Post by Hồn Nước on May 24, 2013 12:27:36 GMT -5
Phần I: MIỀN NAM
Chương 4: NẠN KIỀU
Năm 1978, Hà Nội phát hiện Bắc Kinh hậu thuẫn cho Pol Pot quấy phá biên giới Tây Nam. Hơn một triệu người Hoa ở Việt Nam đã trở thành mối lo “con ngựa thành Troy” cho một cuộc chiến tranh khi ấy được tin là không tránh khỏi. Ba “phương án” đưa người Hoa ra khỏi Việt Nam đã được triển khai. Bắc Kinh tố cáo Việt Nam gây ra vụ “nạn Kiều”. Việt Nam tố cáo Bắc Kinh “kích động”. Ở giữa “hai làn đạn”, cộng đồng người Hoa ở Việt Nam đã phải trải qua cơn biến động không kể hết đau thương.
Đội quân thứ năm
Đầu năm 1978, ông Lê Duẩn đưa Đỗ Mười vào miền Nam thay thế Nguyễn Văn Linh chỉ huy công cuộc “Cải tạo công thương nghiệp tư nhân”. Sau năm 1986, sự kiện này đã được nêu lên như là một bằng chứng để nói ông Nguyễn Văn Linh là người chống lại cải tạo tư sản. Tuy nhiên, theo ông Trần Phương, người có sáu tháng làm phó cho ông Nguyễn Văn Linh ở Ban Cải tạo công thương nghiệp Trungương: “Trong vấn đề cải tạo, Mười Cúc chỉ khác Đỗ Mười ở cách làm chứ không khác ở quan điểm cải tạo hay không cải tạo. Ở thời điểm ấy, Lê Duẩn chọn Đỗ Mười và đứng sau lưng Đỗ Mười vì ông muốn giải quyết vấn đề người Hoa gấp. Điều mà Lê Duẩn không tin là Mười Cúc làm được”.
Ông Trần Quốc Hương, khi ấy là phó bí thư Thành ủy, kể lại: Vào Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Lê Duẩn mời ông đến T78, hỏi về tình hình người Hoa. Cảnước khi ấy có khoảng một triệu hai trăm ngàn người Hoa. Ở miền Nam chiếm một triệu và riêng Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng hơn nửa triệu. Ông Mười Hương báo cáo: “Người Hoa ở Thành phố hoạt động trên nhiều mặt, nhưng mạnh nhất là về kinh tế. Từ sau khi ta chủ trương đánh tư sản mại bản, hoạt động kinh tế của người Hoa có bị giảm sút, nhưng họ vẫn có vai trò. Giá cả vàng và ngoại tệ cứ mỗi sáng sớm lại được quyết định bởi người Hoa ở một số nơi trong Chợ Lớn”. Ông Lê Duẩn nói: “Không thể thế được. Ngô Đình Diệm cấm người Hoa không được kinh doanh mười một ngành nghề, theo tôi chỉ cần một thôi là cấm người Hoa không được kinh doanh buôn bán. Nhân có nhiều người đang di tản, thành phố nên có cách đưa người Hoa ra đi”.
“Người Hoa không được kinh doanh buôn bán” được ngầm hiểu như một tư tưởng chỉ đạo của chiến dịch “cải tạo công thương nghiệp tư doanh”. Giữa tháng 3- 1978, ông Đỗ Mười nhanh chóng tập kết lực lượng tại các biệt thự trong khu Thảo Điền, Thủ Đức. Trưởng Ban Hoa vận Thành ủy, ông Nghị Đoàn, kể: “Ông Đỗ Mười vào là kêu tôi lên báo cáo ngay, ông nói cho tôi biết, Chợ Lớn là trọng điểm của đợt cải tạo”.
Chợ Lớn là trung tâm buôn bán lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam. Theo ông Phạm Văn Hùng, thường gọi là Ba Hùng, Thư ký riêng của ông Võ Văn Kiệt: “Trung ương cho rằng thật bất lợi khi giữ 500.000 người Hoa trong thành phố. Họ sẽ nắm kinh tế và rồi họ sẽ trở thành đội quân thứ năm. Trung ương chủ trương đưa bớt người Hoa ra khỏi thành phố”. Ông Hùng nói: “Cả anh Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ và Trần Quốc Hương đều không đồng ý, nhưng Trung ương giữ ý kiến, Trung ương muốn ‘xé’ người Hoa ra, đưa về các tỉnh”. Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận: “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh, về mặt chính sách, chủ yếu nhắm vào giới buôn bán, nhưng trên thực tế buôn bán lại là sở trường của người Hoa, do đó, mặc nhiên họ trở thành số đông trong đối tượng dính vào cải tạo. Cũng có lúc có chủ trương đưa bớt người Hoa ra khỏi Thành phố, bố trí người Hoa sống xen với người Việt theo kiểu ‘xôi đậu’, không để họ tập trung. Việc này được làm mạnh tay hơn do căng thẳng của mình và Trung Quốc”.
Theo thống kê đến tháng 3-1979 của Thành phố Hồ Chí Minh: Trước ngày 30-4- 1975 có 200 nhà tư sản lớn người Hoa bỏ chạy khỏi Sài Gòn – Chợ Lớn; chín mươi tám tư sản người Hoa trong số 161 tư sản mại bản còn lại ở Sài Gòn đã bị “đánh” trong khoảng từ tháng 9-1975 đến năm 1977. Hơn 4.000 hộ tư sản người Hoa khác đã bị cải tạo trong khoảng hai tuần đầu sau khi ông Đỗ Mười bắt đầu chiến dịch. Trong số 28.787 hộ bị quy là tư sản thương nghiệp và bị cải tạo, ngoài 2.500 hộ “có công với Cách mạng” hoặc là “cơ sở Cách mạng” được “ở lại thành phố theo diện chính sách”, một số chuyển sang sản xuất tại chỗ, một số “được bố trí vào mạnglưới phân phối xã hội chủ nghĩa”, 3.494 hộ bị đưa đi các tỉnh dưới danh nghĩa “đăng ký đi kinh tế mới”.
Cũng có một số thương nhân dự tính “chuyển sang sản xuất” thật. Nhưng khi đến Lâm Đồng hay xuống Đồng Tháp Mười, nhìn những căn lán vách lá tuềnh toàng, bên trong nền nhà, cỏ cây mô đất không kịp cắt dọn, các nhà tư sản hiểu ra mục tiêu của chính quyền. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, khi ấy đang là một thanh niên xung phong, kể: “Chúng tôi được giao nhiệm vụ xây dựng các làng kinh tế mới để đón đồng bào. Cũng là những thanh niên mới từ thành phố xuống, chúng tôi chặt cây, cắt tranh dựng cấp tốc hàng loạt… Nhưng, làm xong nhìn lại, thấy đến thanh niên xung phong cũng khó lòng mà ở trong những túp lều như thế”. Nhiều người trở lại thành phố ngay, nhiều người tạm dừng lại ít bữa để nghe ngóng. Ít lâu sau, các nhà tư sản, đặc biệt là tư sản người Hoa, được móc nối, kêu nộp vàng để được ra đi “bán hợp pháp”.
Ông Trần Quốc Hương nói tiếp: “Lần thứ hai, Tổng Bí thư Lê Duẩn cho gọi tôi đến T78. Lần này ông không nói gì nhiều, chỉ nhắc, tình hình giữa ta và Trung Quốc thêm xấu đi, Thành phố cần khẩn trương đưa người Hoa ra đi”. Sau buổi làm việc đó với Tổng Bí thư Lê Duẩn, ông Trần Quốc Hương nói ông đã có “nhiều đêm không ngủ”. Trong những năm 1938-1940, các nhà lãnh đạo Đảng như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, khi từ Trung Quốc về Sài Gòn, nhiều lúc đã phải dựa vào người Hoa Chợ Lớn. Trước khi ra Bắc, ông Lê Duẩn có rất ít những liên hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo Trung Hoa Cộng sản. Nhưng người cận vệ vào sinh ra tử nhất mực trung thành của ông là một người Việt gốc Hoa, ông Năm Hoành. Người lái chiếc xe Ford bốn chỗ chở ông Lê Duẩn từ Sài Gòn theo đường công khai sang Phnom Penh cũng là một nhà tư sản người Hoa, ông Lai Thanh. Người được phái từ Hà Nội vào Phnom Penh chuyển lá thư của ông Phạm Hùng gửi cho ông Lê Duẩn cũng là người Việt gốc Hoa, nữ tình báo Hồ Anh. Người nhận lá thư này từ Hồ Anh, ông Q.M., lại là một cán bộ thuộc Hoa Kiều vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc hoạt động tại miền Nam Việt Nam.
Năm 1949, Q.M. đã gặp ông Lê Duẩn ở Đồng Tháp Mười. Từ Phnom Penh, Q.M. trong vai một người cháu dẫn “ông cậu” Lê Duẩn “chui” xuống một hầm tàu chật chội và nóng bức, trong suốt năm ngày, xuôi dòng Mekong ra biển rồi đi tớiHongkong. Từ Hongkong, cán bộ lễ tân của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chờ sẵn, dẫn “hai cậu cháu” ông Lê Duẩn đi làm giấy tờ nhập cảnh theo diện “kiều dân Trung Hoa về nước”. Ngày 23-5-1957, phái viên Trung Quốc đã cùng với Hồ Anh đưa ông Lê Duẩn về Tỉnh ủy Quảng Châu. Theo bà Hồ Anh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đón tiếp ông Lê Duẩn rất trọng thị. Trên đường bay trở lại Việt Nam, những đồngchí Trung Hoa tinh tế đã lấy lý do “thời tiết xấu”, cho dừng máy bay chở ông Lê Duẩn ở Nam Ninh. Tại đó, các “đồng chí Trung Quốc” sắp xếp để ông Lê Duẩn có cuộc đoàn tụ cảm động với Lê Tuyết Hồng, người con gái được sinh ra khi ông Lê Duẩn đang ở trong tù. Tuyết Hồng khi đó đang được Trung Quốc nuôi ăn học ở ký túc xá Quế Lâm.
Hiệp định Geneva
Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngồi vào bàn đàm phán Hội nghị Geneva một ngày sau khi Tướng Giáp bắt sống Tướng De Castries cùng với 16.000 quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Những người Việt Nam Cộng sản lúc ấy tin rằng họ sẽ giành được cả nước nếu tiếp tục chiến đấu.
Ở Nam bộ, Hiệp định Geneva được coi là “xên non”. Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại: “Tướng Đồng Văn Cống đánh một đêm giải phóng hàng chục đồn; Tây, Ngụy hoang mang tột độ, cứ hù là chạy. Chỉ cần giữ thêm một tháng nữa là mình sẽ làm chủhết vùng nông thôn Nam bộ”. Ông Kiệt nói: “Tụi tôi tiếc không thể tưởng tượng được”. Khi thay mặt Trung ương triển khai Nghị quyết thi hành Hiệp định Geneve ở miền Nam, ông Lê Duẩn nói: “Ta không tán thành, đây là do Trung Quốc và Liên Xô ép”.
Hành động của Chu Ân Lai tối 22-7-1954 cũng khiến cho nhiều nhà ngoại giao miền Bắc Việt Nam “để bụng”. Hôm ấy, sau khi ký Hiệp định Geneva, Chu tổ chức một dạ tiệc chia tay, mời cả Ngô Đình Luyện, người của phía Việt Nam Quốc gia. Trong bữa tiệc, Chu còn đề nghị chính quyền Sài Gòn mở cơ quan đại diện ngoại giao ở Bắc Kinh: “Tất nhiên, về mặt ý thức hệ thì Phạm Văn Đồng gần gũi chúng tôi hơn, nhưng điều đó không loại bỏ việc có đại diện từ miền Nam. Suy cho cùng, chẳng phải tất cả các đồng chí đều là người Việt Nam, và chẳng phải tất cả chúng ta đều là người châu Á hay sao?”.
Trong hồi ký được công bố chính thức trên báo Nhân Dân184, thư ký kiêm phụ trách báo chí của đoàn Việt Nam trong Hội nghị Geneva, ông Nguyễn Thành Lê, gọisự kiện Chu Ân Lai mời Ngô Đình Luyện mở tòa lãnh sự tại Bắc Kinh là “câu kết với Pháp và tay sai”. Ông Lê cho rằng “Bắc Kinh đã ép buộc Hồ Chí Minh phải chia đôi Việt Nam theo Vĩ tuyến 17”. Theo ông Hoàng Tùng, ngày 3-7-1954, sau khi đạt
được thỏa thuận với Mỹ và Pháp, Chu rời Geneva về gặp Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp tại Liễu Châu, thông báo với Hồ Chí Minh ý kiến của Molotov và của ông ta, dự định chia cắt Việt Nam thành hai miền ở Vĩ tuyến 17.
Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh nhất quyết đòi, dẫu có lùi cũng chỉ Vĩ tuyến 15 hoặc tối thiểu là 16. Một mặt, Chu Ân Lai “dọa”, Hoa Kỳ có thể nhảy vào vòng chiến và khi đó, Liên Xô và Trung Quốc sẽ không thể hỗ trợ cho Hồ Chí Minh. Một mặt, ông ta mềm dẻo: “Ghi nhớ lời dặn của Hồ Chủ tịch, nhưng xin phép, tướng ngoài biên ải được căn cứ vào tình hình thực tế mà quyết định”. Theo ông Việt Phương, một thư ký trong Đoàn đàm phán Hiệp định Geneva của Việt Nam: “Về sau Phạm Văn Đồng thừa nhận, khi Chu Ân Lai nói sông Bến Hải sẽ được lấy làm giới tuyến, ông Phạm Văn Đồng không biết là Việt Nam có con sông ấy. Họ đã nghiên cứu kỹđến như vậy để ép chúng ta”.
Trung Quốc, Liên Xô rõ ràng đã không làm hết sức mình cho Việt Nam trên “tinh thần quốc tế vô sản”, nhưng Việt Nam không thể nào độc lập khi không chỉ lệ thuộc“hai ông anh lớn” về vũ khí để đánh nhau với người Pháp ở Điện Biên Phủ mà còn lệ thuộc cả phương tiện đàm phán trong Hội nghị Geneva. Theo ông Việt Phương, lúc đó đoàn đàm phán không có điều kiện để trao đổi với Đảng và Chính phủ. Tất cả mọi thông tin liên lạc đều phải nhờ qua Trung Quốc. Từng cuộc họp một, Phạm Văn Đồng báo cáo về cho Hồ Chí Minh đều phải sử dụng điện đài và mật mã của Đoàn Trung Quốc. Trong thời gian nghỉ, Chu Ân Lai lại bay về gặp Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh. Mọi tính toán của Đoàn và chỉ đạo ở nhà đều ở trong tay Trung Quốc.
Ý thức hệ đã từng tạo ra sự gần gũi giữa Hà Nội với Bắc Kinh. Nhưng mối quan hệ quá tin cậy lẫn nhau đôi khi lại rất dễ gây nghi kỵ. Trung Quốc, Liên Xô khi xử lý vấn đề Việt Nam, và ngay cả Việt Nam trong mối quan hệ với người Khmer cũng phải ưu tiên lợi ích quốc gia. Trong khi đó, những nhà lãnh đạo các đảng “đàn em” lại chờ đợi các “ông anh” bảo bọc trong tinh thần vô sản. Chính ý thức hệ đã làmcho những người cộng sản ở nước nhỏ tự huyễn hoặc về sứ mệnh “tiền đồn”185 đi đến chỗ bị hụt hẫng khi bị đem ra mặc cả cho quyền lợi của các siêu cường khác.
“Chổi ngắn không quét xa”
Nếu như khi ở miền Nam, ông Lê Duẩn chỉ nghĩ đến người Mỹ và kẻ thù trực tiếp của ông, “chính quyền tay sai” Ngô Đình Diệm, thì khi ra tới Hà Nội, theo ông Đậu Ngọc Xuân: “Anh Ba đánh giá, muốn đánh Mỹ thì trước tiên phải có ba cái không sợ: không sợ Mỹ, không sợ Liên Xô, không sợ Trung Quốc. Ông Hoàng Văn Hoan nghe, tròn mắt: sao nói không sợ Trung Quốc?”. Ông Hoàng Tùng xác nhận: “Cụ Hồ lúc ấy cũng ở trong tình trạng ‘ngoảnh mặt sang Tề e Sở giận, quay đầu sang Sở, sợ Tề ghen’”. Ông Đậu Ngọc Xuân kể tiếp: “Trước khi họp Bộ Chính trị bàn về cách mạng miền Nam, anh Ba mất ba đêm không ngủ để suy nghĩ về thái độ của Liên Xô, Trung Quốc; họ giúp mình nhưng có chi phối đường lối chiến tranh của mình không? Đó là cái gay gắt nhất”.
Theo bà Nguyễn Thụy Nga – vợ thứ hai của ông Lê Duẩn, người mà từ năm 1957-1962, khi đang học ở Bắc Kinh, thường tháp tùng Lê Duẩn vào Trung Nam Hải và được Mao Trạch Đông gọi là “Lý Phu nhân” – năm 1973, từ Khu IX ra Hà Nội, bà được ông Lê Duẩn tâm sự: “Khi ta chủ trương giải phóng miền Nam, hai ông bạn lớn đã làm anh rất đau đầu. Liên Xô sợ mình đánh sẽ nổ ra chiến tranh thế giới thứ III; Trung Quốc muốn mình trường kỳ mai phục ‘chờ Trung Quốc mạnh sẽ đẩy Mỹ xuống Biển Đông’. Anh không để mất lòng ai nhưng lúc nào cũng phải giữ cho đúng tính chất độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam”186. Trên thực tế, lập trường của Trung Quốc đối với cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam đã thay đổi vào giữa thập niên 1960.
Cuối thập niên 1950, khi ông Lê Đức Anh cùng Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đến Trung Quốc, xin súng trung liên, đại liên và ĐKZ để đưa vào Nam, Trung Quốc chỉ cho “toàn súng trường K44 bắn phát một, họ bảo để trang bị cho dân quân du kích miền Nam phòng chống càn”187. Nhưng, cuối năm 1966, khi tháp tùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc, ông Lê Đức Anh thấy Đoàn đã được đón tiếp bởi Mao Trạch Đông cùng đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại thương.
Theo ông Lê Đức Anh: “Khi Mao hỏi: ‘Quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam đông, tư tưởng của người dân và chiến sĩ thế nào? Hiện nay cách mạng ở Miền Nam của các đồng chí có khó khăn gì?’, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đề nghị để ông Lê Đức Anh trả lời. Tướng Lê Đức Anh nói: ‘Mỹ vào đông vậy chứ đông hơn nữa thì bộ đội và nhân dân miền Nam cũng quyết đánh. Hiện nay, xe tăng và máy bay của Mỹ rất nhiều nhưng Việt Nam thiếu vũ khí chống tăng, bắn máy bay và bắn tàu thủy, thiếuđô la để mua gạo, vì từ trước đến nay cách mạng Miền Nam Việt Nam vẫn mua gạo ở Campuchia và Thái Lan là chủ yếu, mà mua bên đó phải mua bằng đô la’. Nghe báo cáo vậy, ông Mao liền chỉ tay vào các quan chức, những người dưới quyền ông đang có mặt tại đó: Hãy giải quyết cho các đồng chí Việt Nam”188.
Trên thực tế, mỗi khi miền Bắc điều chỉnh đường lối “cách mạng miền Nam” đều phải sang bàn với Trung Quốc. Theo ông Hoàng Tùng: “Không bàn thì họ không viện trợ”. Ông Nguyễn Nhật Hồng xác nhận: “Trung Quốc giao ngoại tệ viện trợ theo phương thức rải đều từng tháng, từng quý. Nhu cầu viện trợ được B29 lên kếhoạch trình ông Phạm Hùng và Lê Thanh Nghị duyệt. Tuy nhiên, kế hoạch thường bị Trung Quốc thay đổi theo ý định của họ”. Trong những năm chiến tranh, ngoài vũ khí, trang bị kỹ thuật189, Trung Quốc còn viện trợ rất lớn về tiền mặt. Theo Báo cáongày 25-11-1979 của B29, cơ quan đặc trách chi viện cho miền Nam, phần tiền mặt do Trung Quốc trực tiếp viện trợ từ năm 1964-1975 chiếm tới 626.042.653 USD. Năm 1973, khi ông Võ Văn Kiệt ra Bắc gặp ông Lê Duẩn, Lê Duẩn hỏi: “Có tiền mua súng đánh được không?”. Ông Kiệt mừng rỡ: “Mua được súng Mỹ mà đánh Mỹ thì quá đã”. Ông Lê Duẩ n hỏ i Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghi: “Có tiề n đưa Sá u Dânkhông?”. Theo yêu cầu của Lê Thanh Nghị, ông Nguyễn Nhật Hồng kiểm tra quỹthấ y cò n trên hai triêụ USD tiề n măṭ . Ông Hồng nói với ông Nghị: “Muố n nhiều hơn thı̀ cầ n thờ i gian để xin”. Lê Thanh Nghi nó i: “Hai triêụ là anh Sá u mừng lắ m rồi”. Số tiền trên được giao cho thư ký mới của ông Võ Văn Kiệt là ông Phạm Văn Hùng. Lần đầu tiên cầm hai triệu USD tiền mặt, ông Ba Hùng nói: “Thôi khỏi đếm”. Trong sổ của B29 chỉ lưu lại chữ của ông Phạm Văn Hùng ghi: “Nhận đủ 2 tấn A”.
