Nam giữa thập niên 1980, nay người dân đang tự “phá rào” để đòi các quyền như biểu tình và phát biểu chính kiến”.
“Dù chất lượng không đồng đều, từ chuyện nhảm nhí cho đến nghiêm túc nhưng kênh thông tin vừa riêng tư, vừa công khai này đã bổ sung nhiều cho truyền thông chính ngạch. Blog cũng là nơi kết nối người Việt trong và ngoài nước. Xu hướng dùng blog gia tăng đã thách thức các nhà kiểm duyệt và sẽ còn tiếp tục trong năm 2008”.
Xây dựng xã hội dân sự: Mỗi blogger hãy là một nhà báo công dân
Wikipedia định nghĩa: Xã hội dân sự ở đây được hiểu là một mảng của đời sống xã hội có tổ chức, mang tính tự nguyện, tự tái tạo, (hầu như) tự tài trợ, độc lập với nhà nước, và gắn bó với nhau bằng một trật tự pháp lý hay một số nguyên tắc chung. Xã hội dân sự là một xã hội mà ở đó người dân biết tự lo lấy cho mình rất nhiều chuyện, biết tự tổ chức lại để phát huy năng lực sáng tạo, hiện thực hóa các ý tưởng và để tương tác với nhà nước nhằm đạt tới một nền quản trị quốc gia minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm.
Khát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật. Cũng qua sự hiểu biết của người dân về pháp luật và việc thực hiện pháp luật, người ta có thể kiểm định về trình độ văn minh của một xã hội. Khi chúng ta đang phấn đấu cho một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì cần phải tường minh về những vấn đề đó.
Vấn đề cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền là pháp quyền ở trên nhà nước. Trong Nhà nước của pháp quyền đó, phải được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” để kiểm tra nhau, cơ quan nhà nước và công chức chỉ làm được những điều luật pháp cho phép còn dân thì được phép làm tất cả những điều gì mà luật pháp không cấm, và để đảm bảo dân uỷ quyền mà không mất quyền thì công việc của nhà nước và các cơ quan công quyền phải công khai và minh bạch trước dân, dân có quyền tham gia vào việc hoạch định pháp luật, giám sát và kiểm soát…
… Xã hội dân sự là đối tác bình đẳng của nhà nước chứ không phải là cái đuôi của Nhà nước, về thực chất là tạo điều kiện để người dân thực sự tham gia vào việc hoạch định, thực hiện chính sách và giám sát nhà nước, thực hiện phản biện xã hội đối với Nhà nước, kể cả đối với phẩm chất và hành vi của viên chức Nhà nước.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hoá, xã hội… vai trò của cá nhân ngày càng được nổi bật, ngày càng được tôn trọng. Theo đó, vai trò của xã hội dân sự càng được xác lập, đặc biệt là từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX trở đi. Xã hội dân sự nổi bật lên với nhiều tác dụng nhưng tóm tắt lại, điều quan trọng nhất cần hiểu rõ, thì đó chính là đối tác bình đẳng của Nhà nước không phải là cái đuôi của Nhà nước. Nó giữ vai trò là đối quyền của quyền lực Nhà nước mà về thực chất là tạo điều kiện để người dân thực sự tham gia vào việc hoạch định, thực hiện và giám sát các chủ trương và chính sách của Nhà nước, thực hiện trách nhiệm phản biện xã hội đối Nhà nước, kể cả phẩm chất và hành vi của viên chức Nhà nước. Chỉ riêng với nét tóm tắt ấy cũng thấy là, để thực hiện vai trò làm chủ của người dân, thì tổ chức tốt xã hội dân sự sẽ là một đảm bảo quan trọng và thiết thực cho hoạt động ấy.
Khi mà chúng ta đang chứng kiến nhiều tổ chức, đoàn thể quần chúng đã không phát huy được vai trò vì gần như bị “Nhà nước hoá” tất cả thì đã đến lúc vấn đề “xã hội dân sự”, một đặc điểm của xã hội hiện đại và văn minh, cần được đặt ra một cách nghiêm túc cùng với việc đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Trước mắt, công việc này chắc sẽ có tác dụng trực tiếp và lâu dài đến việc việc chống “quốc nạn” tham nhũng đang là bức xúc của mọi người dân.