Quỹ tiền mặt đặc biệt này được Trung Quốc chi khá hào phóng. Nhiều khi, ông Nguyễn Nhật Hồng chỉ cần đến một ngân hàng do Trung Quốc chỉ định, vào phòng giám đốc là được giao luôn cả một va-li tiền. Một lần khi ông Hồng cầm chiếc va-licó một triệu USD đi tàu từ Quảng Châu về Hà Nội, khi tới Thẩm Dương cả con tàu bị Hồng Vệ Binh bắt giữ. Ông Hồng bị giữ lại đấy một tuần mới liên lạc được với Hà Nội để can thiệp Bắc Kinh giải thoát. Mặc dù đã chi khá hào phóng cho các nhu cầu chiến tranh, năm 1975, quỹ tiền mặt nằm tại két của B29 vẫn còn năm mươi triệu triệu USD; của Chiến trường B2 và Khu V vẫn còn năm mươi ba triệu190.
Sự hào phóng đó của Trung Quốc không làm cho ông Lê Duẩn lơ là cảnh giác, có lẽ đó là phản xạ của một người đã sống nhiều năm bị truy lùng gắt gao. Ông Hoàng Tùng cũng xác nhận, mỗi lần Quân ủy bàn chủ trương đều họp trong Bộ Tổng Tham mưu, những ủy viên Bộ Chính trị có mối liên hệ mà ông Lê Duẩn cho rằng là “quáthân với Trung Quốc”, hoặc có giai đoạn là “quá thân với Liên Xô”, đều được biết rất ít đến các kế hoạch chiến tranh.
Theo một trợ lý của Bí thư Lê Duẩn, ông Đậu Ngọc Xuân, gần như các cuộc họp quan trọng, anh Ba đều triệu tập khi ông Hoàng Văn Hoan đang công tác hoặc nghỉ mát ở nước ngoài. Thỉnh thoảng, ông Hoan lại thắc mắc với ông Vũ Tuân, chánh Văn phòng Trung ương: “Răng Bộ Chính trị không bàn chuyện quân sự hè?”. Ông Vũ Tuân nói: “Anh sang Bác mà hỏi”. Theo ông Trần Phương: “Biết Hoan như vậy
mà phải sau khi giải phóng miền Nam, ở Đại hội IV, Lê Duẩn mới dám đưa Hoan ra khỏi Bộ Chính trị”.
Trong chỗ riêng tư, vợ Lê Duẩn, bà Nguyễn Thụy Nga kể: “Anh (Lê Duẩn) nói: ‘Lần Việt Nam xin đạn pháo để chuẩn bị giải phóng miền Nam, Trung Quốc nóikhông có, nhưng Việt Nam đã dự trữ từ lâu đủ đạn để đánh. Khi xin 2.000 chiếc xe vận tải Giải phóng thì Trung Quốc ra điều kiện ‘phải cho 500 lái xe Trung Quốc theo’. Anh nói: ‘Một thằng tôi cũng không cho, nếu không có xe thì chúng tôi vác
bộ, thồ bằng xe đạp’. Các anh khác bảo: ‘Anh làm gì mà căng thế?’. Anh nói: ‘Trung Quốc nói làm đường cho Lào sau đó họ lập làng Trung Quốc trên đất Lào. Bây giờ họ muốn thăm dò ta về đường Trường Sơn thì nay mai họ sẽ chiếm Trường Sơn. Về chiến lược, ai đứng chân trên đỉnh Trường Sơn người đó sẽ khống chế cả Đông Dương, cho nên mình phải tính”191.
Những người thân của Tổng Bí thư Lê Duẩn thường có khuynh hướng mô tả ông như là một người cảnh giác với các âm mưu của Trung Quốc ngay cả khi đang xin viện trợ. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Tùng, phải sau năm 1972 thái độ của Lê Duẩnđối với Trung Quốc mới bắt đầu thay đổi192. Theo ông Trần Phương: “Năm 1972, khi Trung Quốc tiếp Nixon, Lê Duẩn nói, chúng ta đã bị bán rẻ cho Mỹ để người Trung Quốc thay Đài Loan ngồi vào chiếc ghế ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Năm 1954, Liên Xô có lợi ích khi hòa hoãn với Mỹ còn Trung Quốc thì muốn Việt Nam bị chia cắt để vĩnh viễn ở thế chư hầu”.
Cũng năm 1973, ông Lê Duẩn kể với bà vợ Nguyễn Thụy Nga: “Khi Nixon thương lượng với Trung Quốc, nó ra điều kiện nếu Trung Quốc để cho Mỹ ném bom B52 ra miền Bắc thì Mỹ sẽ nhường hòn đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc. Trước kia Trung Quốc có hứa nếu Mỹ đánh miền Bắc thì Trung Quốc sẽ can thiệp, nhưng sau chuyến đi của Nixon, Trung Quốc tuyên bố ‘mi không đụng đến ta, ta không đụng đến mi’. Do đó, Mỹ cho máy bay bắn phá liên tục mười hai ngày đêm ở Hà Nội, Hải Phòng, đánh các đê điều ở miền Bắc, với ý đồ đưa miền Bắc vào thời kỳ đồ đá. Mỹ dùngB52, dùng F111A, hai loại máy bay hiện đại nhất. Sau đó, Chu Ân Lai sang gặp anh ở Hồ Tây. Ông đi dưới bậc thang lên đưa tay, anh không bắt. Anh nói: ‘Các đồng chí đã bán đứng chúng tôi. Các đồng chí lấy xương máu của dân tộc Việt Nam để trả giá với Mỹ. Chúng tôi biết nhưng chúng tôi không sợ, chúng tôi sẽ đánh đến cùngvà nhất định chúng tôi sẽ thắng’ ”193.
Sau cuộc gặp này với Lê Duẩn, Chu Ân Lai tới nhà khách Lê Thạch để gặp Hoàng thân Sihanouk, khi ấy cũng đang ở Hà Nội. Theo Sihanouk: “Chu trông mệt mỏi và có vẻ bị kích động bởi cuộc thảo luận mà ông vừa tiến hành với các đồng chí Bắc Việt Nam của ông. Hình như ông đang cáu”194. Theo Sihanouk thì đây là chuyến đi mà Chu Ân Lai muốn giải thích chính sách mới của Trung Quốc với người Mỹ. Chu đã nói với các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam “gay gắt và cứng rắn” rằng mối quan hệ mới đó sẽ dẫn tới hòa bình ở Đông Dương.
Không chỉ phản ứng trong hội đàm, khi đưa tiễn Chu Ân Lai, thay vì đi cùng thầy trò Chu ra tận chân cầu thang máy bay, Lê Duẩn đã dừng lại ngay cửa nhà ga sânbay Gia Lâm. Các quan chức Việt Nam tất nhiên cũng phải đứng lại. Chu Ân Lai và người phiên dịch, Lương Phong, gần như phải lủi thủi bước lên máy bay đi về. Lương Phong cho rằng hành động đó của ông Lê Duẩn là rất phản cảm195. Sau chuyến đi này của Chu, Trung Quốc bắt đầu “kiếm chuyện” trên vùng biên giới.
Ngày 05-06-1973, Chu Ân Lai lại đến Hà Nội khuyên ông Lê Duẩn nên thư giãn và xây dựng lực lượng, trong khoảng năm đến mười năm tới nên để miền Nam Việt Nam, Lào, và Campuchia hòa bình, độc lập, và trung lập. Trong số các nhà lãnh đạo Bắc Kinh thời bấy giờ, Chu Ân Lai được đánh giá là khá chân thành. Nhưng theo ông Trần Phương, về sau, khi kết nối các sự kiện, “anh Ba cay lắm vì Trung Quốc khuyên Việt Nam làm theo những gì mà họ đã thỏa thuận với Mỹ”196.
Phó Thủ tướng Trần Phương nói tiếp: “Năm 1972, khi Mao Trạch Đông nói với Phạm Văn Đồng: Chổi ngắn không quét được xa, Lê Duẩn đã bắt đầu hiểu lòng dạ của người Trung Quốc. Họ chỉ muốn cung cấp vũ khí để Việt Nam chiến đấu giữ chân người Mỹ ở miền Nam thay vì có thể tiến gần họ. Năm 1973, khi Chu Ân Lai khuyên giữ trung lập miền Nam, Lê Duẩn biết, nếu cứ giải phóng miền Nam thì không thể nào tránh làm cho Bắc Kinh tức giận”.
Hoàng Sa
Câu chuyện mặc cả giữa Mỹ và Trung Quốc về “phạm vi mười hai hải lý” được ông Lê Duẩn nói với vợ từ năm 1973, chứng tỏ tin tức tình báo mà Hà Nội nắm được là khá tốt.
Ngày 4-4-1972, khi quân đội miền Bắc đang tấn công dữ dội vào Quảng Trị, người Mỹ cần một áp lực từ phía Bắc Kinh với Hà Nội, Kissinger đã phái Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, để traomột “bức điện miệng” nhắn Trung Quốc: “Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách mười hai dặm kể từ quần đảo Hoàng Sa”197.
Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo mà các Chúa Nguyễn đã đưa người ra khai thác từ thế kỷ XVII. Năm 1816, vua Gia Long chính thức thiết lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này. Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ, bản vẽ năm 1838của Nhà Nguyễn đã thể hiện hai quần đảo với tên gọi là Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa.
Năm 1920, Chính quyền Pháp, với tư cách là nhà nước bảo hộ ở Đông Dương, đã tuyên bố chủ quyền và hiện diện liên tục trên cả Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 4- 1946, quân Pháp đưa quân đội ra kiểm soát cụm phía Tây Hoàng Sa. Tháng 11- 1946, quân Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, và tháng 12- 1946 đổ bộ lên Itu Aba thuộc Trường Sa. Năm 1950, quân Tưởng rút khỏi hai quần đảo này. Một năm sau Chính quyền Mao Trạch Đông mới tuyên bố “bảo lưu chủ quyền của Trung Quốc”.
Năm 1954, theo Hiệp định Geneva, Hoàng Sa ở phía Nam Vĩ tuyến 17 sẽ thuộc về chính quyền miền Nam Việt Nam. Nhưng đến tháng 4-1956, khi lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa ra tiếp quản, hai đảo lớn nhất đã bị “quân giải phóngTrung Quốc” thừa cơ chiếm mất. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trên thực tế cai quản liên tục bốn đảo chính: Pattle (Hoàng Sa), Robert (Cam Tuyền), Duncan (Quang Hòa Đông) và Drummond (Duy Mộng). Riêng trên đảo Pattle, Việt Nam còn có một đài khí tượng thuộc hệ thống quốc tế. Từ năm 1956, việc tranh chấp phần bị Trung Quốc chiếm đóng vẫn tiếp tục diễn ra giữa Việt Nam Cộng Hòa và Trung Quốc.
Sáng 16-1-1974, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa phát hiện tàu cá Trung Quốc xuất hiện trong vùng đảo chủ quyền Việt Nam. Khi người nhái của hải quân ViệtNam đổ bộ lên đảo Duncan và Drummond thì ở đó đã có một toán quân nhân Trung Quốc. Hôm ấy, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang “kinh lý miền Trung”. Trong bữa cơm tối tại một căn cứ của quân đội ở Mỹ Khê, Tổng thống được Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trình bày sơ bộ “biến cố Hoàng Sa”. Theo Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại: “Nghe xong, Tổng thống quyết định sáng hôm sau sẽ đến Vùng Một Duyên hải để xem xét tình hình”.
Sáng 17-1-1974, Hạm đội HQ16 báo cáo tiếp: “Hai tàu đánh cá Trung Quốc không tuân lịnh ra khỏi lãnh hải. Ngoài ra, hai tàu khác chở quân Trung Cộng đang đến gần đảo và trên bờ có cắm nhiều cờ Trung Cộng”. Hạm trưởng HQ16, Trung tá Lê Văn Thự, cho một toán đổ bộ lên đảo, nhổ cờ Trung Quốc thay bằng cờ Việt Nam Cộng Hòa. Toán đổ bộ gặp nhiều người Trung Quốc nhưng đôi bên đều kềm chế.
Bộ Tư lệnh Hải quân ở Sài Gòn sau khi nghe Tướng Thoại cập nhật tình hình đã phái Khu trục hạm Trần Khánh Dư của Trung tá Vũ Hữu San ra tăng cường. Toàn bộ tình hình được trình Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lúc 8 giờ sáng cùng ngày khi ông trực tiếp tới Bộ Tư lệnh Vùng Một. Nghe xong, Tổng thống ngồi xuống lấy giấy bút trực tiếp viết “Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng Một: Tìm cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Quốc ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này. Nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa”.
Ngày 18-1-1974, theo ủy nhiệm của Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Đại tá Hà Văn Ngạc lên tuần dương hạm Trần Bình Trọng của Trung tá Phạm Trọng Quỳnh, trựcchỉ Hoàng Sa. Vì là sỹ quan có cấp bậc cao nhất trong vùng chiến sự lúc đó, Đại tá Ngạc trở thành người chỉ huy cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa. Cùng đi có Hộ tống hạm Nhật Tảo của Thiếu tá Ngụy Văn Thà. Khi hải đội của Đại tá Ngạc đến Hoàng Sa, có ít nhất bốn chiến hạm của Trung Quốc có mặt. Trước thái độ khiêu khích của cáctàu Trung Quốc, Đại tá Ngạc báo với Tướng Thoại qua bộ đàm, “việc chạm súng chắc là không sao tránh khỏi”. Sáng 19-1-1974, các chiến hạm của đôi bên đều gây áp lực nặng nề lên nhau. Đại tá Ngạc đồng ý với Tướng Thoại “khi tình hình căng thẳng quá thì sẽ khai hỏa trước để giảm thiểu thiệt hại”.
Khoảng 10 giờ 30 phút sáng 19-1-1974, Đại tá Ngạc báo cáo: “Bắt đầu khai hỏa”. Máy vô tuyến vẫn để “on”, Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại nghe rõ những tiếng nổ chát chúa của cuộc chiến đấu. Khi chứng kiến tàu Trung Quốc bốc cháy, “toán đổ bộ thuộc tàu HQ16 đang ngồi trên xuồng cao su đã cùng cất vang bài hát “Việt Nam, Việt Nam”.
Trận đánh bất cân sức ấy diễn ra chỉ trong vòng ba mươi phút. Phía Trung Quốc: hai hộ tống hạm bị bắn chìm, hai trục lôi hạm bị bắn hỏng, một đô đốc, sáu đại távà hàng chục sỹ quan cấp tá, cấp úy khác tử trận. Phía Hải Quân Việt Nam: hộ tống hạm Nhật Tảo bị chìm, Thiếu tá Ngụy Văn Thà cùng với hai mươi bốn chiến sỹ khác hy sinh, hai mươi sáu chiến sỹ mất tích; khu trục hạm Trần Khánh Dư bị hư hại, hai chiến sỹ hy sinh; tuần dương hạm Trần Bình Trọng bị hư hại, hai chiến sỹ hy sinh cùng với hai nhân viên người nhái; tuần dương hạm Lý Thường Kiệt bị trúng đạn, nghiêng một bên; mất liên lạc với toán đổ bộ gồm mười lăm thủy thủ (về sau, chiếc xuồng chở mười lăm thủy thủ này trôi dạt nhiều ngày về Quy Nhơn, được thuyền đánh cá cứu vớt, một người chết vì kiệt sức); hai mươi ba thủy thủ khác cũng trôi dạt trên biển, may mắn được tàu Skopionella của hãng Shell (Mỹ) cứu vớt.
Ngày hôm sau, 20-1-1974, mười chiến hạm Trung Quốc bắt đầu đổ quân lên hai hòn đảo Cam Tuyền và Hoàng Sa, bắt đi bốn mươi ba người, gồm hai mươi tám quân nhân và các nhân viên khí tượng. Một người Mỹ, Gerald Kosh, tình cờ theo tàu Lý Thường Kiệt ra Hoàng Sa chơi hôm 15-1-1974, cũng bị bắt. Trong thời điểm ấy, theo Tướng Thoại: “Các chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ ở rất gần các vị trí chiến hạm Việt Nam”. Trước khi trận chiến xảy ra, Bộ Tư lệnh Hải quân nói với Đề đốc Thoại là “yên tâm”; nhưng trong suốt cả quá trình sau đó, Hạm đội Bảy của Mỹ đã không làm gì kể cứu vớt các đồng minh lâm nạn. Hoàng Sa của Việt Nam bị Bắc Kinh chiếm đóng kể từ ngày 19-1-1974. Còn miền Bắc Việt Nam, khi ấy đang dựa vào Trung Quốc như một đồng minh để tiến hành cuộc chiến tranh ở miềnNam, cũng gần như im lặng.
Tướng Giáp nói rằng ông nhận được tin mất Hoàng Sa khi đang điều trị bệnh sỏi mật ở Liên Xô. Ngày 25-3-1975, sau “chiến thắng Buôn Ma Thuột”, Tướng Giáp với tư cách là bí thư Quân ủy Trung ương kiến nghị Bộ Chính trị “tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo quân ngụy đang chiếm giữ”198. Ngày 2-4-1975, Tướng Giáp trực tiếp chỉ thị cho Tướng Lê Trọng Tấn lúc bấy giờ đang ở Đà Nẵng: tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa. Trước đó, ngày 30-3, Quân ủy cũng điện cho Võ Chí Công và Chu Huy Mân yêu cầu chỉ đạo thực hiện. Chiều 4-4-1975, Quân ủy điện tiếp cho Quân khu V: “Kịp thời đánh chiếm các hòn đảo vùng Nam Hải, đặc biệt là các đảo Nam Sa. Việc này phải chuẩn bị gấp và bí mật, chỉ để cán bộ có trách nhiệm biết”199.
Ngày 9-4-1975, Cục Quân báo có tin quân đội Sài Gòn rút khỏi các đảo, Quân ủy gửi điện “tối khẩn” cho Võ Chí Công, Chu Huy Mân và Phó Tư lệnh Hải quân Hoàng Hữu Thái: “Các anh cho kiểm tra và hành động kịp thời… Nếu để chậm, có thể quânnước ngoài chiếm trước, vì hiện nay một số nước ngoài đang có ý đồ xâm chiếm”200. Ngày 13-4-1975, Tướng Giáp nhắc thêm: “Chỉ đánh các đảo quân ngụy miền Nam chiếm đóng”201. Từ ngày 14-4-1975 đến ngày 28-4-1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam lấy xong những hòn đảo do quân đội Sài Gòn chiếm giữ, nhưng tránh đụng tới các đảo ở Hoàng Sa đang ở tay Trung Quốc.
Tháng 9-1975, trong chuyến đi đầu tiên đến Bắc Kinh, sau khi giành thắng lợi ở miền Nam, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn tới Trung Nam Hải. Ông Duẩn đã đến tận giường bệnh của Mao Trạch Đông để nói lời cám ơn với Mao Trạch Đông: “Nước chúng tôi chưa có bao giờ vui như hôm nay. Nếu chúng tôi không có Trung Quốc là hậu phương lớn bao la, không có đường lối của Mao Chủ tịch, không có sự viện trợ của các đồng chí cung cấp, chúng tôi không thể thành công được”202. “Với nụ cười khó nhọc trên gương mặt người mang bệnh, Mao Trạch Đông hơi vẫy tay, tỏ ra hiền hòa thân thiết… Người đã dùng những câu nói không được mạch lạc lắm để nói với Lê Duẩn: Nhân dân Việt Nam thắng lợi rồi, Nam Bắc đã thống nhất rồi, tôi rất phấn khởi, rất phấn khởi”.
Chắc hẳn là Lê Duẩn đã không chỉ xử sự theo phép tắc ngoại giao khi đến tận giường bệnh của Mao Trạch Đông để xác nhận: “Không có viện trợ của Trung Quốc, chúng tôi không thể thành công”. Không mấy người dân Việt Nam là không biết đến súng AK, nón cối, lương khô, gạo sấy, thịt hộp… được cung cấp từ Trung Quốc. Bộ đội miền Bắc thời chiến tranh có thể nói là đã được Trung Quốc trang bị đến từng “cái kim, sợi chỉ”. Nhưng ngoài chuyện ân nghĩa với đồng minh, ông Lê Duẩn còn phải chịu trách nhiệm trước quốc gia mà ông lãnh đạo. Trong chuyến đi Trung Quốc ấy, ngày 24-9-1975, khi gặp Đặng Tiểu Bình, ông Lê Duẩn đã yêu cầu Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình đàm phán vấn đề Hoàng Sa nhưng đã bị Đặng Tiểu Bình từ chối. Bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đã làm cho người dân Trung Quốc nghĩrằng Hoàng Sa đã thuộc về Trung Quốc.
Ngày 5-5-1975, khi nghe Đài Tiếng nói Việt Nam công bố, “Ngày 11-4-1975, Hải quân Việt Nam đã giải phóng quần đảo Trường Sa”, một phóng viên Tân Hoa Xã tên là Lăng Đức Quyền (Ling Dequan) – khi ấy đang chuẩn bị rời Hà Nội vào miền Nam – đã cảm thấy “như một cú sốc”. Quyền giải thích với nhà báo Mỹ Nayan Chanda: “Vì trước đó họ đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên những hòn đảo ấy”.
Người Trung Quốc cho rằng: “Từ năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã thông báo cho Thủ tướng Chu Ân Lai rõ ràng xác nhận hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng hiện nay họ tiền hậu bất nhất ngang nhiên tuyên truyền đây là lãnh thổ của họ, sửa đổi bản đồ vẽ hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ Việt Nam”203. Năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng, trong vai trò đồng minh, có công hàm ủng hộ Tuyên bố của ChuÂn Lai về “hải phận mười hai hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục”204. Tuyên bố này được đưa ra trong tình trạng chiến tranh với Mỹ bắt đầu leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trên eo biển Đài Loan có dấu hiệu vi phạm vùng biển chủ quyền Trung Quốc.
Đây là một giai đoạn mà mối quan hệ quốc tế vô sản với Bắc Kinh được tin cậy hơn mối quan hệ giữa những người Việt Nam với nhau mà không có cùng ý thức hệ. Theo ông Dương Danh Di205: “Hai năm trước đó, Trung Quốc đã chủ động trả lại cho Việt Nam đảo Bạch Long Vĩ mà họ giữ giúp từ năm 1954 khi được trao trả từ tay người Pháp. Lúc đầu, Việt Nam chưa nhận vì than phiền là không có phương tiện ra đảo. Thế là Trung Quốc tặng luôn hai chiếc ca-nô. Niềm tin vào sự vô tư của Trung Quốc tăng lên, tâm lý để bạn giữ (đảo) cho còn hơn để trong tay ‘Ngụy’ không phải là không xuất hiện”.
Ông Trần Việt Phương, người có hai mươi lăm năm làm thư ký riêng cho Phạm Văn Đồng, thừa nhận: “Lúc bấy giờ quan hệ Việt-Trung đang rất tốt. Việt Nam đang có quan niệm ngây thơ về chủ nghĩa quốc tế vô sản, quan niệm ngây thơ từ người cao nhất của ta chứ không phải ở cấp độ vừa206. Trung Quốc hiểu ra sự ngây thơ đó và đã có ý đồ không tốt. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam có trong máu hàng nghìn năm kinh nghiệm với Trung Quốc, cho dù có sự ‘ngây thơ quốc tế vô sản’ cũng không đến mức có thể dẫn tới sự nhầm lẫn hoàn toàn. Việt Nam đã có kinh nghiệm về sự lợi dụng của Trung Quốc trong Hiệp định Geneva. Nhưng ở thời điểm ấy, Việt Nam đang cần họ”. Cũng theo Việt Phương, trước khi ký công hàm này, Phạm Văn Đồng có bàn bạc với Hồ Chí Minh và vấn đề còn được đưa ra bàn ở “cấp cao nhất”.
Về thực chất, không thể coi những tài liệu ấy có đủ giá trị pháp lý để công nhậnchủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trước ngày 30-4-1975, miền Bắc không có thẩm quyền để nói về Hoàng Sa và Trường Sa, bấy giờ đang là phần lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia đang hiện diện ở Liên Hiệp Quốc.
Sợ “con ngựa thành Troy”
Trước ngày 30-4-1975, tại khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn có một số đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc hoạt động. Theo nguyên tắc của Quốc tế Cộng sản, đảng viên cộng sản bất cứ là người nước nào, đang sống ở đâu thì phải tham gia hoạt động với đảng nơi nước mình đang ở. Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đã có một số đảng viên cộng sản Trung Quốc ở Nam Kỳ hoạt động dưới quyền của Xứ ủy Nam Bộ.
Từ năm 1959, theo đề nghị của Bắc Kinh, những đảng viên thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Sài Gòn như Lâm Lập, Trịnh Nam, sẽ chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở trong giới “người Hoa lớp trên”, còn đảng viên người Hoa thuộc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì xây dựng cơ sở trong giới “người Hoa là công nhân, lao động”. Theo ông Nghị Đoàn, trưởng Ban Công Tác Người Hoa: “Nhóm Lâm Lập, Trịnh Nam, Trầm Nhan… từ Trung Quốc chạy sang Việt Nam hồi cuối thập niên 1940 sau khi bị Quốc Dân Đảng khủng bố”. Ngay trong ngày 30-4-1975, Lâm Lập đã cho một lực lượng có vũ trang tới chiếm tòa Đại sứ Đài Loan nằm trên đường Hai Bà Trưng207. Thành ủy phải thuyết phục rất khó khăn, Lâm Lập mới chấp nhận giải giới. Ông Phạm Văn Hùng kể: “Họ có lực lượng, có những đảng viên của Lâm Lập có chân trong các quận ủy”.
Khi ấy, những cơ sở đảng người Hoa thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam như Ngô Liên, Nghị Đoàn, cũng phải đấu tranh với Lâm Lập. Lâm Lập không muốn bàn giaocác cơ sở của mình cho Đảng Cộng sản Việt Nam mà muốn duy trì các hoạt động tại Sài Gòn-Chợ Lớn với tư cách là những cơ sở đảng nhận lệnh từ Trung Quốc. Đòi hỏi đó không được Việt Nam chấp nhận. Khi Lâm Lập đến 41 Tú Xương để gặp ông Võ Văn Kiệt, ông Kiệt giao thư ký Phạm Văn Hùng tiếp, với nhiệm vụ là làm sao phải truyền được thông điệp cho Lâm Lập: “Hết nhiệm vụ, mời các đồng chí về”. Đếncuối năm 1976, nhóm Lâm Lập mới chấp nhận trở về Trung Quốc.
Những tổ chức cộng sản vẫn còn chân rết tại Sài Gòn là một trong những nguyên nhân khiến cho Hà Nội luôn trì hoãn việc cho phép Bắc Kinh mở lãnh sựquán tại Thành phố Hồ Chí Minh cho dù Trung Quốc đã cho Việt Nam lập ở nước họ tới ba tòa lãnh sự.
Mãi tới ngày 15-6-1978, khi sự kiện người Việt-gốc-Hoa nổ ra, Bộ ngoại giao Việt Nam mới gửi công hàm thông báo cho phía Trung Quốc biết: Chính phủ ViệtNam đồng ý để Trung Quốc đặt tổng lãnh sự quán tại Sài Gòn vào đầu quý 4-1978. Thông báo này chỉ còn giá trị lưu trữ. Ngay ngày hôm sau, 16-6-1978, Bộ Ngoại giao Trung Quốc gởi công hàm cho biết quyết định của Chính phủ Trung Quốc: “Đóng cửa ba tổng lãnh sự quán Việt Nam ở Quảng Châu, Côn Minh, Nam Ninh và yêu cầu toàn bộ cán bộ nhân viên Việt Nam ở ba tổng lãnh sự quán này rút về nước trong thời gian ngắn nhất”.
Theo ông Trần Phương, với mức độ cảnh giác quá cao đối với cán bộ gốc Hoa, năm 1978, Ban Bí thư có Chỉ thị 53, theo đó: “Những vị trí quan trọng không giao cho người gốc Hoa”208. Việc thi hành Chỉ thị 53 đã tạo ra một không khí chính trị vô cùng ngột ngạt, tổ chức đã rất mạnh tay với những cán bộ có cha ông đến từ Trung Quốc.
Ông Trần Phương, năm ấy là bộ trưởng, phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch, kể: “Phó Văn phòng Ủy ban là con ông Hoàng Mậu, bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhưngbố Hoàng Mậu lại là người Hoa, dù ông cũng có tham gia cách mạng. Cậu ấy cùng ông Chánh Văn phòng đến gặp tôi nói: ‘Em xin anh, cho em chuyển về một vụ không quan trọng’. Tôi lấy chỉ thị ra nói: ‘Cậu cứ ngồi đấy, cậu là ai, bố cậu là ai tôibiết’. Nhưng, cậu ấy vẫn khăng khăng: ‘Thôi, anh cứ cho em đi, em ngồi đây nhỡ có người nghi ngờ gì thì chết em’. Về sau tôi chuyển cậu ấy sang Vụ Văn xã. Nhiều địa phương, nhiều cơ quan làm rất rốt ráo. Ở trường con tôi học có một ông giáo gốc Hoa, mình khuyên ông ở lại nhưng ông vẫn đi Canada, ông nói: ‘Em thấy, em đi thì nhẹ nhàng hơn là ở lại’”.
Thành phố Hồ Chí Minh đã làm nhẹ Chỉ thị 53 bằng cách giữ hầu hết cán bộ người Hoa ở cương vị cũ, trừ người đứng đầu các cơ quan nội chính. Tuy nhiên, lý lịch của hầu hết cán bộ đã bị lục tung, trong đó có cả lý lịch của ông Tư Kết, cựu thư ký của ông Mai Chí Thọ. Tư Kết ngay lập tức bị buộc thôi chức trưởng Phòng An ninh Bảo vệ Nội bộ PA 25 về công tác ở Sở Văn hóa Thông tin Thành phố. Nghe tin thư ký cũ của mình là người Hoa, chính ông Mai Chí Thọ cũng phải kêu lên: “Tao có thấy thằng Tư Kết Hoa chút nào đâu!”. Bản thân ông Tư Kết cũng chỉ biết rõ gốc gác của mình khi Chỉ thị 53 được thi hành. Ngày xưa, do nhà nghèo, bà ngoại đã phải gả mẹ ông, một cô gái hai mươi tuổi, cho ông La Đức, một tiểu chủ người Hoa chuyên luyện thuốc phiện, năm ấy đã sáu mươi tuổi, để giúp những người con trai khác của bà ngoại có việc làm. Ông La Đức mất khi Tư Kết hãy còn trong bụng mẹ.
Không có một chỉ thị thành văn nào nói rõ phải trục xuất người Hoa. Nhưng theo nhà nghiên cứu Dương Danh Di, các cấp ủy được triển khai: “Để người Hoa ở lại, đảng bộ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả an ninh chính trị”. Sự sợ hãi của những cán bộ gốc Hoa trong thời gian ấy lớn tới mức một trí thức cách mạng từnglàm bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ như ông Kha Vạng Cân mà năm 1979, khi con trai ông sinh cháu, ông Cân đã khuyên con nên cho cháu mang họ Việt của mẹ đểvề sau nó không còn bị kỳ thị209.
Chỉ thị 53 không chỉ ảnh hưởng tới người Hoa. Ông Hoàng Chính, người vào Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1937, đã bị bắt năm 1978 khi đang công tác ở Văn phòng Chính phủ. Lý do theo ông Vũ Cẩm, phó chủ tịch Quảng Ninh: “Khi làm bí thư tỉnh Hải Ninh, ông Hoàng Chính đã chủ trương để Hải Ninh kết nghĩa với mộttỉnh của Trung Quốc và có quan hệ với Triệu Tử Dương, thời ấy đang là bí thư tỉnh Tứ Xuyên”.
“Nạn Kiều”
Tháng 8-1978 tại Ga Hàng Cỏ, và sau đó ở Lạng Sơn, đã nổ ra hai cuộc biểu tình của người Hoa. Chính quyền nhanh chóng dập tắt, tuy nhiên, chuyện “gián điệp Trung Quốc” được nói đến gần như vào mỗi tối thứ Bảy hàng tuần trong tiết mục “Kể chuyện cảnh giác” của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thừa nhận: “Ban đầu phía Trung Quốc gây ra việc dụ dỗ ép buộc người Hoa ở Việt Nam về nước để tìm cớ xa lánh Việt Nam, bắt tay với Mỹ… Nhưng nói cho khách quan, phía lãnh đạo của ta cũng thành kiến và nghi ngờ người Hoa sẽ là đội quân thứ năm của Trung Quốc nên cũng muốn tống người Hoa đi cho rảnh”. Ở một số địa phương, vấn đề người Hoa đã ngấm ngầm xảy ra từ trước đó.
Năm 1955, sau khi tiếp quản Quảng Ninh và Hải Phòng, Ban Hoa vận đã vận động người Hoa bỏ chữ “kiều” trong tên gọi các cộng đồng ngoại kiều khác để trở thành một dân tộc trong cộng đồng Việt Nam. Họ đã phải “bình đẳng” chịu “cải tạo” trong chiến dịch cải tạo công thương nghiệp tiến hành ở miền Bắc cuối thập niên 1950 và bắt đầu chịu áp lực nhiều hơn kể từ sau ngày Bắc-Nam thống nhất.
Từ cuối năm 1976, người Hoa ở Hải Phòng, Quảng Ninh, đã không được làm những nghề “có thể làm gián điệp” như thợ cắt tóc, thợ điện gia dụng, không được
quan hệ với người nước ngoài… Ông Trịnh Văn Trọng có vợ, nhà thơ Dư Thị Hoàn, là người Hoa ở Hải Phòng. Ông Trọng kể khi chiến dịch “nạn Kiều” bắt đầu, người Hoa ở Quảng Ninh, Hải Phòng, ra đường thì bị kêu là “thằng Hán gian”, về nhà thì gặpcán bộ phường tới phân tích: “Tình hình Việt Nam-Trung Quốc rất căng, nếu ở lại không biết điều gì sẽ xảy ra. Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho người Hoa trở về Tổ quốc”.
Các chính sách áp dụng ở Quảng Ninh còn cứng rắn hơn bởi bàn tay của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tâm. Giữa thập niên 1970, Quảng Ninh có hơn mười sáu vạnngười Hoa nói các thứ tiếng khác nhau, mỗi dân tộc có một trường riêng để dạy con em họ. Người Hoa sống thành từng cộng đồng riêng biệt. Ông Vũ Cẩm, khi ấy là trưởng Ty Giáo dục Quảng Ninh, nói: “Tôi xuống các trường cũng phải cần phiên dịch”. Năm 1976, theo ông Vũ Cẩm, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tâm gọi ông lênyêu cầu: “Anh phải xóa hết trường Hán, tiếng Hán”. Ông Cẩm đề nghị ông Tâm xem lại vì các trường sở này hình thành ở đây đã từ lâu đời, nhưng ông Tâm không chịu.
Ông Vũ Cẩm nói: “Tôi không rõ ông Tâm nhận chủ trương này từ ai nhưng ông nói như ra lệnh bằng một chỉ thị mồm chứ bản thân ông cũng không dám ra nghị
quyết. Tôi nghĩ mãi và cuối cùng do ông Tâm thúc ép đành phải thảo một văn bản, không nói là giải tán các trường của người Hoa mà nói là thống nhất hệ thống giáo dục, một xã chỉ có duy nhất một trường phổ thông dạy bằng tiếng Việt. Soạn rồi, tôi không dám ký, giao cho các phó Ty, các phó của tôi cũng không anh nào chịu ký. Tôi lên báo cáo Bộ Giáo dục, Bộ bảo tùy địa phương nhưng cũng không dám ra văn bản. Cuối cùng, tôi phải ký. Tuy nhiên, để đảm bảo cuộc sống cho đội ngũ giáo viên người Hoa, tôi quy định: các giáo viên người Hoa được hưởng nguyên lương để đi học tiếng Việt”.
Nhưng chỉ ít lâu sau, cũng như mười sáu vạn người Hoa khác, điều đe dọa đối với những giáo viên này không còn là vấn đề việc làm. Năm 1978, theo ông Vũ Cẩm: “Ông Nguyễn Đức Tâm gặp các tỉnh ủy viên người Việt nói, thái độ TrungQuốc đối với Việt Nam không tốt, chúng ta không nên bầu người gốc Hoa vào cấp ủy. Khi đó, trong tỉnh ủy Quảng Ninh vẫn còn hơn mười người gốc Hoa, có những người rất có công như anh Lý Bạch Luân đã từng là phó bí thư tỉnh Hải Ninh, sau khi nhập tỉnh, anh Luân làm phó chủ tịch tỉnh mới – tỉnh Quảng Ninh”. Khi Trung Quốcrút các kỹ thuật viên giúp Việt Nam khai thác mỏ, họ vận động anh hùng lao động Voòng Nải Hoài, một kỹ thuật viên giỏi, bỏ Việt Nam về Trung Quốc. Theo ông Vũ Cẩm: “Nhân đấy, ông Nguyễn Đức Tâm có sáng kiến, anh rút về thì tôi cho người Hoa về hết luôn”210.
Trong lịch sử di dân của loài người, cuộc di dân cưỡng bức của người Hoa năm 1978 ở Quảng Ninh có lẽ là một trong những chương bi thương nhất. Nhiều người Hoa đã đến đây từ nhiều đời, đã chọn Việt Nam làm quê hương; nhiều người không nói tiếng Hoa, không hề nhớ gốc gác mình từ đâu. Tất cả đều bị khép vào thành phần phải trở về Trung Quốc.
Bị ép quá, một phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Tỉnh, ông Voong Hổi, đã tự sát bằng cách tự mổ bụng. Theo ông Vũ Cẩm, ông Hổi sau đó được cứu sống, tuy không còn bị đuổi đi nữa nhưng phải chịu kỷ luật khai trừ Đảng. Ông Vũ Cẩm kể: “Một cán bộ của tôi, anh Lâm Anh Văn, đang là trưởng Phòng Giáo dục huyện
Quảng Hà, cũng bị công an bắt phải trở về Trung Quốc. Anh ta gặp tôi nói, buộc đi thì đi chứ anh sẽ không sang Trung Quốc đâu”.
Ở xã Hà An, huyện Yên Hưng, có một gia đình, chồng là Trần Vĩnh Ngọc, hiệu trưởng một trường phổ thông, vợ là Chu Thị Họa. Chị Họa quê ở Thái Bình, là người Việt Nam. Anh Ngọc sinh ở Việt Nam, có mẹ là người Việt, cha là người Hoa, nhưng ông chết từ khi anh còn nhỏ. Trần Vĩnh Ngọc được xếp vào diện người Hoa. Theo ông Vũ Cẩm: “Bị công an yêu cầu phải trở về Trung Quốc, Ngọc tới gặp tôi xin ở lại vì nó có biết quê quán ở đâu đâu, tiếng Hoa cũng không biết. Tôi gặp Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tâm báo cáo. Ông Tâm lạnh lùng bảo tôi đừng can thiệp vào, để cho công an người ta làm. Bế tắc, Ngọc về bắt ba đứa con quàng khăn đỏ đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, buộc nằm lên giường rồi lấy chăn bông đè lên cho tới chết. Xong, anh ta lấy búa đập vỡ đầu vợ rồi lấy dao tự đâm vào tim mình. Nghe tin, tôi chạy xuống thì cả gia đình đều đã chết. Tôi bảo cậu Trưởng Phòng Giáo dục phải làm tang lễ tử tế rồi đi báo Nguyễn Đức Tâm. Tưởng Tâm sẽ phải suy nghĩ ai dè ông ta sắt đá nói ‘kệ’, gương mặt gần như vô cảm”.
Ông Võ Văn Kiệt kể: “Năm 1978, tôi ra Quảng Ninh khi anh Nguyễn Đức Tâm đang ở Móng Cái trực tiếp chỉ đạo vấn đề người Hoa. Tôi có cảm giác như ở đây
cũng có không khí ‘cải tạo’, rất nhiều người Hoa đã sống lâu đời ở Việt Nam bị đưa về Trung Quốc. Quảng Ninh, Móng Cái vắng ngắt”. Theo cuốn Địa chí Quảng Ninh Tập 1, người Hoa vốn sống tập trung ở chín huyện trong tỉnh, nhưng sau năm 1978 chỉ còn lại 5.000 người; 160.000 người Hoa ở Quảng Ninh đã phải ra đi trong vụ “nạn kiều”. Những anh hùng lao động một thời được báo chí ca ngợi tưng bừng như Voòng Nải Hoài, Mừu Nhịp Mùi cũng phải về Trung Quốc.