Xã hội công bằng, dân chủ và văn minh mà chúng ta đang hướng tới cần phải xây dựng trên nền tảng vững vàng của nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự”. (Theo Gs. Tương Lai – Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp).
Nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” thoạt nghe rất hay, rất có lý, nhưng nếu thông tin không được công khai, minh bạch, sự việc cứ bị bưng bít, dấu nhẹm, không ai được biết, không biết thì lấy gì mà bàn, lấy gì để kiểm tra. Vì vậy, quyền được biết là quyền cơ bản đầu tiên của công dân khi tiến tới một xã hội dân sự.
Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.
Có thể sự hiểu biết của bạn chỉ là một phần nhỏ nào đó trong đời sống xã hội, nhưng nhiều người góp lại sẽ tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội hoàn chỉnh. Khi tự mình làm một nhà báo công dân, chính bạn đã góp phần công khai, minh bạch hóa xã hội, cùng chung sức xây dựng một xã hội dân sự cho đất nước chúng ta.
Khai bút đầu năm ngày 01/01/2008.
Tạ Phong Tần
Tạ Phong Tần
Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.
Có thể sự hiểu biết của bạn chỉ là một phần nhỏ nào đó trong đời sống xã hội, nhưng nhiều người góp lại sẽ tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội hoàn chỉnh. Khi tự mình làm một nhà báo công dân, chính bạn đã góp phần công khai, minh bạch hóa xã hội, cùng chung sức xây dựng một xã hội dân sự cho đất nước chúng ta.
Báo chí là gì?
Báo chí xuất phát từ 2 từ báo và tạp chí, nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ. Nhưng cũng để chỉ cả các loại hình truyền thông khác như đài phát thanh, đài truyền hình. Định nghĩa này cũng áp dụng được cho một tạp chí liên tục xuất bản trên web.
Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng. Có những loại báo chí sau:
- Báo viết: Thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất, hình thức thể hiện trên giấy. Ưu điểm: Tính phổ cập cao, có nội dung sâu, người đọc có thể nghiên cứu. Nhược điểm: Thông tin chậm, khả năng tương tác hai chiều (giữa người đọc và người viết) kém.
- Báo nói: Thông tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối là radio bằng ngôn ngữ. Ra đời thế kỷ 19. Ưu điểm: thông tin nhanh. Nhược điểm: Không trình bày được các thông tin bằng hình ảnh(phóng sự ảnh) hoặc các thông tin có hình ảnh minh hoạ.
- Báo hình: Thông tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh qua thiết bị đầu cuối là máy phát hình (Đài truyền hình)và máy thu hình (Television). Ưu điểm: Thông tin nhanh. Khuyết điểm: Khả năng tương tác hai chiều chưa cao.
- Báo điện tử: Sử dụng giao diện Website trên internet để truyền tải thông tin bằng bài viết, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh(video clip). Ưu điểm: Thông tin cập nhật nhanh, tính tương tác hai chiều cao. Khuyết điểm: Tính phổ cập yếu.
Có một công thức chung cho báo chí: Báo điện tử, phát thanh đưa tin, truyền hình phản ánh, báo viết bình luận. (Theo Wikipedia (Bách Khoa Toàn Thư Mở)).
Tin tức là gì?
Không phải lúc nào cũng định nghĩa được tin tức. Theo Tạp chí Nghề Báo, “tin tức cũng là những gì ảnh hưởng đến nhiều người. Có thể một trận lụt lớn phá hoại nhà cửa và mùa màng. Có thể giá dầu mỏ tăng, có nghĩa là chạy xe gắn máy sẽ tốn kém nhiều hơn. Thông thường những tin lớn nhất là những gì ảnh hưởng đến một số người đông đảo nhất.
Đôi khi, tin tức chỉ là những gì những người quan trọng, những người nổi tiếng nói hoặc làm. Đây là các nhân vật quyền thế vì vậy các ý kiến của họ được tường thuật rộng rãi hơn ý kiến của người dân thường.
Tin tức có tính cách nhất thời. Thông thường, tin tức là những gì xẩy ra hôm nay, không phải từ tháng trước. Độc giả muốn biết về những gì cập nhật nhất, và họ muốn biết càng sớm càng tốt. Nếu có đám cháy lớn xẩy ra trong thành phố, một phóng viên truyền hình phải lập tức tường thuật trong bản tin ngày hôm đó. Một phóng viên báo in phải viết bài cho ấn bản ra sáng hôm sau.