Người dân Quảng Ninh vẫn nhớ, ngay cả khi Trung Quốc đã đóng cửa khẩu, xe công an vẫn chở người Hoa đi về biên giới. Theo ông Vũ Cẩm, mỗi làng mỗi xã như vậy may ra chỉ còn sót lại một hai gia đình người Hoa. Khi vụ người Hoa xảy ra, ông Nguyễn Việt Lân, nguyên bí thư Tỉnh đoàn Hải Ninh211, nguyên phó bí thư Móng Cái, tuy không bị đuổi nhưng bị buộc phải vào sâu bên trong. Ông Vũ Cẩm kể: “Cậu ấy vào Hạ Long làm nghề cán mì sợi. Tôi muốn giúp nên thỉnh thoảng lại mang bột mì đến cho cậu ấy gia công. Cậu ấy hỏi: ‘Ông không sợ tôi bỏ thuốc độc à?’. Tôi biết cậu ấy bị o ép lắm. Công an rình rập kín, hở suốt ngày. Một đêm cậu ấy mở ti-vi oang oang trong nhà, bật đèn sáng để đánh lừa công an rồi đưa cả nhà xuống tàu vượt biên sang Úc”.
Hải Phòng là địa phương tiếp theo áp dụng chính sách khá thẳng tay với người Hoa. Ông Đoàn Duy Thành, năm 1978 là phó chủ tịch Thành phố Hải Phòng, thừa nhận: Hơn ba mươi nghìn trong số ba mươi bảy nghìn người Hoa ở thành phố nàyđã phải ra đi. Đặc biệt, ở Cát Bà, trước có gần mười nghìn người Hoa, năm 1978 chỉ còn vài chục người ở lại. Nhà thơ Dư Thị Hoàn viết về cảnh ra đi ở Hải Phòng: “Tết thanh minh năm ấy, không ngờ lại là bữa tiệc cuối của sum họp đại gia đình, hìnhảnh má và các em các cháu tôi chen lấn trong dòng người lũ lượt ra ga, leo lên tàu hỏa. Thê thảm nhất là đàn bà con trẻ, họ lếch thếch, hỗn loạn, và yếu ớt, họ giao phó nỗi hốt hoảng cho bất kỳ ai có mặt hôm đó, giao phó cho đoàn tàu chở họ tới một đất nước được gọi là tổ quốc trong muôn vàn bất trắc và mong manh? Họ trở về quê hương và không hiểu tại sao, vì lẽ gì? Chị chồng tôi ra tận nhà ga ôm lấy ba mẹ con tôi đang gào khóc nhìn đoàn tàu mất hút trong đêm tối”.
Ở Sài Gòn, theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Quốc Hương: “Chúng tôi không đuổi mà thông báo ai muốn rời Việt Nam thì đăng ký, hơn 90% người Hoa ở Thành phố đã đăng ký ra đi”. Luật sư Nguyễn Đăng Trừng, năm ấy là phó Phòng chống phản động bành trướng bá quyền Công an Thành phố Hồ Chí Minh, thừa nhận: “Công an cũng đã mạnh tay cô lập những đối tượng tình nghi là còn quan hệ với Trung Quốc”. Một trong những “đối tượng” mà ông Nguyễn Đăng Trừng trực tiếp thụ lý lúc ấy là ông Lý Ban.
Ông Lý Ban thuộc một trong số các đảng viên Việt Nam chạy sang Diên An sau cuộc khủng bố của Pháp năm 1930-1931. Sau Cách mạng tháng Tám, từ căn cứ của những người cộng sản Trung Quốc, Lý Ban cùng các đồng chí Việt Nam khác của ông ở Diên An trở về trong đợt đầu như Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Sơn, Trương Ái Dân, Cao Tử Kiến. Ông đã từng là ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, thứ trưởng Bộ Ngoại thương.
Năm 1978, nhiều thông tin nói rằng ông Lý Ban có những mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc. “Tinh thần chỉ đạo” là phải có “biện pháp đặc biệt, không để các đối tượng ở trong điểm nóng, khi tình hình xấu diễn ra thì phát huy tác dụng”. Ông Lý Ban bị bắt. Sau một thời gian cách ly để điều tra, ông Trừng thừa nhận: “Té ra ông Lý Ban là một người rất trung thành với Đảng”. Nhạc sỹ Lâm Âm đang là biên chế ở Sở Văn hóa Thông tin cũng bị bắt dù sau đó không tìm thấy bất cứ bằng chứng “phản động” nào. Một thời gian sau, Phòng chống phản động bành trướng bá quyền yêu cầu Sở Văn Hóa Thông tin “bảo lãnh”, ông Lâm Âm được tha. Nhưng, theo ông Tư Kết: “Vừa có lệnh thả ra thì nhạc sỹ Lâm Âm bị tai biến và chết”.
“Những tháng đầu năm 1978, thành phố phá năm mươi hai vụ nhen nhóm chính trị, phản động, bắt 1.106 tên (gấp ba lần năm 1977); số trốn đi nước ngoài cũng
tăng gấp ba lần (2.130 vụ với 8.139 người)”212. Trong số 8.139 người bị bắt đầu năm 1978 có ông Lý Tích Chương, cha của Lý Mỹ – “tấm gương điển hình” trong chiến dịch “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh”.
Khi ông Lý Tích Chương bị bắt, Lý Mỹ đang được “Đảng và Nhà nước đưa đi Cuba” tham gia Liên hoan Thanh niên Thế giới. Theo Lý Mỹ: “Khi tôi ở Cuba, ba tôi ốm phải vào bệnh viện Saint Paul. Một chiều cô em út của tôi lúc ấy mới chín tuổi mang cơm cho ba, vào tới nơi, gọi tên không thấy, nhân viên bệnh viện nói, trong phòng của ổng giờ toàn công an, hôm ấy họ vào và bắt đi nhiều bệnh nhân người Hoa đang điều trị trong bệnh viện”. Sau một tháng ở Cuba, khi Lý Mỹ về, ông Mai Chí Thọ đưa xe đến Thành đoàn đón, nói là cho đi thăm ba nhưng vào trại giam thì ông Lý Tích Chương được thả. Ở tù ra, sức khỏe ông Chương suy sụp, gia đình quyết định “đi”.
Trên các phương tiện truyền thông, Bắc Kinh gọi người Việt-gốc-Hoa là “nạn kiều”; Hà Nội nói Bắc Kinh “bịa đặt”. Báo Tuổi Trẻ ngày 30-6-1978 viết: “Bị tác
động bởi chiến dịch cưỡng ép di cư của phía Trung Quốc [người Hoa] đã kéo nhau hàng loạt đi Trung Quốc một cách bất hợp pháp”. Cũng theo bài báo này: “Ta đãbắt quả tang một số tên thực hiện chiến dịch này dưới sự chỉ đạo của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội như Lý Nghiệp Phu, Trần Hoạt, Tô Minh Nguyên, Ôn Thịnh Nàm, Lã Giang Đông, Quan Gia Nghĩa, Lý Đào Lê”. Cũng theo Báo Tuổi Trẻ: “Ngày 30-4, chủ nhiệm Văn phòng công việc Hoa kiều thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Liêu Thừa Chí, công khai lên tiếng, gián tiếp đổ trách nhiệm cho Việt Nam”. Ngày 4-5-1978, Bộ Trưởng Ngoại giao Xuân Thủy tuyên bố: “Đảng và Chính phủ Việt Nam trước sau như một, vẫn đối xử với bà con người Hoa như bát nước đầy. Có một số bà con người Hoa trốn đi Trung Quốc, đó là do bọn xấu tác động”. Ngày 24-5-1978, người phát ngôn Văn phòng công việc Hoa kiều Quốc vụ viện Trung Quốc ra tuyên bố chính thức phản đối Việt Nam “bài xích, khủng bố, xua đuổi Hoa kiều”. Ngày 28-5-1978, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Bộ ngoại giao Trung Quốc yêu cầu chấm dứt tuyên truyền kích động; đại diện hai nước gặp nhau càng sớm càng tốt, có thể vào đầu tháng 6-1978, để cùng nhau bàn bạc, giải quyết những bất đồng về vấn đề người Hoa ở Việt Nam, và bàn cả đề nghị của Trung Quốc đưa tàu sang Việt Nam đón người Hoa về Trung Quốc. Ngày 2-6, Bộ ngoại Trung Quốc gởi công hàm cho Bộ ngoại giao Việt Nam khước từ các đề nghị nói trên của Việt Nam, đồng thời tuyên bố Trung Quốc “đã quyết định” đưa tàu sang thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 8-6-1978 để đón người Hoa về nước. Bộ ngoại giao Việt Nam “phê phán thái độ ngang ngược nói trên của nhà đương cục Trung Quốc”. Ngày 5-6, Bộ Ngoại giao Việt Nam một mặt “kêu gọi bà con người Hoa hãy yên tâm ở lại Việt Nam làm ăn bình thường”, mặt khác đưa ra cam kết: “Bà con nào muốn rời khỏi Việt Nam đi Trung Quốc thì sẽ được chính quyền Việt Nam giúp làm các thủ tục xuất cảnh để ra đi thuận tiện”.
Trước tháng Giêng năm 1979, có khoảng 30.000 người Hoa chạy sang Việt Nam, chủ yếu là từ Campuchia. Ngoài ra còn có hơn 4.000 người Khmer khác. Số người Hoa về nước trên hai con tàu của Trung Quốc chỉ mang tính tượng trưng, theo ông Mai Chí Thọ, trong chuyến đầu họ chỉ chở được 2.400 người. Một dòng người khác đã phải gồng gánh về phía bên kia theo đường bộ213.
Tại cuộc họp báo ngày 15-6-1978, Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Mai Chí Thọ nói: “Chúng ta tự hỏi, nếu họ thực tâm muốn chăm lo cho Hoa kiều, tại sao họ lại không lên tiếng đối với việc Hoa kiều bị bọn cầm quyền phản động Campuchia xua đuổi tàn ác, ngược đãi… Đáng lý những Hoa kiều họ cần phải rước trước hết là người Hoa đang sống đau khổ, tủi nhục dưới chế độ tàn bạo của bọn cầm quyềnphản động Campuchia. Thái độ trái ngược của phía Trung Quốc không khỏi làm cho mọi người nghi ngờ việc họ tổ chức rước Hoa kiều về nước chẳng qua là nhằm thực hiện một ý đồ khác. Thực tế họ chỉ muốn gây khó khăn cho Việt Nam mà thôi”214. Câu chuyện của Tằng Dục Hính, đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 23-6-1978,cho thấy tương lai trở về “tổ quốc” của người Hoa cũng khá tối tăm: “Chúng tôi đáp xe lửa Hà Nội đi Lào Cai, từ ga Lào Cai đến Cầu Kiều chúng tôi phải qua một trạm công an Việt Nam. Tại đây họ thu lại tất cả những giấy tờ mà chính phủ Việt Nam cấp cho người Hoa chúng tôi từ trước đến nay… Nhìn về phía Trung Quốc tôi nghe được rất rõ tiếng loa, tiếng nhạc quen thuộc của Đài Phát thanh Bắc Kinh và nhìn thấy rất đông người đang chờ đón tiếp… Ngày thứ ba ở trên đất Trung Quốc, 3-6- 1978. Buổi chiều, sau khi nộp xong bản khai lý lịch, chúng tôi được một ông cán bộ người Trung Quốc nói giọng Bắc tiếng Việt Nam rất rành cho biết chúng tôi phải đăng ký đi nông trường trồng cao su Mông Xi, nếu ai chậm trễ thì phải đi Tây Tạng!”.
Theo Tằng Dục Hính, vì sợ đi Tây Tạng, anh và người bạn Chí Tiền Thành cùng hai thanh niên Hải Phòng nữa đã lội qua sông Hồng ngay trước khi nước chảy rất xiết để trốn về Việt Nam vào ngày 7-6-1978, và được “các đồng chí công an ViệtNam giúp đỡ” cho về thành phố. Tằng Dục Hính nói tiếp: “Ở Hà Khẩu, tôi biết là có 80 đến 90% bà con muốn trở về lại Việt Nam nhưng không dám”215.
“Phương án II”
Cũng trong những ngày ấy, ở miền Nam, công an bắt đầu triển khai “Phương án II”. Theo ông Nguyễn Đăng Trừng, phó Phòng chống phản động bành trướng bá
quyền, Phương án II cũng là một trong những biện pháp “nghiệp vụ” nhằm đưa “đối tượng ra khỏi điểm nóng” – vấn đề là đối tượng của phương án này là cả triệu người Hoa đang sống ở Việt Nam.
Chỉ rất ít người được biết đến Phương án II. Tuy là phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Quốc Hương cũng chỉ được nghe giám đốc Sở Công an thành phố cho biết, Phương án II là một kế hoạch được “phổ biến miệng để giữ bí mật”, theo đó: Người di tản được đóng vàng để công an mua thuyền hoặc đóng thuyền cho đi mà không sợ bị bắt hay gây khó khăn. Việc thực hiện Phương án II chỉ do ba người là bí thư, chủ tịch và giám đốc công an tỉnh quyết định. Công an được giao làm nhiệm vụ đứng ra thu vàng và tổ chức cho người di tản.
Ngày 19-11-1978, ông Lý Tích Chương đưa gia đình rời Việt Nam theo Phương án II. Cuộc đấu tranh đi – ở bắt đầu diễn ra trong nhà Lý Mỹ khi cô đang học năm thứ nhất, khoa Lý, tại Đại học Sư phạm. Theo Lý Mỹ thì một trong những lý do cô không vượt biên cùng gia đình là vì khi sang Cuba và Liên Xô cô cảm thấy “nước ngoài” rất xa lạ với những gì mà cô đang sống. Nhưng Lý Mỹ cũng không phủ nhận một lý do quan trọng khác là khi ấy “Thành đoàn cũng tập trung giành giật cô”.
Bí thư Thành đoàn Phạm Chánh Trực và các “đồng chí” khác trong Thường vụ đã trực tiếp động viên; bạn trai khi ấy của cô cũng là một mẫu người cộng sản lý tưởng. Đích thân Chủ tịch Thành phố Mai Chí Thọ nhiều hôm cũng đưa Lý Mỹ về nhà ăn cơm. Bên cạnh Lý Mỹ lúc ấy còn có những bạn bè người Hoa không vượtbiên cùng gia đình như Lai Kim, Đỗ Long. Họ cũng được ông Mai Chí Thọ quan tâm, ông nói: “Mấy chú cũng rất đau lòng khi tụi bây phải lựa chọn như vầy, nhưng, vì tổ quốc, vì tình thế”. Khi ấy, nếu những người như Lý Mỹ mà vượt biên thì cái thần tượng mà Thành đoàn dựng lên sẽ sụp đổ. Thành đoàn đã thắng, Lý Mỹ ở lại.
Đó là những ngày tháng mà Lý Mỹ nói là “nên quên đi trong cuộc đời”, nhưng những gì đã xảy ra cũng chưa phải là cay đắng nhất. Gia đình vừa đi được mấy hôm thì một tối, khi Lý Mỹ đi học về đến nhà, thấy khóa cửa bị đập, trong nhà có khá đông người. Lý Mỹ hỏi thì được nói họ có quyết định vào “chốt” căn nhà của Mỹ. Nếu việc ông Lý Tích Chương bị bắt có thể vì lọt vào trong một chiến dịch “đại trà” thì “tịch thu nhà” lại là điều ít ai nghĩ Cách mạng sẽ làm với một “điển hình” như Lý Mỹ. Nó xảy ra trắng trợn và quá mau lẹ. Lý Mỹ cắn răng đi tìm đồ đạc thì thấy hầu như trong nhà không còn gì quý giá. Căn nhà 531A Cách Mạng Tháng Tám của gia đình Mỹ vốn là một cửa hàng bách hóa lớn và sang trọng, giờ ấy tan hoang. Cô báo Thành đoàn, báo ông Mai Chí Thọ. Những người đã từng ở bên Lý Mỹ khi cô nhiệt tâm “cải tạo” gia đình đến giờ đấy bỗng dưng im lặng.
Lý Mỹ đã mất nhiều năm để xin lại căn nhà của cha mẹ mình mà không kết quả. Năm 1985, Thành phố cấp một căn nhà khác cho cô ở Quận 5. Trường hợp của Lý Mỹ là rất đặc biệt, trong khi hàng ngàn người vượt biên theo Phương án II đã không đi được mà còn mất cả vàng lẫn nhà. Ông Nguyễn Thành Đệ, ngụ tại 21-23 Tô Hiến Thành, Quận 10 là một ví dụ.
Ngày 29-4-1975, khi người em rể – sỹ quan Việt Nam Cộng Hòa – kêu di tản, ông Đệ đã không đi. Ông nói: “Thôi, Cộng sản dù gì cũng là người Việt, qua bển toàn Mỹ”. Cũng như nhiều người khác, ông Đệ đã trả giá đắt cho quyết định xuấtphát từ quan niệm đồng bào. Cho dù không phải là người Hoa, nhưng năm 1979, ông Đệ vẫn được móc nối đăng ký “xuất cảnh bán chính thức”. Gia đình ông chín người, phải đóng cho chủ “tàu 224” tổng cộng 200 lượng vàng thay vì chỉ đóng tám lượng một người theo quy định.
Ngày 17-6-1979, gia đình ông Đệ xuống Minh Hải để chuẩn bị lên tàu, nhưng không may cho ông, vừa xuống tới nơi thì có lệnh tạm ngưng thực hiện Phương án II. Nghĩ mình ra đi theo hướng dẫn của nhà nước hẳn hoi, gia đình ông cùng nhiều người khác ráng nán lại để đòi lại số vàng đã nộp. Nhưng, “bắc thang lên hỏi ông giời”.
Sau gần hai tháng chờ vàng, gia đình ông quay lại Sài Gòn, mới biết ngày 23-6- 1979, tức là chỉ sau sáu ngày ông Đệ về Minh Hải, căn nhà 21-23 Tô Hiến Thành đã bị Quận 10 “quản lý”. Gia đình ông được “xét sử dụng tầng trệt nhà 23” và được “chiếu cố” không phải trả tiền thuê nhà… mình. Chính quyền Quận 10 “quản lý” căn nhà 21-23 là chiểu theo Chỉ thị 14 ngày 2-4-1977của Thành phố, theo đó: “Xử lýtạm thời tài sản của những người trốn đi nước ngoài bị bắt”.
Tuy nhiên, gia đình ông Đệ không phải “trốn đi nước ngoài” cũng như chưa hề “bị bắt”. Nhà ông cũng chưa thuộc diện “nhà vắng chủ” theo Thông tri số 201-BXD/ NĐ, ngày 23-6-1978 của Bộ Xây dựng. Ngày 4-8-1980, ông Đệ quay lại Minh Hải làm đơn xin xác nhận là ông “xuất cảnh đàng hoàng”. Tính tổ chức của Phương án II được địa phương xác nhận rõ ràng bằng mực đen, giấy trắng216.
Theo Báo cáo kiểm tra việc thực hiện Phương án II của Ban 69 thì ở thời điểm ấy, số người có hoàn cảnh như ông Nguyễn Thành Đệ ở các tỉnh miền Nam, tức là đã “làm nghĩa vụ” nộp tiền và vàng mà không đi được vì lệnh ngừng, lên tới 18.435 người. Từ cuối năm 1979, ông Nguyễn Thành Đệ bắt đầu hành trình đòi lại nhà và cũng kể từ năm đó, gia đình ông gồm mười hai người phải sống ở tầng trệt nhà 23 Tô Hiến Thành với diện tích tổng cộng 35m2.
“Ban 69”
Theo ông Trần Quốc Hương, khi Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban 69, ông Trần Văn Sớm (Hai Sớm), ủy viên Trung ương Đảng, thành viên Ban 69 cho biết
Ban đã có buổi làm việc với Chủ tịch Nước Trường Chinh để báo cáo tình hình cụ thể những địa phương “thu vàng nhiều và nộp lên trên ít”. Chủ tịch Trường Chinh choBan biết: “Chủ trương này chưa bao giờ được đưa ra Bộ Chính trị để bàn và quyết định, cho nên khi vào Thành phố Hồ Chí Minh nghe được thông tin về Phương án II, Chủ tịch đã đề nghị họp Bộ Chính trị cho ngưng ngay và thành lập Ban Kiểm tra xem xét việc thi hành”.
Ban 69 được Ban Bí thư quyết định thành lập ngày 20-3-1981 nhằm “kiểm tra các tỉnh Miền Nam” với ba nội dung: “Việc cho người Hoa đi nước ngoài (gọi tắt là Phương án II – PA2); việc buôn bán lậu với tàu nước ngoài của một số tỉnh; việc bắt giữ vượt biên trái phép”. Tuy nhiên, Ban 69 chủ yếu xem xét việc thực hiện Phương án II.