Tin tức là về những cuộc xung đột. Xung đột gây xáo trộn cho cuộc sống hàng ngày. Người ta xung đột với nhau để tranh dành đất đai. Các chính đảng ganh đua với nhau để nắm chính quyền. Các quốc gia xung đột với nhau trong chiến tranh. Tin tức cũng là về các khía cạnh địa phương. Ngừơi đọc muốn biết về các diễn biến xẩy ra ngay tại chỗ hoặc nơi gần chỗ họ sống.
Ví dụ: Một nhật báo tại Viên Chăn (Lào) chú trọng đến một trận lụt gần Viên Chăn. Báo này không chú ý đến lụt ở Bắc Kinh. Người đọc cũng muốn biết về các diễn biến ảnh hưởng đến những người giống họ. Người Lào để ý đến những gì xẩy ra cho những người Lào khác. Một chiếc máy bay bị rơi ở Trung Quốc có thể không được báo chí Lào tường thuật nhiều. Nhưng nếu có ba người Lào trên máy bay thì đó sẽ là một tin lớn.
Đôi khi tin tức là những gì hữu ích. Có thể là tin về cách kiếm việc làm mới. Hoặc tin về cách tập thể dục để giữ gìn sức khỏe. Rồi còn có các tin chỉ để giải trí. Các tin này gồm có các mẩu chuyện về súc vật, những hành động buồn cười của người này hay người kia, tiến triển của việc quay một cuốn phim mới, và cứ thế.v.v….”
Có thể nói, tin tức là những dữ kiện quan trọng hay đáng để ý, được một số đông người quan tâm. Những tin này khác với những điều thông thường xẩy ra hàng ngày. Tin tức cũng là những gì khác thường. Một định nghĩa lừng danh về tin tức là: “Một con chó cắn người không phải là tin, nhưng nếu một người cắn chó thì đó là tin”. Một tin trên trang nhất của nhật báo Bangkok Post kể lại rằng một người đàn ông bị bắt vì ông đã cắn vào cổ con chó của ông ta. Người này muốn chứng tỏ ông là chủ của con chó.
…
Mọi công dân đều có quyền thông tin
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền thông tin không phải là đặc quyền đặc lợi riêng của những người đang được công nhận là nhà báo, phòng viên của một tờ báo, tạp chí, đài phát thanh truyền hình hay một cơ quan ngôn luận nào đó.
Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Nền tảng của những chuẩn mực quốc tế về truyền thông là Điều 19 của Hiến chương Liên hợp quốc: “Mọi người đều có quyền tự dobiểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do bày tỏ quan điểm mà không bị can thiệp và quyền tự dotìm kiếm, tiếp nhận, truyền đạt thông tin và ý tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không có giới hạn”.
Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1977, Việt Nam có nghĩa vụ thực thi và luật hóa những điều khoản của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền, cũng như Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà chính quyền Việt Nam đã ký kết ngày 24/9/1982. Hiện nay Việt Nam lại là thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nên Nhà nước Việt Nam phải thực hiện Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng là điều tất nhiên, và điều này cũng phù hợp với Hiến pháp Việt Nam.
Theo Bách Khoa Toàn Thư mở, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là tuyên ngôn đưa ra một quan điểm về các quyền con người cơ bản nhưquyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể, quyền tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm,…
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua và công bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948.
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản tuyên ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.
Điều khoản cuối cùng của bản Tuyên ngôn có viết “Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này”.
Nguyên tắc cơ bản của báo chí văn minh: Thông tin nhanh, nhạy, chính xác, khách quan, trung thực
Khi thông tin một sự kiện, vụ việc nào đó công khai cho nhiều người biết, bạn phải có trách nhiệm với thông tin do mình đưa ra. Người xưa có câu: “Danh chính, ngôn thuận”, “Danh bất chính, ngôn bất thuận”. Nếu bạn dùng họ tên, địa chỉ thật của mình để thông tin, điều đó có nghĩa là: Tôi, một con người thực, hiện diện ở một thế giới thực, một công dân lương thiện, tôi thông tin đúng sự thật và tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều tôi viết. Qua đó, sẽ tăng độ tin cậy của thông tin đối với người đọc. Về lâu dài, chính tên (hoặc bút danh) của bạn sẽ là “thương hiệu uy tín” đảm bảo cho sức nặng lời nói của bạn với công chúng.