Báo cáo ngày 20-10-1981 của Ban 69 phân tích: “Cay cú trước thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp cách mạng giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc của nhân dân ta, bọn bành trướng Bắc Kinh sử dụng bọn Pôn-pốt đánh phá ta từ phía Tây nam, đồng thời âm mưu dùng đội quân thứ năm để gây bạo loạn lật đổ từ bên trong phối hợp với hành động chiến tranh từ bên ngoài, gây ra vụ ‘nạn kiều’ tạo nguyên cớ cho cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới phía Bắc. Phối hợp với các thế lực đế quốc, phản động quốc tế, chúng mở chiến dịch tuyên truyền nói xấu ta; vừa kích động người Hoa chạy về Trung Quốc với cái chúng gọi là ‘nạn kiều’. Để phá tan một nguy cơ có thể gây ra tình hình phức tạp về chính trị, Trung ương chủ trương giải quyết đối với người Hoa với ba phương án: cho họ ra nước ngoài theo con đường Liên Hợp Quốc HCR (gọi tắt là PA1); cho họ ra nước ngoài làm ăn (gọi tắt là PA2); cho họ đi các địa phương sản xuất theo khả năng của họ (gọi tắt là PA3). Nhưng họ chọn con đường đi làm ăn ở nước ngoài, Trung ương giao cho Bộ Nội vụ trực tiếp tổ chức thực hiện PA2 này”.
Theo Ban 69: “Có địa phương lúc đầu thấy thực hiện có nhiều khó khăn, dẫn đến do dự, lừng chừng, nhưng sau đều quyết tâm thực hiện. Theo chỉ đạo của Bộ Nội vụ thì các tỉnh được phép tổ chức thực hiện PA2 ngay từ đầu gồm có: Quảng Nam-Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Đồng Nai, Bến Tre, Kiên Giang, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Minh Hải; các tỉnh không được phép làm nhưng sau đó xin làm: Sông Bé, An Giang, Hậu Giang, Cửu Long, Long An”. Cũng theo Báo cáo của Ban 69: “Sau 1 đợt ta tổ chức cho người Hoa đi có xảy ra tai nạn, bọn đế quốc và phản động quốc tế mở chiến dịch tuyên truyền nói xấu ta. Để tạo thuận lợi cho công tác chính trị ngoại giao đối với thế giới, Thủ tướng Chính Phủ đã có mệnh lệnh vào tháng 12-1978 ngưng việc cho người Hoa đi nước ngoài. Vì còn một số người và tàu đã đăng ký đóng nghĩa vụ bị kẹt lại chưa đi được gây ra những khó khăn phức tạp cho địa phương. Tháng 4-79 Thủ tướng cho phép tiếp tục đi đến hết tháng 5-79 phải chấm dứt. Một số nơi có xin phép cấp trên cho đi 13.000 người nhưng thực đi 7-8 vạn người mà vẫn còn đọng lại hàng vạn người và hàng trăm tàu thuyền”.
Báo cáo của Ban 69 thừa nhận: “Là một công việc hệ trọng có quan hệ đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nhưng Ban Bí thư trung ương Đảng không có một văn bản nào về lãnh đạo và chỉ đạo các cấp ủy Đảng lãnh đạo và thực hiện PA2 này, các cấp ủy Đảng ở địa phương rất lúng túng. Bộ Nội vụ có kế hoạch 244 nhắc các giám đốc sở, trưởng ty công an các tỉnh, thành báo cáo ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy để xin ý kiến lãnh đạo, nhưng khi phổ biến trực tiếpthêm câu nói do yêu cầu bí mật nên công tác này chỉ có bí thư, chủ tịch và trưởng ty công an biết. Vì vậy, việc thực hiện PA2 này, hầu hết ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy đều không biết. Tỉnh ủy, thành ủy lại càng không biết, chỉ có ba đồng chí bí thư, chủ tịch, trưởng ty công an biết thôi”.
Thư ký riêng của ông Võ Văn Kiệt thời điểm đó, ông Phạm Văn Hùng, nói: “Cũng như ông Mười Hương, ông Kiệt không đồng ý với nhận định của Trung ương, coi người Hoa ở Chợ Lớn là ‘đạo quân thứ năm’, nhưng khi chính sách cải tạo đẩy đến chỗ người Hoa phải vượt biên thì ông Kiệt thấy rằng để họ ra đi có tổ chức vẫn tốt hơn là ra đi hoàn toàn bất hợp pháp, nên ông tán thành Phương án II”.
=Theo ông Võ Văn Kiệt, Thành phố cũng chỉ tổ chức rất hạn chế. Ông nói: “Tôi báo cáo là Thành phố không có khả năng đóng tàu, để các tỉnh thực hiện Phương án II thì tốt hơn”. Báo cáo của Ban 69 cho biết: “Đồng chí Võ Văn Kiệt, ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy Thành Phố Hồ Chí Minh, có lần mời các bí thư tỉnh ủy lên chỉ thị về việc tổ chức cho người Hoa ở Thành Phố Hồ Chí Minh đi nước ngoài”. Chính vì cách làm này mà tuy con số người Hoa ở Thành Phố Hồ Chí Minh ra đi chỉ “phối kiểm” được trên 10.000 người, nhưng theo Ban 69, thực tế đi được “khoảng 70.000 người”.
Kết quả kiểm tra của Ban 69 cho thấy có một sự khác biệt rất lớn giữa báo cáo của Bộ Nội vụ và thực tế thực hiện Phương án II. Báo cáo của Bộ nội vụ nói rằng: “Từ tháng 8-78 đến 6-79, mười lăm tỉnh, thành đã cho người Hoa đi nước ngoài bằng tàu, thuyền gồm 156 chuyến với số người là 59.329 người, đã thu 5.612 kg vàng, năm triệu đồng Việt Nam, năm mươi bảy ngàn đô la Mỹ, 235 ô tô, 1.749 nhà và gian nhà”. Nhưng, số liệu sau khi Ban 69 kiểm tra cho thấy: “Số tàu đã cho đi: 533; Số người đã đi: 134.322; Thu vàng: 16.181kg; Ngoại tệ: 164.505 đô la; Tiền ngân hàng VN: 34.548.138 đồng; Một số tài sản khác: 538 ô tô, xe du lịch; 4.145 nhà và gian nhà”217.
Báo cáo của Ban 69 nhận xét: “Tuy đối tượng cần đưa đi ở các tỉnh trước hết là Thành phố Hồ Chí Minh chưa giải quyết hết yêu cầu, việc phối hợp đưa 70 ngàn người Hoa ở Thành Phố Hồ Chí Minh trong tổng số gần 140 ngàn người Hoa đã đi là một thành tích lớn. Việc thu vàng và tài sản của PA2 cũng là một thành tích rấtlớn”. Tuy nhiên, qua kiểm tra, Ban 69 “đã rút ra được một số kinh nghiệp về nguyên tắc lãnh đạo, nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt nội bộ Đảng cũng như trong tổ chức thực hiện và công tác quản lý của chính quyền”. Theo đó, “khuyết điểm bao trùm” gồm: “Về chính trị nhiều nơi xét duyệt danh sách khôngthẩm tra xác định để lọt người Việt, người không đối tượng cho đi mà kẻ địch đang tìm mọi cách tổ chức, sử dụng để thực hiện âm mưu lâu dài là đánh phá trở lại chúng ta. Các địa phương phối kiểm chưa chặt số người Hoa ở tỉnh khác đến đăng ký đi ở tỉnh mình”.
Đặc biệt, theo Báo cáo của Ban 69: “Nhiều tỉnh vận động cho người đi nước ngoài, khi họ xuống tàu rồi tổ chức bắt thu tài sản (Bến Tre, Quảng Nam-Đà Nẵng). Nhiều tỉnh cho đi sau khi có lệnh cấm tháng 5-79 (Minh Hải, Đồng Nai, Bến Tre,Cửu Long, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Long An, Sông Bé) do nặng vì lợi ích chính trị và kinh tế của địa phương… Về khách quan do địch tích cực phá hoại mua chuộc.
Nhưng về chủ quan do ta quản lý không chặt chẽ về tư tưởng và do cán bộ hư hỏng. Một số cán bộ công an, cán bộ các ngành có liên quan đến PA2 có sai phạm. Trong lực lượng vũ trang ở mười bốn tỉnh đã có 105 sĩ quan từ thượng tá đến chuẩn úy vi phạm (kể cả chống bắt vượt biên)”.
Theo Ban 69 thì Bộ Nội vụ “quy định chế độ, nguyên tắc, quyền hạn không chặt chẽ, làm cho một số cán bộ tham ô, hối lộ, xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, làm quỹ riêng địa phương, buôn bán với nước ngoài, gây thất thoát lớn”. Báo cáo của Ban 69 cho biết: “Sau khi Bộ Nội vụ tổ chức rút kinh nghiệm và hướng dẫn mức đóng nghĩa vụ thống nhất vào ngày 20-11-1978, nhiều địa phương không chấp hành đúng. Người ra đi có khả năng đóng góp mà ta chưa tích cực thu cùng mộtquy định của Bộ Nội vụ, có địa phương thu đủ, có địa phương thu không đủ. Bọn trung gian, đầu mối, thu của người đi nhiều nhưng nộp cho ta ít. Tính hết các khoản trên đây thì chỉ số thất thoát cũng gần bằng số thu được. Con số thất thoát lớn chưa từng thấy… Là công cụ sắc bén của Đảng, của lực lượng chuyên chính vô sản, nhưng tính tổ chức kỷ luật của cán bộ công an làm Phương án II rất yếu: quá trình thực hiện PA2 cấp dưới không báo cáo đầy đủ lên cấp trên; không sơ tổng kết; báo cáo gian dối… Một số cán bộ chủ chốt ở các ty công an sai phạm, cán bộ và lực lượng ngành một số hư hỏng, thoái hóa, tham ô tập thể khá rõ, có nhiều dư luận xấu, nội bộ nghi ngờ nhau. Kẻ địch, phần tử xấu đả kích lực lượng chính quyền vô sản”.
Một số “vấn đề nổi lên” khi thực hiện Phương án II, được Ban 69 chỉ ra trong Báo cáo: “Đối tượng cần đưa đi chưa đưa đi hết. Để lọt người Việt trốn đi, một số nơi đã kiểm tra cho thấy: Bến Tre có 81 người Việt; Phú Khánh có 466 người Việt; Thuận Hải, 29 người Việt; Nghĩa Bình có 32 người (mới kiểm tra ở hai phường); Quảng Nam-Đà Nẵng, 2; An Giang, 8; Cửu Long, 43; Sông Bé, 30. Thả can phạm đang bị giam để cho đi, không trao đổi để có sự nhất trí với các cơ quan tòa án và viện kiểm soát nhân dân cùng cấp: Hậu Giang, 17; Phú Khánh, 22; Đồng Nai, 63; Minh Hải, 80; Bến Tre, 11; Quảng Nam-Đà Nẵng, 40. Danh sách không được thẩm tra kỹ, chủ yếu dựa vào tự khai của chủ tàu. Số ở TP Hồ Chí Minh đăng ký đi ở các tỉnh, các tỉnh không phối hợp thẩm tra: 70.000 người Hoa ở TP Hồ Chí Minh đã đi mới phát hiện được 10.000 người”.
Đặc biệt, theo Ban 69, “nguy hiểm ở chỗ không xét duyệt kỹ để lọt đối tượng ra đi rồi trở lại hoạt động (ở Minh Hải, tháng 6-79 có 60 người xuất cảnh sang Mã Lai, sau 20 ngày lại trở về) cho đại diện móc tàu nước ngoài không quản lý hết để nó móc nối tổ chức đường dây đưa người vào, người ra (TPHCM), để lọt hộ của Hồ Thị Út có quan hệ đến chỉ đạo của bọn ở Hong Kong (Bến Tre). Việc miễn giảm không được tập thể Ban chỉ đạo PA2 thông qua, hầu hết các nơi đều miễn giảm cho trẻ em từ 4 tuổi đến 12 tuổi có nơi còn giảm cho người 15 tuổi. Sửa tuổi để miễn giảm đóng nghĩa vụ: Hậu Giang, 179 trường hợp; Bến Tre 102; Cửu Long 20… Công an đốt xé, sửa đổi sách vì gian dối số tàu, người, vàng, tiền: Hậu Giang, Kiên Giang, Ninh Hải, Bến Tre, Nghĩa Bình, Đồng Nai, Phú Khánh, Thuận Hải, Quảng Nam-Đà Nẵng. Dùng nghiệp vụ để đối phó với kiểm tra: bắt một số người để bịt đầu mối như Kiên Giang, Minh Hải”.
Có nhiều trường hợp “giữ tiền Phương án II làm của riêng. Nghiêm trọng hơn, phòng bảo vệ chính trị Ty Công an tỉnh An Giang đã cấp biển xe, chứng nhận họ là
nhân viên nhà nước, làm giấy ký hợp đồng với họ về việc tổ chức để cho người Hoa đi lại hoạt động. Cấp bao nhiêu giấy chưa rõ, hậu quả của nó chưa lường hết được”. Theo Ban 69, “một số nơi có nhận văn bản 244, có được phổ biến nhưng không thu đúng quy định của Bộ Nội vụ gây thất thu như: Hậu Giang, 4.866 lượng; Minh Hải, 48.195 lượng; Bến Tre, 3.789 lượng; Cửu Long, 27.000 lượng; Nghĩa Bình, 27.000 lượng; Phú Khánh, 10.987 lượng; Thuận Hải, 1.220 lượng; An Giang, 1.445 lượng”. Theo Báo cáo của Ban 69, Ban đã phát hiện ra một số cơ quan cấp tỉnh lập quỹ đen trái phép218.
Vụ Cát Lái
Đặc biệt, báo cáo của Ban 69 cho biết: “Do kiểm tra không chặt chẽ về công tác bảo đảm an toàn, đã có chín tàu bị tai nạn chết 902 người: Đồng Nai, một tàu; Bến Tre, một tàu, chết năm mươi bốn người; Sông Bé, một tàu hư, tàu Liên Xô kéo vào; Tiền Giang, ba tàu, chết 504 người; Long An, một tàu, chết ba mươi tám người; Thành phố Hồ Chí Minh, một tàu, chết 227 người; Nghĩa Bình, một tàu, chết bảy mươi tám người”.
Vụ chìm tàu Phương án II chết hàng trăm người ở Thành phố xảy ra vào giữa năm 1979, gần bến phà Cát Lái, Thủ Đức, nhưng gần như rất ít người sống ở Sài Gòn vào thời bấy giờ nghe nói tới câu chuyện đau lòng này. Đại tá Phạm Ngọc Thế, khi ấy là phó Phòng Hậu cần Công an Thành phố, người đảm trách việc tìm xác và chôn cất các nạn nhân, kể: Hôm ấy là ngày thứ 7, đúng giờ G, chủ tàu bắc loa kêu những người đã có danh sách ra đi xuống tàu. Đêm hôm trước họ đã bí mật tập kết ở xung quanh đó, công an canh phòng cẩn mật cho họ ở vòng ngoài. Vì ai cũng sốt ruột chờ đón giây phút ấy nên hàng trăm người tranh nhau xuống tàu rất nhanh.
Tàu có ba tầng, những người mua chỗ ở tầng dưới, rẻ hơn, khi tàu chưa chạy thấy ngột ngạt quá leo lên, ngồi cả trên mui, khiến cho con tàu chòng chành. Càng
chòng chành, họ lại càng chạy qua, chạy lại, khiến cho tàu nghiêng hẳn và nhanh chóng bị chìm. Ông Thế nói, nếu con tàu ấy không chìm tại bến thì khi ra khơi nó cũng sẽ không chịu nổi vì nó vốn chỉ là một chiếc tàu kéo.
Trên thực tế, nói Phương án II là do công an tổ chức, nhưng gần như mọi việc từ thu tiền, mua tàu đều khoán hết cho “Ban liên lạc những người ra đi bán hợp pháp”. Theo Đại tá Thế, họ nghĩ một con tàu có thể kéo được hàng chục chiếc ghe thì cũng có thể chở được hàng trăm người, nên họ mua và thiết kế lại trong ba tháng. Con tàu dài khoảng 30m, rộng 10m, khoang chứa đá giữ cân bằng được sửa lại để trữ nước, thay máy, thay cấu trúc các khoang. Đóng xong, nhìn con tàu có vẻ rất ngon, nhưng nó cứ như là một cái hột vịt. Khi chìm, tàu chúi xuống, cắm mũi xuống bùn,những người đã chui vô khoang không có cách nào để ra. Phần lớn những người đi trên chuyến tàu này, kể cả trưởng tàu, đều là người Hoa làm nghề buôn bán, không hề có chút kinh nghiệm sông nước gì.
Theo Đại tá Phạm Ngọc Thế thì khi ấy Thành ủy phải điều hai cần cẩu sáu mươi tấn từ Vũng Tàu vô để “kéo rị rị từng chút”. Cũng phải tới ngày thứ ba thì mới đưatàu lên được. Con số người chết theo báo cáo của Ban 69 là 227 người. Theo Đại tá Phạm Ngọc Thế: “Có khoảng hơn bốn mươi người sống sót. Cứ mỗi cái xác được đưa ra, chúng tôi chỉ dám để hai mươi phút để bộ phận nghiệp vụ lấy dấu tay rồi chuyển qua ngay cho bộ phận mai táng, vì đã bắt đầu nặng mùi. Cứ hàng chục xác một được xếp lên xe, phủ bạt, rồi chạy từ Cát Lái về mai táng ở khu đất cách đấy chừng ba cây số”.
Đại tá Phạm Ngọc Thế kể: “Chúng tôi vét sạch hòm ở các quận. Khâm liệm xong vẫn còn dư mấy cái vì có bốn trường hợp phải chôn đôi bởi các bà mẹ trước khi chết ôm chặt lấy con mà chúng tôi thì không nỡ tháo khớp tay họ ra để chia lìa tình mẫu tử”. Ông Thế nói: “Thành ủy ra lệnh cho chúng tôi chôn cất họ rất chu đáo ở một khu vực cách cầu Giồng Ông Tố, Thạnh Mỹ Lợi, khoảng 500m”. Theo ông Thế thì những người sống sót cũng cứ như mất hồn vì chứng kiến xác người thân của mình đang trương lên, phải khó khăn lắm mới đưa ra được khỏi con tàu đã chìm ba, bốn ngày dưới nước.
Tuy gây ra những hậu quả như vậy nhưng Phương án II vẫn “là một chủ trươnglớn của bộ chính trị, nhiệm vụ mới mẻ, phức tạp, có quan hệ đối nội, đối ngoại, tiến hành trong thời điểm có chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Thù trong giặc ngoài, bọn phản động quốc tế tìm mọi cách đánh phá ta trên mọi lĩnh vực, do tính chất bí mật, không phổ biến rộng, chỉ giao phó Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện”. Vì thế, Ban 69 đề nghị “thành công và thiếu sót đều phải được đánh giá trongđiều kiện lịch sử đó”. Ban 69 cũng lưu ý: “Việc thực hiện PA2 hầu hết đều thuộc các Đảng bộ Miền Nam. Nếu cứ có sai phạm là kỷ luật thì các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, các cấp ủy ở Miền Nam phải chịu. Nếu việc xử lí kỷ luật nhiều cấp ủy, nhiều đồng chí chủ chốt ở các Đảng bộ Miền Nam thì trong lịch sử Đảng ta sẽ để lại một ấn tượng cho thế hệ mai sau. Vì vậy việc xử lý kỷ luật trong thực hiện PA2 cần được cân nhắc theo tính chất đặc biệt của nó”.
Chú thích
184 Nhân Dân, 25-3-1984.
185 “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á” (điểm 3, mục II, phần thứ nhất, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 – tháng 1-1959).
186 Nguyễn Thụy Nga, 2000, trang (?).
187 Lê Đức Anh, 2005, trang 60.
188 Sđd, trang 73.
189 Theo phía Trung Quốc, tổng số viện trợ quân sự không hoàn lại của Trung Quốc cho Việt Nam gồm: 2,160 triệu khẩu súng cá nhân; 37.500 khẩu pháo; 12,9 tỷ viên đạn; 180 máy bay, 145 tàu; 1.500 xe tăng, thiết giáp; 16.330 xe tải; 16 vạn tấn lương thực thực phẩm quân đội; 22 vạn tấn nhiên liệu (Mân Lực, 10 năm Chiến tranh Trung - Việt, Nhà Xuất bản Đại học Tứ Xuyên, 2-1994, Bản dịch của Tổng cục II, trang 129).