Thông tin bạn đưa ra cần phải đảm bảo trả lời đầy đủ những câu hỏi: Ai? Việc gì? Ở đâu? Thời gian nào? Nguyên nhân? Kết quả (hoặc hậu quả)? Có ai biết? Nhận xét hoặc bình luận của bạn (có thể có hoặc không có ý này). Kèm theo bài viết là hình ảnh, video, ghi âm… để đảm bảo nguồn cung cấp thông tin là có thật, tránh mọi trường hợp khiếu kiện về sau. Bạn có thể đưa kèm những hình ảnh, video, ghi âm… này kèm bài viết hoặc cứ giữ riêng, khi cần thiết mới cung cấp cho cơ quan chức năng.
Năm 2008: Thời của bùng nổ, công khai, minh bạch hóa thông tin
Khi chính sách đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống mạng Internet thâm nhập vào đời sống xã hội Việt Nam để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, đồng thời Nhà nước Việt Nam cũng phải chấp nhận sự bùng nổ thông tin trong đời sống xã hội khi mà mọi thông tin, sự việc, sự kiện ai cũng có thể tìm thấy hàng loạt trên mạng Internet.
Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, dấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước.
Riêng trong năm 2007, qua mạng Internet, người dân Việt Nam đã được biết sự kiện hồi tháng Bảy, các cuộc biểu tình của nông dân khiếu kiện từ các tỉnh lên TP Hồ Chí Minh đã làm dư luận phải để ý đến số phận của tầng lớp bị thua thiệt trong cuộc cải cách kinh tế. Sau nông dân đến trí thức và thanh thiếu niên thành thị xuống đường dồn dập trong hai đợt ngày 9 và 16.12.2007 để bảo vệ Hoàng Sa-Trường Sa, kéo theo sự ủng hộ rộng khắp của người Việt ở nước ngoài, phản đối Trung Quốc lập thành phố Tam Sa.
Hay sự việc hơn 4.000 giáo dân cầu nguyện đòi Nhà nước trả lại Tòa Khâm sứ Hà Nội là tài sản của Giáo hội khiến ngày 30/12/2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải đích thân đến gặp gỡ trao đổi với Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt.
Đây là những thông tin tiêu biểu mà hơn 700 tờ báo trong nước không hề nhắc đến dù chỉ một dòng.
Cơ quan truyền thông quốc tế BBC (Anh Quốc) nhận xét:
“Chính sự có mặt của nông dân khiếu kiện tại các đô thị đã đánh thức trí thức và giới trẻ ở những thành phố lớn về các vấn đề của cả nước.
Phản đối Tam Sa tuy khác khiếu kiện đất đai nhưng đều là kết quả của sự bùng nổ thông tin.
Nông dân đi kiện ý thức được việc trả lời đài báo và kêu gọi dân thành thị ủng hộ, còn cuộc biểu tình chống Tam Sa được tổ chức hoàn toàn qua mạng Internet, các blog và điện thoại di động.
Giống như cải tổ kinh tế ở Việt Nam giữa thập niên 1980, nay người dân đang tự “phá rào” để đòi các quyền như biểu tình và phát biểu chính kiến”.
“Dù chất lượng không đồng đều, từ chuyện nhảm nhí cho đến nghiêm túc nhưng kênh thông tin vừa riêng tư, vừa công khai này đã bổ sung nhiều cho truyền thông chính ngạch. Blog cũng là nơi kết nối người Việt trong và ngoài nước. Xu hướng dùng blog gia tăng đã thách thức các nhà kiểm duyệt và sẽ còn tiếp tục trong năm 2008”.
Xây dựng xã hội dân sự: Mỗi blogger hãy là một nhà báo công dân
Wikipedia định nghĩa: Xã hội dân sự ở đây được hiểu là một mảng của đời sống xã hội có tổ chức, mang tính tự nguyện, tự tái tạo, (hầu như) tự tài trợ, độc lập với nhà nước, và gắn bó với nhau bằng một trật tự pháp lý hay một số nguyên tắc chung. Xã hội dân sự là một xã hội mà ở đó người dân biết tự lo lấy cho mình rất nhiều chuyện, biết tự tổ chức lại để phát huy năng lực sáng tạo, hiện thực hóa các ý tưởng và để tương tác với nhà nước nhằm đạt tới một nền quản trị quốc gia minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm.
Khát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật. Cũng qua sự hiểu biết của người dân về pháp luật và việc thực hiện pháp luật, người ta có thể kiểm định về trình độ văn minh của một xã hội. Khi chúng ta đang phấn đấu cho một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì cần phải tường minh về những vấn đề đó.
Vấn đề cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền là pháp quyền ở trên nhà nước. Trong Nhà nước của pháp quyền đó, phải được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” để kiểm tra nhau, cơ quan nhà nước và công chức chỉ làm được những điều luật pháp cho phép còn dân thì được phép làm tất cả những điều gì mà luật pháp không cấm, và để đảm bảo dân uỷ quyền mà không mất quyền thì công việc của nhà nước và các cơ quan công quyền phải công khai và minh bạch trước dân, dân có quyền tham gia vào việc hoạch định pháp luật, giám sát và kiểm soát…
… Xã hội dân sự là đối tác bình đẳng của nhà nước chứ không phải là cái đuôi của Nhà nước, về thực chất là tạo điều kiện để người dân thực sự tham gia vào việc hoạch định, thực hiện chính sách và giám sát nhà nước, thực hiện phản biện xã hội đối với Nhà nước, kể cả đối với phẩm chất và hành vi của viên chức Nhà nước.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hoá, xã hội… vai trò của cá nhân ngày càng được nổi bật, ngày càng được tôn trọng. Theo đó, vai trò của xã hội dân sự càng được xác lập, đặc biệt là từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX trở đi. Xã hội dân sự nổi bật lên với nhiều tác dụng nhưng tóm tắt lại, điều quan trọng nhất cần hiểu rõ, thì đó chính là đối tác bình đẳng của Nhà nước không phải là cái đuôi của Nhà nước. Nó giữ vai trò là đối quyền của quyền lực Nhà nước mà về thực chất là tạo điều kiện để người dân thực sự tham gia vào việc hoạch định, thực hiện và giám sát các chủ trương và chính sách của Nhà nước, thực hiện trách nhiệm phản biện xã hội đối Nhà nước, kể cả phẩm chất và hành vi của viên chức Nhà nước. Chỉ riêng với nét tóm tắt ấy cũng thấy là, để thực hiện vai trò làm chủ của người dân, thì tổ chức tốt xã hội dân sự sẽ là một đảm bảo quan trọng và thiết thực cho hoạt động ấy.
Khi mà chúng ta đang chứng kiến nhiều tổ chức, đoàn thể quần chúng đã không phát huy được vai trò vì gần như bị “Nhà nước hoá” tất cả thì đã đến lúc vấn đề “xã hội dân sự”, một đặc điểm của xã hội hiện đại và văn minh, cần được đặt ra một cách nghiêm túc cùng với việc đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Trước mắt, công việc này chắc sẽ có tác dụng trực tiếp và lâu dài đến việc việc chống “quốc nạn” tham nhũng đang là bức xúc của mọi người dân.
Xã hội công bằng, dân chủ và văn minh mà chúng ta đang hướng tới cần phải xây dựng trên nền tảng vững vàng của nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự”. (Theo Gs. Tương Lai – Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp).
Nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” thoạt nghe rất hay, rất có lý, nhưng nếu thông tin không được công khai, minh bạch, sự việc cứ bị bưng bít, dấu nhẹm, không ai được biết, không biết thì lấy gì mà bàn, lấy gì để kiểm tra. Vì vậy, quyền được biết là quyền cơ bản đầu tiên của công dân khi tiến tới một xã hội dân sự.
Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.
Có thể sự hiểu biết của bạn chỉ là một phần nhỏ nào đó trong đời sống xã hội, nhưng nhiều người góp lại sẽ tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội hoàn chỉnh. Khi tự mình làm một nhà báo công dân, chính bạn đã góp phần công khai, minh bạch hóa xã hội, cùng chung sức xây dựng một xã hội dân sự cho đất nước chúng ta.
Khai bút đầu năm ngày 01/01/2008.
Tạ Phong Tần