190 Theo hồ sơ của B29, nếu như lượng tiền mặt từ “Tổ chức X” - mật danh chỉ Trung Quốc - được đưa vào miền Nam năm 1964 chỉ là một triệu USD; năm 1965 đã lên đến 6.232.667 USD; năm 1967: 22,4 triệu; năm 1973: 101,5 triệu… Lúc đầu, việc tiếp nhận khoản viện trợ này chủ yếu theo phương thức: Ông Nguyễn Nhật Hồng, trưởng phòng B29, nhận tiền USD ở Hong Kong rồi mua các loại biệt tệ như đồng riel của Campuchia, đồng kip của Lào, đồng baht của Thái Lan, đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, quy trình “chế biến” kể từ khi mua biệt tệ đến khi đưa được tiền tương thích vào chiến trường có khi mất sáu tháng, đồng tiền đã bị mất giá. Năm 1968, khi Phó Thủ tướng Phạm Hùng được cử vào Nam làm bí thư Trung ương Cục thay ông Nguyễn Chí Thanh, ông cho lập Ban Kinh tài Đặc biệt mang bí danh N2683. Phụ trách Ban này là ông Huỳnh Văn Lập, tên thường gọi là Mười Phi. Thay vì mua biệt tệ ở Hong Kong, USD được chuyển vào Nam để ông Mười Phi đổi tiền Sài Gòn mua các loại nhu yếu cho kháng chiến. Đến năm 1970 thì B29 của ông Nguyễn Nhật Hồng “đánh” được ông Lữ Minh Châu vào Sài Gòn. Ông Châu trước đó được đưa qua Liên Xô đào tạo nghiệp vụ ngân hàng. Sau, về Phnom Penh, lấy hồ sơ của một Việt Kiều ở Campuchia đã chết, làm căn cước giả, “chạy loạn” về Sài Gòn xin làm việc trong một ngân hàng. Từ vị trí này, ông Châu đã làm dịch vụ chuyển ngân lậu cho các đại gia và đặc biệt là các quan chức Sài Gòn theo phương thức ông Châu nhận tiền Việt Nam Cộng Hòa tại Sài Gòn, sau đó, khách hàng của ông sẽ nhận USD ở Hong Kong hoặc ở một ngân hàng Thụy Sỹ. Bằng dịch vụ chuyển ngân lậu này, B29 đã chuyển được 161,8 triệu USD vào chiến trường. Theo ông Nguyễn Nhật Hồng, B29 không thể làm tốt việc này nếu không được Trung Quốc giúp: Tại Hong Kong, Bank of China thu xếp để một ngân hàng con có biệt danh là “Anh Bảo” làm nơi giao dịch cho B29; Khi có lệnh chi ký tên Nguyễn Nhật Hồng, “Anh Bảo” sẽ chuyển tiền vào tài khoản bất kỳ mà B29 muốn. “Anh Bảo” cũng thu xếp để khách hàng của ông Lữ Minh Châu có thể nhận được tiền mặt thông qua một cơ sở ở Hong Kong, với chỉ một tờ lịch mà cơ sở này có thể đọc được số tiền thông qua ngày tháng ghi trên ấy. Quỹ tiền mặt mà B29 nhận được từ Bắc Kinh rồi chi cho các chiến trường, không chỉ để mua súng mà còn mua được những thứ bị cấm vận ở miền Bắc như máy móc thông tin, xe Honda Sport loại có thể chạy trong R, ngoài ra 350.000 USD đã được dùng để “Cách mạng” làm căn cước giả cho những cán bộ vào ra “vùng tạm chiếm”.
191 Nguyễn Thụy Nga, 2000, trang 188.
192 Theo tài liệu của Trung Quốc, từ tháng 6-1965 đến tháng 8-1973 Trung Quốc đưa sang Việt Nam tổng cộng 320.000 “quân tình nguyện” bao gồm phòng không, thợ máy, thông tin, công binh… Quân số lúc đạt mức cao nhất lên tới 170.000.
Báo cáo nói có khoảng bốn nghìn người Trung Quốc chết tại Việt Nam trong khi một số học giả Trung Quốc ước tính có hàng chục nghìn. Năm 1966, khi Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình gặp Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh than phiền, lính Trung Quốc tỏ thái độ ngạo mạn như đội quân xâm lược trước đây, tuy nhiên khi Chu và Đặng nói sẵn sàng rút thì Việt Nam không đưa ra yêu cầu nào. Năm 1978 khi tới Singapore, Đặng Tiểu Bình nói với Lý Quang Diệu, trị giá hàng hóa mà Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam đánh Mỹ lên tới hơn 10 tỷ đô-la, cao hơn chi phí cho chiến tranh Triều Tiên (Ezra F. Vogel, Deng Xiaoping and the Transformation of China, trang 271-272).
193 Nguyễn Thụy Nga, 2000, trang 188-189.
194 Sihanouk & Bernard Krisher, 1999, trang 131.
195 Lương Phong trả lời Dương Danh Di tại Hà Nội năm 2004.
196 Ngày 1-2-1975, sau khi thăm Trung Quốc, Thượng nghị sĩ Mỹ, ông Mansfield, báo cáo trước Quốc Hội: “Trung Quốc tán thành để hai nước Việt Nam tiếp tục tồn tại. Trung Quốc cho rằng một nước Campuchia thống nhất, trung lập là điều chủ yếu trong một Đông Dương ổn định”.
197 Henry A. Kissinger, 2003, trang 246.
198 Võ Nguyên Giáp, 2000, trang 295.
199 Sđd, trang 300.
200 Sđd, trang 301.
201 Sđd, trang 302.
202 Mân Lực, 1994, bản dịch của Tổng Cục II, trang 127.
203 Mân Lực, 1994, bản dịch của Tổng Cục II, trang 55.
204 Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Công hàm 14-9-1958. Toàn văn Công hàm được đăng trên báo Nhân Dân ngày 22-9- 1958: “Thưa đồng chí Tổng lý/ Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận mười hai hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.
205 Nguyên tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu 206 Sách giáo khoa Địa lý lớp 9 phổ thông của Nhà Xuất bản Bộ Giáo dục năm 1974 viết: “Từ những hòn đảo quần đảo Nam Sa, Tây Sa, đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, cụm đảo Bành Hồ, cụm đảo Chu Sơn là một hình cánh cung tạo nên bức trường thành bảo vệ Trung Quốc’. Những bản đồ trong sách giáo khoa đều in rõ những hòn đảo của Nam Sa, Tây Sa đều là lãnh thổ của Trung Quốc” (Mân Lực, Mười năm Chiến tranh Trung-Việt, Nhà Xuất bản Đại học Tứ Xuyên 2-1994, Bản dịch của Tổng Cục II, trang 138).
207 Từ năm 2011 là Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc.
208 Nghị quyết của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ban hành sau Chỉ thị 53, về vấn đề “cán bộ người Việt gốc Hoa” viết: “Cay đắng trước thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, ngay từ những ngày đầu đất nước ta được độc lập và thống nhất, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh đã coi Thành phố Hồ Chí Minh như là một địa bàn chiến lược trọng điểm, dùng mọi thủ đoạn thâm độc mưu toan lôi kéo một bộ phận quần chúng người Hoa chống lại đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta, đưa tay chân chui vào Đảng và Nhà nước ta để phá hoại từ bên trong”.
209 Theo ông Hoàng Văn Hoan, có hơn 300.000 cán bộ người Hoa trên cả nước đã bị thanh lọc (Giọt Nước Trong Biển Cả, 1987).
210 Ông Vũ Cẩm cho rằng, chính nhờ sáng kiến này mà năm 1982, Nguyễn Đức Tâm được Lê Duẩn đưa vào Bộ Chính trị giữ chức trưởng Ban Tổ chức.
211 Tỉnh Quảng Ninh được nhập từ Hải Ninh và Hồng Quảng.
212 Theo số liệu dẫn trong Thông tri 59 của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29-8-1978.
213 Theo số liệu ghi trong Báo cáo Hội nghị 9 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31-7-1979.
214 Tổng số người Hoa bị giết bởi Khmer Đỏ trong khoảng thời gian từ 1975-1979 tại Campuchia là 215.000 người, bằng 50% tổng số người Hoa sinh sống tại Campuchia lúc đó (Ben Kiernan, The Pol Pot Regime, Nhà Xuất bản Đại học Yale, 1996, trang 458).
215 Tuổi Trẻ, 23-6-1978.
216 Ngày 8-8-1980, ông Võ Thanh Tòng, phó Ty Công an Minh Hải bút phê: “Hộ ông Nguyễn Thành Đệ và Nguyễn Thị Thành (gồm chín người) đến Minh Hải đăng ký xuất cảnh hồi đầu năm 1979 nhưng có lịnh đình không cho đi phải ở lại”.
Ngày 25-6-1980, Tòa án Nhân dân Minh Hải chứng nhận, nguyên văn: “Giải quyết hộ của Nguyễn Thị Thành và Nguyễn Thành Đệ đăng ký đi xuất cảnh con tàu 224 tại thị xã Minh Hải ngày 18-6-1979. Do nhà nước ngừng ông đã đến công an thị xã Minh Hải và Tòa án Nhân dân tỉnh Minh Hải kiện công ty chủ tàu 224 đòi lại số vàng ông đã nạp. Ông đến tạm trú tại thị xã Minh Hải, nay ty công an tỉnh Minh Hải đang bắt chủ tàu Tôn Thục giam giữ để xét hỏi. Vậy theo yêu cầu của ông xin trở về Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi cư trú của ông cũ. Đề nghị quận và phòng nhà đất quận xét giúp đỡ gia đình ông có nhà ở… Ủy viên Thẩn phám, (đã ký) Ngô Quốc Kha”.
217 Trung Quốc ước tính có khoảng 160.000 người Hoa đã phải rời Việt Nam trong khoảng thời gian này (Shen Baoxiang, Zhenli biaozhun wenti taolun shimo, trang 370-371). Những người sống ở Sài Gòn-Chợ Lớn và các tỉnh phía Nam là người Quảng, người Tiều, người Hẹ và người Phúc Kiến, đến Việt Nam từ thời “Phản Minh, Phục Thanh” với Hoàng Tiến, Dương Ngạn Địch ở mạn Đồng Nai; với cha con Mạc Cửu ở xứ Hà Tiên. Một số khác đến gần hơn thì cũng từ thời Nhật cai trị một phần Trung Quốc. Vốn là dân phiêu bạt, người Hoa đến Việt Nam đã khai hoang, lập ấp, lấy vợ Việt. Họ không chỉ là một lực lượng kinh tế sinh động mà còn gắn với lịch sử Việt Nam, chính họ cũng đã cống hiến cho bản xứ những giá trị văn hóa vượt thời gian: Mạc Cửu với Thi Đàn Chiêu Anh Các; Trịnh Hoài Đức với Gia Định Thành Thông Chí… Cho dù vẫn mang trong mình dòng máu Hoa, phần lớn người Hoa ở Việt Nam đã không còn coi đại lục là tổ quốc; khi rời Việt Nam, họ đã không về Trung Quốc.
218 Cụ thể: “Ở Kiên Giang: Ngoài số 1.413 lạng vàng và 96.913 đồng ngoại tệ (trong đó có 26000 đô la) do các đồng chí Hai Cầu, Năm Thức, Chín Kỳ chủ trưởng báo Ty Công an đưa qua Thường vụ Tỉnh ủy làm quỹ riêng, một số đồng chí trong Thường vụ không nhất trí nên đồng chí báo Phòng Ngân sách Tỉnh ủy, đã đem nộp cho ngân hàng. Một số đồng chí Thường vụ Tỉnh Ủy Kiên Giang đã lấy 158 lạng vàng đem bán lấy tiền cộng với số tiền của PA2 và tiền bắt vượt biên, tất cả là 671.921 đồng, đã chi một số còn lại 234.398 đồng đưa qua xây dựng trụ sở Tỉnh ủy. Ở Sông Bé: Lấy 185.511 đồng tiền lời (mua gỗ của lâm nghiệp về xẻ bán cho người Hoa (đóng tàu) đi PA2) để chi cho Đại hội Đảng bộ Tỉnh, một số còn để ngân sách địa phương. Ở Hậu Giang: Công an Vũ trang lấy 148.942 đồng, Ty Công an lấy 76.254 đồng thuộc tiền PA2 làm quỹ cho đơn vị, cơ quan mình. Minh Hải: Ty công an mua hàng nước ngoài bán lấy lời 190.715 đồng, bán tôm lời 847.370 đồng, tổng cộng là 1.038.085 đồng làm quỹ. Quảng Nam-Đà Nẵng: Ty công an lấy 14.500 đồng; Công an Thành phố Đà Nẵng lấy 53.547 đồng; Huyện Tam Kỳ, 40.000 đồng; Ty thủy sản, 53.399 đồng”.
Click here to read and purchase this book:
www.smashwords.com/extreader/read/273988/1/ben-thang-cuoc-quyen-binh
Chương 4: NẠN KIỀU
Năm 1978, Hà Nội phát hiện Bắc Kinh hậu thuẫn cho Pol Pot quấy phá biên giới Tây Nam. Hơn một triệu người Hoa ở Việt Nam đã trở thành mối lo “con ngựa thành Troy” cho một cuộc chiến tranh khi ấy được tin là không tránh khỏi. Ba “phương án” đưa người Hoa ra khỏi Việt Nam đã được triển khai. Bắc Kinh tố cáo Việt Nam gây ra vụ “nạn Kiều”. Việt Nam tố cáo Bắc Kinh “kích động”. Ở giữa “hai làn đạn”, cộng đồng người Hoa ở Việt Nam đã phải trải qua cơn biến động không kể hết đau thương.
Đội quân thứ năm
Đầu năm 1978, ông Lê Duẩn đưa Đỗ Mười vào miền Nam thay thế Nguyễn Văn Linh chỉ huy công cuộc “Cải tạo công thương nghiệp tư nhân”. Sau năm 1986, sự kiện này đã được nêu lên như là một bằng chứng để nói ông Nguyễn Văn Linh là người chống lại cải tạo tư sản. Tuy nhiên, theo ông Trần Phương, người có sáu tháng làm phó cho ông Nguyễn Văn Linh ở Ban Cải tạo công thương nghiệp Trungương: “Trong vấn đề cải tạo, Mười Cúc chỉ khác Đỗ Mười ở cách làm chứ không khác ở quan điểm cải tạo hay không cải tạo. Ở thời điểm ấy, Lê Duẩn chọn Đỗ Mười và đứng sau lưng Đỗ Mười vì ông muốn giải quyết vấn đề người Hoa gấp. Điều mà Lê Duẩn không tin là Mười Cúc làm được”.
Ông Trần Quốc Hương, khi ấy là phó bí thư Thành ủy, kể lại: Vào Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Lê Duẩn mời ông đến T78, hỏi về tình hình người Hoa. Cảnước khi ấy có khoảng một triệu hai trăm ngàn người Hoa. Ở miền Nam chiếm một triệu và riêng Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng hơn nửa triệu. Ông Mười Hương báo cáo: “Người Hoa ở Thành phố hoạt động trên nhiều mặt, nhưng mạnh nhất là về kinh tế. Từ sau khi ta chủ trương đánh tư sản mại bản, hoạt động kinh tế của người Hoa có bị giảm sút, nhưng họ vẫn có vai trò. Giá cả vàng và ngoại tệ cứ mỗi sáng sớm lại được quyết định bởi người Hoa ở một số nơi trong Chợ Lớn”. Ông Lê Duẩn nói: “Không thể thế được. Ngô Đình Diệm cấm người Hoa không được kinh doanh mười một ngành nghề, theo tôi chỉ cần một thôi là cấm người Hoa không được kinh doanh buôn bán. Nhân có nhiều người đang di tản, thành phố nên có cách đưa người Hoa ra đi”.
“Người Hoa không được kinh doanh buôn bán” được ngầm hiểu như một tư tưởng chỉ đạo của chiến dịch “cải tạo công thương nghiệp tư doanh”. Giữa tháng 3- 1978, ông Đỗ Mười nhanh chóng tập kết lực lượng tại các biệt thự trong khu Thảo Điền, Thủ Đức. Trưởng Ban Hoa vận Thành ủy, ông Nghị Đoàn, kể: “Ông Đỗ Mười vào là kêu tôi lên báo cáo ngay, ông nói cho tôi biết, Chợ Lớn là trọng điểm của đợt cải tạo”.
Chợ Lớn là trung tâm buôn bán lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam. Theo ông Phạm Văn Hùng, thường gọi là Ba Hùng, Thư ký riêng của ông Võ Văn Kiệt: “Trung ương cho rằng thật bất lợi khi giữ 500.000 người Hoa trong thành phố. Họ sẽ nắm kinh tế và rồi họ sẽ trở thành đội quân thứ năm. Trung ương chủ trương đưa bớt người Hoa ra khỏi thành phố”. Ông Hùng nói: “Cả anh Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ và Trần Quốc Hương đều không đồng ý, nhưng Trung ương giữ ý kiến, Trung ương muốn ‘xé’ người Hoa ra, đưa về các tỉnh”. Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận: “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh, về mặt chính sách, chủ yếu nhắm vào giới buôn bán, nhưng trên thực tế buôn bán lại là sở trường của người Hoa, do đó, mặc nhiên họ trở thành số đông trong đối tượng dính vào cải tạo. Cũng có lúc có chủ trương đưa bớt người Hoa ra khỏi Thành phố, bố trí người Hoa sống xen với người Việt theo kiểu ‘xôi đậu’, không để họ tập trung. Việc này được làm mạnh tay hơn do căng thẳng của mình và Trung Quốc”.
Theo thống kê đến tháng 3-1979 của Thành phố Hồ Chí Minh: Trước ngày 30-4- 1975 có 200 nhà tư sản lớn người Hoa bỏ chạy khỏi Sài Gòn – Chợ Lớn; chín mươi tám tư sản người Hoa trong số 161 tư sản mại bản còn lại ở Sài Gòn đã bị “đánh” trong khoảng từ tháng 9-1975 đến năm 1977. Hơn 4.000 hộ tư sản người Hoa khác đã bị cải tạo trong khoảng hai tuần đầu sau khi ông Đỗ Mười bắt đầu chiến dịch. Trong số 28.787 hộ bị quy là tư sản thương nghiệp và bị cải tạo, ngoài 2.500 hộ “có công với Cách mạng” hoặc là “cơ sở Cách mạng” được “ở lại thành phố theo diện chính sách”, một số chuyển sang sản xuất tại chỗ, một số “được bố trí vào mạnglưới phân phối xã hội chủ nghĩa”, 3.494 hộ bị đưa đi các tỉnh dưới danh nghĩa “đăng ký đi kinh tế mới”.
Cũng có một số thương nhân dự tính “chuyển sang sản xuất” thật. Nhưng khi đến Lâm Đồng hay xuống Đồng Tháp Mười, nhìn những căn lán vách lá tuềnh toàng, bên trong nền nhà, cỏ cây mô đất không kịp cắt dọn, các nhà tư sản hiểu ra mục tiêu của chính quyền. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, khi ấy đang là một thanh niên xung phong, kể: “Chúng tôi được giao nhiệm vụ xây dựng các làng kinh tế mới để đón đồng bào. Cũng là những thanh niên mới từ thành phố xuống, chúng tôi chặt cây, cắt tranh dựng cấp tốc hàng loạt… Nhưng, làm xong nhìn lại, thấy đến thanh niên xung phong cũng khó lòng mà ở trong những túp lều như thế”. Nhiều người trở lại thành phố ngay, nhiều người tạm dừng lại ít bữa để nghe ngóng. Ít lâu sau, các nhà tư sản, đặc biệt là tư sản người Hoa, được móc nối, kêu nộp vàng để được ra đi “bán hợp pháp”.
Ông Trần Quốc Hương nói tiếp: “Lần thứ hai, Tổng Bí thư Lê Duẩn cho gọi tôi đến T78. Lần này ông không nói gì nhiều, chỉ nhắc, tình hình giữa ta và Trung Quốc thêm xấu đi, Thành phố cần khẩn trương đưa người Hoa ra đi”. Sau buổi làm việc đó với Tổng Bí thư Lê Duẩn, ông Trần Quốc Hương nói ông đã có “nhiều đêm không ngủ”. Trong những năm 1938-1940, các nhà lãnh đạo Đảng như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, khi từ Trung Quốc về Sài Gòn, nhiều lúc đã phải dựa vào người Hoa Chợ Lớn. Trước khi ra Bắc, ông Lê Duẩn có rất ít những liên hệ cá nhân với các nhà lãnh đạo Trung Hoa Cộng sản. Nhưng người cận vệ vào sinh ra tử nhất mực trung thành của ông là một người Việt gốc Hoa, ông Năm Hoành. Người lái chiếc xe Ford bốn chỗ chở ông Lê Duẩn từ Sài Gòn theo đường công khai sang Phnom Penh cũng là một nhà tư sản người Hoa, ông Lai Thanh. Người được phái từ Hà Nội vào Phnom Penh chuyển lá thư của ông Phạm Hùng gửi cho ông Lê Duẩn cũng là người Việt gốc Hoa, nữ tình báo Hồ Anh. Người nhận lá thư này từ Hồ Anh, ông Q.M., lại là một cán bộ thuộc Hoa Kiều vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc hoạt động tại miền Nam Việt Nam.
Năm 1949, Q.M. đã gặp ông Lê Duẩn ở Đồng Tháp Mười. Từ Phnom Penh, Q.M. trong vai một người cháu dẫn “ông cậu” Lê Duẩn “chui” xuống một hầm tàu chật chội và nóng bức, trong suốt năm ngày, xuôi dòng Mekong ra biển rồi đi tớiHongkong. Từ Hongkong, cán bộ lễ tân của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chờ sẵn, dẫn “hai cậu cháu” ông Lê Duẩn đi làm giấy tờ nhập cảnh theo diện “kiều dân Trung Hoa về nước”. Ngày 23-5-1957, phái viên Trung Quốc đã cùng với Hồ Anh đưa ông Lê Duẩn về Tỉnh ủy Quảng Châu. Theo bà Hồ Anh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đón tiếp ông Lê Duẩn rất trọng thị. Trên đường bay trở lại Việt Nam, những đồngchí Trung Hoa tinh tế đã lấy lý do “thời tiết xấu”, cho dừng máy bay chở ông Lê Duẩn ở Nam Ninh. Tại đó, các “đồng chí Trung Quốc” sắp xếp để ông Lê Duẩn có cuộc đoàn tụ cảm động với Lê Tuyết Hồng, người con gái được sinh ra khi ông Lê Duẩn đang ở trong tù. Tuyết Hồng khi đó đang được Trung Quốc nuôi ăn học ở ký túc xá Quế Lâm.
Hiệp định Geneva
Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngồi vào bàn đàm phán Hội nghị Geneva một ngày sau khi Tướng Giáp bắt sống Tướng De Castries cùng với 16.000 quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Những người Việt Nam Cộng sản lúc ấy tin rằng họ sẽ giành được cả nước nếu tiếp tục chiến đấu.
Ở Nam bộ, Hiệp định Geneva được coi là “xên non”. Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại: “Tướng Đồng Văn Cống đánh một đêm giải phóng hàng chục đồn; Tây, Ngụy hoang mang tột độ, cứ hù là chạy. Chỉ cần giữ thêm một tháng nữa là mình sẽ làm chủhết vùng nông thôn Nam bộ”. Ông Kiệt nói: “Tụi tôi tiếc không thể tưởng tượng được”. Khi thay mặt Trung ương triển khai Nghị quyết thi hành Hiệp định Geneve ở miền Nam, ông Lê Duẩn nói: “Ta không tán thành, đây là do Trung Quốc và Liên Xô ép”.
Hành động của Chu Ân Lai tối 22-7-1954 cũng khiến cho nhiều nhà ngoại giao miền Bắc Việt Nam “để bụng”. Hôm ấy, sau khi ký Hiệp định Geneva, Chu tổ chức một dạ tiệc chia tay, mời cả Ngô Đình Luyện, người của phía Việt Nam Quốc gia. Trong bữa tiệc, Chu còn đề nghị chính quyền Sài Gòn mở cơ quan đại diện ngoại giao ở Bắc Kinh: “Tất nhiên, về mặt ý thức hệ thì Phạm Văn Đồng gần gũi chúng tôi hơn, nhưng điều đó không loại bỏ việc có đại diện từ miền Nam. Suy cho cùng, chẳng phải tất cả các đồng chí đều là người Việt Nam, và chẳng phải tất cả chúng ta đều là người châu Á hay sao?”.
Trong hồi ký được công bố chính thức trên báo Nhân Dân184, thư ký kiêm phụ trách báo chí của đoàn Việt Nam trong Hội nghị Geneva, ông Nguyễn Thành Lê, gọisự kiện Chu Ân Lai mời Ngô Đình Luyện mở tòa lãnh sự tại Bắc Kinh là “câu kết với Pháp và tay sai”. Ông Lê cho rằng “Bắc Kinh đã ép buộc Hồ Chí Minh phải chia đôi Việt Nam theo Vĩ tuyến 17”. Theo ông Hoàng Tùng, ngày 3-7-1954, sau khi đạt
được thỏa thuận với Mỹ và Pháp, Chu rời Geneva về gặp Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp tại Liễu Châu, thông báo với Hồ Chí Minh ý kiến của Molotov và của ông ta, dự định chia cắt Việt Nam thành hai miền ở Vĩ tuyến 17.
Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh nhất quyết đòi, dẫu có lùi cũng chỉ Vĩ tuyến 15 hoặc tối thiểu là 16. Một mặt, Chu Ân Lai “dọa”, Hoa Kỳ có thể nhảy vào vòng chiến và khi đó, Liên Xô và Trung Quốc sẽ không thể hỗ trợ cho Hồ Chí Minh. Một mặt, ông ta mềm dẻo: “Ghi nhớ lời dặn của Hồ Chủ tịch, nhưng xin phép, tướng ngoài biên ải được căn cứ vào tình hình thực tế mà quyết định”. Theo ông Việt Phương, một thư ký trong Đoàn đàm phán Hiệp định Geneva của Việt Nam: “Về sau Phạm Văn Đồng thừa nhận, khi Chu Ân Lai nói sông Bến Hải sẽ được lấy làm giới tuyến, ông Phạm Văn Đồng không biết là Việt Nam có con sông ấy. Họ đã nghiên cứu kỹđến như vậy để ép chúng ta”.
Trung Quốc, Liên Xô rõ ràng đã không làm hết sức mình cho Việt Nam trên “tinh thần quốc tế vô sản”, nhưng Việt Nam không thể nào độc lập khi không chỉ lệ thuộc“hai ông anh lớn” về vũ khí để đánh nhau với người Pháp ở Điện Biên Phủ mà còn lệ thuộc cả phương tiện đàm phán trong Hội nghị Geneva. Theo ông Việt Phương, lúc đó đoàn đàm phán không có điều kiện để trao đổi với Đảng và Chính phủ. Tất cả mọi thông tin liên lạc đều phải nhờ qua Trung Quốc. Từng cuộc họp một, Phạm Văn Đồng báo cáo về cho Hồ Chí Minh đều phải sử dụng điện đài và mật mã của Đoàn Trung Quốc. Trong thời gian nghỉ, Chu Ân Lai lại bay về gặp Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh. Mọi tính toán của Đoàn và chỉ đạo ở nhà đều ở trong tay Trung Quốc.
Ý thức hệ đã từng tạo ra sự gần gũi giữa Hà Nội với Bắc Kinh. Nhưng mối quan hệ quá tin cậy lẫn nhau đôi khi lại rất dễ gây nghi kỵ. Trung Quốc, Liên Xô khi xử lý vấn đề Việt Nam, và ngay cả Việt Nam trong mối quan hệ với người Khmer cũng phải ưu tiên lợi ích quốc gia. Trong khi đó, những nhà lãnh đạo các đảng “đàn em” lại chờ đợi các “ông anh” bảo bọc trong tinh thần vô sản. Chính ý thức hệ đã làmcho những người cộng sản ở nước nhỏ tự huyễn hoặc về sứ mệnh “tiền đồn”185 đi đến chỗ bị hụt hẫng khi bị đem ra mặc cả cho quyền lợi của các siêu cường khác.
“Chổi ngắn không quét xa”
Nếu như khi ở miền Nam, ông Lê Duẩn chỉ nghĩ đến người Mỹ và kẻ thù trực tiếp của ông, “chính quyền tay sai” Ngô Đình Diệm, thì khi ra tới Hà Nội, theo ông Đậu Ngọc Xuân: “Anh Ba đánh giá, muốn đánh Mỹ thì trước tiên phải có ba cái không sợ: không sợ Mỹ, không sợ Liên Xô, không sợ Trung Quốc. Ông Hoàng Văn Hoan nghe, tròn mắt: sao nói không sợ Trung Quốc?”. Ông Hoàng Tùng xác nhận: “Cụ Hồ lúc ấy cũng ở trong tình trạng ‘ngoảnh mặt sang Tề e Sở giận, quay đầu sang Sở, sợ Tề ghen’”. Ông Đậu Ngọc Xuân kể tiếp: “Trước khi họp Bộ Chính trị bàn về cách mạng miền Nam, anh Ba mất ba đêm không ngủ để suy nghĩ về thái độ của Liên Xô, Trung Quốc; họ giúp mình nhưng có chi phối đường lối chiến tranh của mình không? Đó là cái gay gắt nhất”.
Theo bà Nguyễn Thụy Nga – vợ thứ hai của ông Lê Duẩn, người mà từ năm 1957-1962, khi đang học ở Bắc Kinh, thường tháp tùng Lê Duẩn vào Trung Nam Hải và được Mao Trạch Đông gọi là “Lý Phu nhân” – năm 1973, từ Khu IX ra Hà Nội, bà được ông Lê Duẩn tâm sự: “Khi ta chủ trương giải phóng miền Nam, hai ông bạn lớn đã làm anh rất đau đầu. Liên Xô sợ mình đánh sẽ nổ ra chiến tranh thế giới thứ III; Trung Quốc muốn mình trường kỳ mai phục ‘chờ Trung Quốc mạnh sẽ đẩy Mỹ xuống Biển Đông’. Anh không để mất lòng ai nhưng lúc nào cũng phải giữ cho đúng tính chất độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam”186. Trên thực tế, lập trường của Trung Quốc đối với cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam đã thay đổi vào giữa thập niên 1960.
Cuối thập niên 1950, khi ông Lê Đức Anh cùng Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đến Trung Quốc, xin súng trung liên, đại liên và ĐKZ để đưa vào Nam, Trung Quốc chỉ cho “toàn súng trường K44 bắn phát một, họ bảo để trang bị cho dân quân du kích miền Nam phòng chống càn”187. Nhưng, cuối năm 1966, khi tháp tùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc, ông Lê Đức Anh thấy Đoàn đã được đón tiếp bởi Mao Trạch Đông cùng đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại thương.
Theo ông Lê Đức Anh: “Khi Mao hỏi: ‘Quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam đông, tư tưởng của người dân và chiến sĩ thế nào? Hiện nay cách mạng ở Miền Nam của các đồng chí có khó khăn gì?’, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đề nghị để ông Lê Đức Anh trả lời. Tướng Lê Đức Anh nói: ‘Mỹ vào đông vậy chứ đông hơn nữa thì bộ đội và nhân dân miền Nam cũng quyết đánh. Hiện nay, xe tăng và máy bay của Mỹ rất nhiều nhưng Việt Nam thiếu vũ khí chống tăng, bắn máy bay và bắn tàu thủy, thiếuđô la để mua gạo, vì từ trước đến nay cách mạng Miền Nam Việt Nam vẫn mua gạo ở Campuchia và Thái Lan là chủ yếu, mà mua bên đó phải mua bằng đô la’. Nghe báo cáo vậy, ông Mao liền chỉ tay vào các quan chức, những người dưới quyền ông đang có mặt tại đó: Hãy giải quyết cho các đồng chí Việt Nam”188.
Trên thực tế, mỗi khi miền Bắc điều chỉnh đường lối “cách mạng miền Nam” đều phải sang bàn với Trung Quốc. Theo ông Hoàng Tùng: “Không bàn thì họ không viện trợ”. Ông Nguyễn Nhật Hồng xác nhận: “Trung Quốc giao ngoại tệ viện trợ theo phương thức rải đều từng tháng, từng quý. Nhu cầu viện trợ được B29 lên kếhoạch trình ông Phạm Hùng và Lê Thanh Nghị duyệt. Tuy nhiên, kế hoạch thường bị Trung Quốc thay đổi theo ý định của họ”. Trong những năm chiến tranh, ngoài vũ khí, trang bị kỹ thuật189, Trung Quốc còn viện trợ rất lớn về tiền mặt. Theo Báo cáongày 25-11-1979 của B29, cơ quan đặc trách chi viện cho miền Nam, phần tiền mặt do Trung Quốc trực tiếp viện trợ từ năm 1964-1975 chiếm tới 626.042.653 USD. Năm 1973, khi ông Võ Văn Kiệt ra Bắc gặp ông Lê Duẩn, Lê Duẩn hỏi: “Có tiền mua súng đánh được không?”. Ông Kiệt mừng rỡ: “Mua được súng Mỹ mà đánh Mỹ thì quá đã”. Ông Lê Duẩ n hỏ i Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghi: “Có tiề n đưa Sá u Dânkhông?”. Theo yêu cầu của Lê Thanh Nghị, ông Nguyễn Nhật Hồng kiểm tra quỹthấ y cò n trên hai triêụ USD tiề n măṭ . Ông Hồng nói với ông Nghị: “Muố n nhiều hơn thı̀ cầ n thờ i gian để xin”. Lê Thanh Nghi nó i: “Hai triêụ là anh Sá u mừng lắ m rồi”. Số tiền trên được giao cho thư ký mới của ông Võ Văn Kiệt là ông Phạm Văn Hùng. Lần đầu tiên cầm hai triệu USD tiền mặt, ông Ba Hùng nói: “Thôi khỏi đếm”. Trong sổ của B29 chỉ lưu lại chữ của ông Phạm Văn Hùng ghi: “Nhận đủ 2 tấn A”.
Quỹ tiền mặt đặc biệt này được Trung Quốc chi khá hào phóng. Nhiều khi, ông Nguyễn Nhật Hồng chỉ cần đến một ngân hàng do Trung Quốc chỉ định, vào phòng giám đốc là được giao luôn cả một va-li tiền. Một lần khi ông Hồng cầm chiếc va-licó một triệu USD đi tàu từ Quảng Châu về Hà Nội, khi tới Thẩm Dương cả con tàu bị Hồng Vệ Binh bắt giữ. Ông Hồng bị giữ lại đấy một tuần mới liên lạc được với Hà Nội để can thiệp Bắc Kinh giải thoát. Mặc dù đã chi khá hào phóng cho các nhu cầu chiến tranh, năm 1975, quỹ tiền mặt nằm tại két của B29 vẫn còn năm mươi triệu triệu USD; của Chiến trường B2 và Khu V vẫn còn năm mươi ba triệu190.
Sự hào phóng đó của Trung Quốc không làm cho ông Lê Duẩn lơ là cảnh giác, có lẽ đó là phản xạ của một người đã sống nhiều năm bị truy lùng gắt gao. Ông Hoàng Tùng cũng xác nhận, mỗi lần Quân ủy bàn chủ trương đều họp trong Bộ Tổng Tham mưu, những ủy viên Bộ Chính trị có mối liên hệ mà ông Lê Duẩn cho rằng là “quáthân với Trung Quốc”, hoặc có giai đoạn là “quá thân với Liên Xô”, đều được biết rất ít đến các kế hoạch chiến tranh.
Theo một trợ lý của Bí thư Lê Duẩn, ông Đậu Ngọc Xuân, gần như các cuộc họp quan trọng, anh Ba đều triệu tập khi ông Hoàng Văn Hoan đang công tác hoặc nghỉ mát ở nước ngoài. Thỉnh thoảng, ông Hoan lại thắc mắc với ông Vũ Tuân, chánh Văn phòng Trung ương: “Răng Bộ Chính trị không bàn chuyện quân sự hè?”. Ông Vũ Tuân nói: “Anh sang Bác mà hỏi”. Theo ông Trần Phương: “Biết Hoan như vậy
mà phải sau khi giải phóng miền Nam, ở Đại hội IV, Lê Duẩn mới dám đưa Hoan ra khỏi Bộ Chính trị”.
Trong chỗ riêng tư, vợ Lê Duẩn, bà Nguyễn Thụy Nga kể: “Anh (Lê Duẩn) nói: ‘Lần Việt Nam xin đạn pháo để chuẩn bị giải phóng miền Nam, Trung Quốc nóikhông có, nhưng Việt Nam đã dự trữ từ lâu đủ đạn để đánh. Khi xin 2.000 chiếc xe vận tải Giải phóng thì Trung Quốc ra điều kiện ‘phải cho 500 lái xe Trung Quốc theo’. Anh nói: ‘Một thằng tôi cũng không cho, nếu không có xe thì chúng tôi vác
bộ, thồ bằng xe đạp’. Các anh khác bảo: ‘Anh làm gì mà căng thế?’. Anh nói: ‘Trung Quốc nói làm đường cho Lào sau đó họ lập làng Trung Quốc trên đất Lào. Bây giờ họ muốn thăm dò ta về đường Trường Sơn thì nay mai họ sẽ chiếm Trường Sơn. Về chiến lược, ai đứng chân trên đỉnh Trường Sơn người đó sẽ khống chế cả Đông Dương, cho nên mình phải tính”191.
Những người thân của Tổng Bí thư Lê Duẩn thường có khuynh hướng mô tả ông như là một người cảnh giác với các âm mưu của Trung Quốc ngay cả khi đang xin viện trợ. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Tùng, phải sau năm 1972 thái độ của Lê Duẩnđối với Trung Quốc mới bắt đầu thay đổi192. Theo ông Trần Phương: “Năm 1972, khi Trung Quốc tiếp Nixon, Lê Duẩn nói, chúng ta đã bị bán rẻ cho Mỹ để người Trung Quốc thay Đài Loan ngồi vào chiếc ghế ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Năm 1954, Liên Xô có lợi ích khi hòa hoãn với Mỹ còn Trung Quốc thì muốn Việt Nam bị chia cắt để vĩnh viễn ở thế chư hầu”.
Cũng năm 1973, ông Lê Duẩn kể với bà vợ Nguyễn Thụy Nga: “Khi Nixon thương lượng với Trung Quốc, nó ra điều kiện nếu Trung Quốc để cho Mỹ ném bom B52 ra miền Bắc thì Mỹ sẽ nhường hòn đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc. Trước kia Trung Quốc có hứa nếu Mỹ đánh miền Bắc thì Trung Quốc sẽ can thiệp, nhưng sau chuyến đi của Nixon, Trung Quốc tuyên bố ‘mi không đụng đến ta, ta không đụng đến mi’. Do đó, Mỹ cho máy bay bắn phá liên tục mười hai ngày đêm ở Hà Nội, Hải Phòng, đánh các đê điều ở miền Bắc, với ý đồ đưa miền Bắc vào thời kỳ đồ đá. Mỹ dùngB52, dùng F111A, hai loại máy bay hiện đại nhất. Sau đó, Chu Ân Lai sang gặp anh ở Hồ Tây. Ông đi dưới bậc thang lên đưa tay, anh không bắt. Anh nói: ‘Các đồng chí đã bán đứng chúng tôi. Các đồng chí lấy xương máu của dân tộc Việt Nam để trả giá với Mỹ. Chúng tôi biết nhưng chúng tôi không sợ, chúng tôi sẽ đánh đến cùngvà nhất định chúng tôi sẽ thắng’ ”193.
Sau cuộc gặp này với Lê Duẩn, Chu Ân Lai tới nhà khách Lê Thạch để gặp Hoàng thân Sihanouk, khi ấy cũng đang ở Hà Nội. Theo Sihanouk: “Chu trông mệt mỏi và có vẻ bị kích động bởi cuộc thảo luận mà ông vừa tiến hành với các đồng chí Bắc Việt Nam của ông. Hình như ông đang cáu”194. Theo Sihanouk thì đây là chuyến đi mà Chu Ân Lai muốn giải thích chính sách mới của Trung Quốc với người Mỹ. Chu đã nói với các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam “gay gắt và cứng rắn” rằng mối quan hệ mới đó sẽ dẫn tới hòa bình ở Đông Dương.
Không chỉ phản ứng trong hội đàm, khi đưa tiễn Chu Ân Lai, thay vì đi cùng thầy trò Chu ra tận chân cầu thang máy bay, Lê Duẩn đã dừng lại ngay cửa nhà ga sânbay Gia Lâm. Các quan chức Việt Nam tất nhiên cũng phải đứng lại. Chu Ân Lai và người phiên dịch, Lương Phong, gần như phải lủi thủi bước lên máy bay đi về. Lương Phong cho rằng hành động đó của ông Lê Duẩn là rất phản cảm195. Sau chuyến đi này của Chu, Trung Quốc bắt đầu “kiếm chuyện” trên vùng biên giới.
Ngày 05-06-1973, Chu Ân Lai lại đến Hà Nội khuyên ông Lê Duẩn nên thư giãn và xây dựng lực lượng, trong khoảng năm đến mười năm tới nên để miền Nam Việt Nam, Lào, và Campuchia hòa bình, độc lập, và trung lập. Trong số các nhà lãnh đạo Bắc Kinh thời bấy giờ, Chu Ân Lai được đánh giá là khá chân thành. Nhưng theo ông Trần Phương, về sau, khi kết nối các sự kiện, “anh Ba cay lắm vì Trung Quốc khuyên Việt Nam làm theo những gì mà họ đã thỏa thuận với Mỹ”196.
Phó Thủ tướng Trần Phương nói tiếp: “Năm 1972, khi Mao Trạch Đông nói với Phạm Văn Đồng: Chổi ngắn không quét được xa, Lê Duẩn đã bắt đầu hiểu lòng dạ của người Trung Quốc. Họ chỉ muốn cung cấp vũ khí để Việt Nam chiến đấu giữ chân người Mỹ ở miền Nam thay vì có thể tiến gần họ. Năm 1973, khi Chu Ân Lai khuyên giữ trung lập miền Nam, Lê Duẩn biết, nếu cứ giải phóng miền Nam thì không thể nào tránh làm cho Bắc Kinh tức giận”.
Hoàng Sa
Câu chuyện mặc cả giữa Mỹ và Trung Quốc về “phạm vi mười hai hải lý” được ông Lê Duẩn nói với vợ từ năm 1973, chứng tỏ tin tức tình báo mà Hà Nội nắm được là khá tốt.
Ngày 4-4-1972, khi quân đội miền Bắc đang tấn công dữ dội vào Quảng Trị, người Mỹ cần một áp lực từ phía Bắc Kinh với Hà Nội, Kissinger đã phái Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, để traomột “bức điện miệng” nhắn Trung Quốc: “Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách mười hai dặm kể từ quần đảo Hoàng Sa”197.
Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo mà các Chúa Nguyễn đã đưa người ra khai thác từ thế kỷ XVII. Năm 1816, vua Gia Long chính thức thiết lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này. Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ, bản vẽ năm 1838của Nhà Nguyễn đã thể hiện hai quần đảo với tên gọi là Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa.
Năm 1920, Chính quyền Pháp, với tư cách là nhà nước bảo hộ ở Đông Dương, đã tuyên bố chủ quyền và hiện diện liên tục trên cả Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 4- 1946, quân Pháp đưa quân đội ra kiểm soát cụm phía Tây Hoàng Sa. Tháng 11- 1946, quân Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, và tháng 12- 1946 đổ bộ lên Itu Aba thuộc Trường Sa. Năm 1950, quân Tưởng rút khỏi hai quần đảo này. Một năm sau Chính quyền Mao Trạch Đông mới tuyên bố “bảo lưu chủ quyền của Trung Quốc”.
Năm 1954, theo Hiệp định Geneva, Hoàng Sa ở phía Nam Vĩ tuyến 17 sẽ thuộc về chính quyền miền Nam Việt Nam. Nhưng đến tháng 4-1956, khi lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa ra tiếp quản, hai đảo lớn nhất đã bị “quân giải phóngTrung Quốc” thừa cơ chiếm mất. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trên thực tế cai quản liên tục bốn đảo chính: Pattle (Hoàng Sa), Robert (Cam Tuyền), Duncan (Quang Hòa Đông) và Drummond (Duy Mộng). Riêng trên đảo Pattle, Việt Nam còn có một đài khí tượng thuộc hệ thống quốc tế. Từ năm 1956, việc tranh chấp phần bị Trung Quốc chiếm đóng vẫn tiếp tục diễn ra giữa Việt Nam Cộng Hòa và Trung Quốc.
Sáng 16-1-1974, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa phát hiện tàu cá Trung Quốc xuất hiện trong vùng đảo chủ quyền Việt Nam. Khi người nhái của hải quân ViệtNam đổ bộ lên đảo Duncan và Drummond thì ở đó đã có một toán quân nhân Trung Quốc. Hôm ấy, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang “kinh lý miền Trung”. Trong bữa cơm tối tại một căn cứ của quân đội ở Mỹ Khê, Tổng thống được Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trình bày sơ bộ “biến cố Hoàng Sa”. Theo Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại: “Nghe xong, Tổng thống quyết định sáng hôm sau sẽ đến Vùng Một Duyên hải để xem xét tình hình”.
Sáng 17-1-1974, Hạm đội HQ16 báo cáo tiếp: “Hai tàu đánh cá Trung Quốc không tuân lịnh ra khỏi lãnh hải. Ngoài ra, hai tàu khác chở quân Trung Cộng đang đến gần đảo và trên bờ có cắm nhiều cờ Trung Cộng”. Hạm trưởng HQ16, Trung tá Lê Văn Thự, cho một toán đổ bộ lên đảo, nhổ cờ Trung Quốc thay bằng cờ Việt Nam Cộng Hòa. Toán đổ bộ gặp nhiều người Trung Quốc nhưng đôi bên đều kềm chế.
Bộ Tư lệnh Hải quân ở Sài Gòn sau khi nghe Tướng Thoại cập nhật tình hình đã phái Khu trục hạm Trần Khánh Dư của Trung tá Vũ Hữu San ra tăng cường. Toàn bộ tình hình được trình Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lúc 8 giờ sáng cùng ngày khi ông trực tiếp tới Bộ Tư lệnh Vùng Một. Nghe xong, Tổng thống ngồi xuống lấy giấy bút trực tiếp viết “Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng Một: Tìm cách ôn hòa mời các chiến hạm Trung Quốc ra khỏi lãnh hải Việt Nam. Nếu họ không thi hành thì được nổ súng cảnh cáo trước mũi các chiến hạm này. Nếu họ ngoan cố thì toàn quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa”.
Ngày 18-1-1974, theo ủy nhiệm của Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Đại tá Hà Văn Ngạc lên tuần dương hạm Trần Bình Trọng của Trung tá Phạm Trọng Quỳnh, trựcchỉ Hoàng Sa. Vì là sỹ quan có cấp bậc cao nhất trong vùng chiến sự lúc đó, Đại tá Ngạc trở thành người chỉ huy cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa. Cùng đi có Hộ tống hạm Nhật Tảo của Thiếu tá Ngụy Văn Thà. Khi hải đội của Đại tá Ngạc đến Hoàng Sa, có ít nhất bốn chiến hạm của Trung Quốc có mặt. Trước thái độ khiêu khích của cáctàu Trung Quốc, Đại tá Ngạc báo với Tướng Thoại qua bộ đàm, “việc chạm súng chắc là không sao tránh khỏi”. Sáng 19-1-1974, các chiến hạm của đôi bên đều gây áp lực nặng nề lên nhau. Đại tá Ngạc đồng ý với Tướng Thoại “khi tình hình căng thẳng quá thì sẽ khai hỏa trước để giảm thiểu thiệt hại”.
Khoảng 10 giờ 30 phút sáng 19-1-1974, Đại tá Ngạc báo cáo: “Bắt đầu khai hỏa”. Máy vô tuyến vẫn để “on”, Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại nghe rõ những tiếng nổ chát chúa của cuộc chiến đấu. Khi chứng kiến tàu Trung Quốc bốc cháy, “toán đổ bộ thuộc tàu HQ16 đang ngồi trên xuồng cao su đã cùng cất vang bài hát “Việt Nam, Việt Nam”.
Trận đánh bất cân sức ấy diễn ra chỉ trong vòng ba mươi phút. Phía Trung Quốc: hai hộ tống hạm bị bắn chìm, hai trục lôi hạm bị bắn hỏng, một đô đốc, sáu đại távà hàng chục sỹ quan cấp tá, cấp úy khác tử trận. Phía Hải Quân Việt Nam: hộ tống hạm Nhật Tảo bị chìm, Thiếu tá Ngụy Văn Thà cùng với hai mươi bốn chiến sỹ khác hy sinh, hai mươi sáu chiến sỹ mất tích; khu trục hạm Trần Khánh Dư bị hư hại, hai chiến sỹ hy sinh; tuần dương hạm Trần Bình Trọng bị hư hại, hai chiến sỹ hy sinh cùng với hai nhân viên người nhái; tuần dương hạm Lý Thường Kiệt bị trúng đạn, nghiêng một bên; mất liên lạc với toán đổ bộ gồm mười lăm thủy thủ (về sau, chiếc xuồng chở mười lăm thủy thủ này trôi dạt nhiều ngày về Quy Nhơn, được thuyền đánh cá cứu vớt, một người chết vì kiệt sức); hai mươi ba thủy thủ khác cũng trôi dạt trên biển, may mắn được tàu Skopionella của hãng Shell (Mỹ) cứu vớt.
Ngày hôm sau, 20-1-1974, mười chiến hạm Trung Quốc bắt đầu đổ quân lên hai hòn đảo Cam Tuyền và Hoàng Sa, bắt đi bốn mươi ba người, gồm hai mươi tám quân nhân và các nhân viên khí tượng. Một người Mỹ, Gerald Kosh, tình cờ theo tàu Lý Thường Kiệt ra Hoàng Sa chơi hôm 15-1-1974, cũng bị bắt. Trong thời điểm ấy, theo Tướng Thoại: “Các chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ ở rất gần các vị trí chiến hạm Việt Nam”. Trước khi trận chiến xảy ra, Bộ Tư lệnh Hải quân nói với Đề đốc Thoại là “yên tâm”; nhưng trong suốt cả quá trình sau đó, Hạm đội Bảy của Mỹ đã không làm gì kể cứu vớt các đồng minh lâm nạn. Hoàng Sa của Việt Nam bị Bắc Kinh chiếm đóng kể từ ngày 19-1-1974. Còn miền Bắc Việt Nam, khi ấy đang dựa vào Trung Quốc như một đồng minh để tiến hành cuộc chiến tranh ở miềnNam, cũng gần như im lặng.
Tướng Giáp nói rằng ông nhận được tin mất Hoàng Sa khi đang điều trị bệnh sỏi mật ở Liên Xô. Ngày 25-3-1975, sau “chiến thắng Buôn Ma Thuột”, Tướng Giáp với tư cách là bí thư Quân ủy Trung ương kiến nghị Bộ Chính trị “tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo quân ngụy đang chiếm giữ”198. Ngày 2-4-1975, Tướng Giáp trực tiếp chỉ thị cho Tướng Lê Trọng Tấn lúc bấy giờ đang ở Đà Nẵng: tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa. Trước đó, ngày 30-3, Quân ủy cũng điện cho Võ Chí Công và Chu Huy Mân yêu cầu chỉ đạo thực hiện. Chiều 4-4-1975, Quân ủy điện tiếp cho Quân khu V: “Kịp thời đánh chiếm các hòn đảo vùng Nam Hải, đặc biệt là các đảo Nam Sa. Việc này phải chuẩn bị gấp và bí mật, chỉ để cán bộ có trách nhiệm biết”199.
Ngày 9-4-1975, Cục Quân báo có tin quân đội Sài Gòn rút khỏi các đảo, Quân ủy gửi điện “tối khẩn” cho Võ Chí Công, Chu Huy Mân và Phó Tư lệnh Hải quân Hoàng Hữu Thái: “Các anh cho kiểm tra và hành động kịp thời… Nếu để chậm, có thể quânnước ngoài chiếm trước, vì hiện nay một số nước ngoài đang có ý đồ xâm chiếm”200. Ngày 13-4-1975, Tướng Giáp nhắc thêm: “Chỉ đánh các đảo quân ngụy miền Nam chiếm đóng”201. Từ ngày 14-4-1975 đến ngày 28-4-1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam lấy xong những hòn đảo do quân đội Sài Gòn chiếm giữ, nhưng tránh đụng tới các đảo ở Hoàng Sa đang ở tay Trung Quốc.
Tháng 9-1975, trong chuyến đi đầu tiên đến Bắc Kinh, sau khi giành thắng lợi ở miền Nam, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn tới Trung Nam Hải. Ông Duẩn đã đến tận giường bệnh của Mao Trạch Đông để nói lời cám ơn với Mao Trạch Đông: “Nước chúng tôi chưa có bao giờ vui như hôm nay. Nếu chúng tôi không có Trung Quốc là hậu phương lớn bao la, không có đường lối của Mao Chủ tịch, không có sự viện trợ của các đồng chí cung cấp, chúng tôi không thể thành công được”202. “Với nụ cười khó nhọc trên gương mặt người mang bệnh, Mao Trạch Đông hơi vẫy tay, tỏ ra hiền hòa thân thiết… Người đã dùng những câu nói không được mạch lạc lắm để nói với Lê Duẩn: Nhân dân Việt Nam thắng lợi rồi, Nam Bắc đã thống nhất rồi, tôi rất phấn khởi, rất phấn khởi”.
Chắc hẳn là Lê Duẩn đã không chỉ xử sự theo phép tắc ngoại giao khi đến tận giường bệnh của Mao Trạch Đông để xác nhận: “Không có viện trợ của Trung Quốc, chúng tôi không thể thành công”. Không mấy người dân Việt Nam là không biết đến súng AK, nón cối, lương khô, gạo sấy, thịt hộp… được cung cấp từ Trung Quốc. Bộ đội miền Bắc thời chiến tranh có thể nói là đã được Trung Quốc trang bị đến từng “cái kim, sợi chỉ”. Nhưng ngoài chuyện ân nghĩa với đồng minh, ông Lê Duẩn còn phải chịu trách nhiệm trước quốc gia mà ông lãnh đạo. Trong chuyến đi Trung Quốc ấy, ngày 24-9-1975, khi gặp Đặng Tiểu Bình, ông Lê Duẩn đã yêu cầu Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình đàm phán vấn đề Hoàng Sa nhưng đã bị Đặng Tiểu Bình từ chối. Bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đã làm cho người dân Trung Quốc nghĩrằng Hoàng Sa đã thuộc về Trung Quốc.
Ngày 5-5-1975, khi nghe Đài Tiếng nói Việt Nam công bố, “Ngày 11-4-1975, Hải quân Việt Nam đã giải phóng quần đảo Trường Sa”, một phóng viên Tân Hoa Xã tên là Lăng Đức Quyền (Ling Dequan) – khi ấy đang chuẩn bị rời Hà Nội vào miền Nam – đã cảm thấy “như một cú sốc”. Quyền giải thích với nhà báo Mỹ Nayan Chanda: “Vì trước đó họ đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên những hòn đảo ấy”.
Người Trung Quốc cho rằng: “Từ năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã thông báo cho Thủ tướng Chu Ân Lai rõ ràng xác nhận hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng hiện nay họ tiền hậu bất nhất ngang nhiên tuyên truyền đây là lãnh thổ của họ, sửa đổi bản đồ vẽ hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ Việt Nam”203. Năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng, trong vai trò đồng minh, có công hàm ủng hộ Tuyên bố của ChuÂn Lai về “hải phận mười hai hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục”204. Tuyên bố này được đưa ra trong tình trạng chiến tranh với Mỹ bắt đầu leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trên eo biển Đài Loan có dấu hiệu vi phạm vùng biển chủ quyền Trung Quốc.
Đây là một giai đoạn mà mối quan hệ quốc tế vô sản với Bắc Kinh được tin cậy hơn mối quan hệ giữa những người Việt Nam với nhau mà không có cùng ý thức hệ. Theo ông Dương Danh Di205: “Hai năm trước đó, Trung Quốc đã chủ động trả lại cho Việt Nam đảo Bạch Long Vĩ mà họ giữ giúp từ năm 1954 khi được trao trả từ tay người Pháp. Lúc đầu, Việt Nam chưa nhận vì than phiền là không có phương tiện ra đảo. Thế là Trung Quốc tặng luôn hai chiếc ca-nô. Niềm tin vào sự vô tư của Trung Quốc tăng lên, tâm lý để bạn giữ (đảo) cho còn hơn để trong tay ‘Ngụy’ không phải là không xuất hiện”.
Ông Trần Việt Phương, người có hai mươi lăm năm làm thư ký riêng cho Phạm Văn Đồng, thừa nhận: “Lúc bấy giờ quan hệ Việt-Trung đang rất tốt. Việt Nam đang có quan niệm ngây thơ về chủ nghĩa quốc tế vô sản, quan niệm ngây thơ từ người cao nhất của ta chứ không phải ở cấp độ vừa206. Trung Quốc hiểu ra sự ngây thơ đó và đã có ý đồ không tốt. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam có trong máu hàng nghìn năm kinh nghiệm với Trung Quốc, cho dù có sự ‘ngây thơ quốc tế vô sản’ cũng không đến mức có thể dẫn tới sự nhầm lẫn hoàn toàn. Việt Nam đã có kinh nghiệm về sự lợi dụng của Trung Quốc trong Hiệp định Geneva. Nhưng ở thời điểm ấy, Việt Nam đang cần họ”. Cũng theo Việt Phương, trước khi ký công hàm này, Phạm Văn Đồng có bàn bạc với Hồ Chí Minh và vấn đề còn được đưa ra bàn ở “cấp cao nhất”.
Về thực chất, không thể coi những tài liệu ấy có đủ giá trị pháp lý để công nhậnchủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trước ngày 30-4-1975, miền Bắc không có thẩm quyền để nói về Hoàng Sa và Trường Sa, bấy giờ đang là phần lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia đang hiện diện ở Liên Hiệp Quốc.
Sợ “con ngựa thành Troy”
Trước ngày 30-4-1975, tại khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn có một số đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc hoạt động. Theo nguyên tắc của Quốc tế Cộng sản, đảng viên cộng sản bất cứ là người nước nào, đang sống ở đâu thì phải tham gia hoạt động với đảng nơi nước mình đang ở. Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đã có một số đảng viên cộng sản Trung Quốc ở Nam Kỳ hoạt động dưới quyền của Xứ ủy Nam Bộ.
Từ năm 1959, theo đề nghị của Bắc Kinh, những đảng viên thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Sài Gòn như Lâm Lập, Trịnh Nam, sẽ chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở trong giới “người Hoa lớp trên”, còn đảng viên người Hoa thuộc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì xây dựng cơ sở trong giới “người Hoa là công nhân, lao động”. Theo ông Nghị Đoàn, trưởng Ban Công Tác Người Hoa: “Nhóm Lâm Lập, Trịnh Nam, Trầm Nhan… từ Trung Quốc chạy sang Việt Nam hồi cuối thập niên 1940 sau khi bị Quốc Dân Đảng khủng bố”. Ngay trong ngày 30-4-1975, Lâm Lập đã cho một lực lượng có vũ trang tới chiếm tòa Đại sứ Đài Loan nằm trên đường Hai Bà Trưng207. Thành ủy phải thuyết phục rất khó khăn, Lâm Lập mới chấp nhận giải giới. Ông Phạm Văn Hùng kể: “Họ có lực lượng, có những đảng viên của Lâm Lập có chân trong các quận ủy”.
Khi ấy, những cơ sở đảng người Hoa thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam như Ngô Liên, Nghị Đoàn, cũng phải đấu tranh với Lâm Lập. Lâm Lập không muốn bàn giaocác cơ sở của mình cho Đảng Cộng sản Việt Nam mà muốn duy trì các hoạt động tại Sài Gòn-Chợ Lớn với tư cách là những cơ sở đảng nhận lệnh từ Trung Quốc. Đòi hỏi đó không được Việt Nam chấp nhận. Khi Lâm Lập đến 41 Tú Xương để gặp ông Võ Văn Kiệt, ông Kiệt giao thư ký Phạm Văn Hùng tiếp, với nhiệm vụ là làm sao phải truyền được thông điệp cho Lâm Lập: “Hết nhiệm vụ, mời các đồng chí về”. Đếncuối năm 1976, nhóm Lâm Lập mới chấp nhận trở về Trung Quốc.
Những tổ chức cộng sản vẫn còn chân rết tại Sài Gòn là một trong những nguyên nhân khiến cho Hà Nội luôn trì hoãn việc cho phép Bắc Kinh mở lãnh sựquán tại Thành phố Hồ Chí Minh cho dù Trung Quốc đã cho Việt Nam lập ở nước họ tới ba tòa lãnh sự.
Mãi tới ngày 15-6-1978, khi sự kiện người Việt-gốc-Hoa nổ ra, Bộ ngoại giao Việt Nam mới gửi công hàm thông báo cho phía Trung Quốc biết: Chính phủ ViệtNam đồng ý để Trung Quốc đặt tổng lãnh sự quán tại Sài Gòn vào đầu quý 4-1978. Thông báo này chỉ còn giá trị lưu trữ. Ngay ngày hôm sau, 16-6-1978, Bộ Ngoại giao Trung Quốc gởi công hàm cho biết quyết định của Chính phủ Trung Quốc: “Đóng cửa ba tổng lãnh sự quán Việt Nam ở Quảng Châu, Côn Minh, Nam Ninh và yêu cầu toàn bộ cán bộ nhân viên Việt Nam ở ba tổng lãnh sự quán này rút về nước trong thời gian ngắn nhất”.
Theo ông Trần Phương, với mức độ cảnh giác quá cao đối với cán bộ gốc Hoa, năm 1978, Ban Bí thư có Chỉ thị 53, theo đó: “Những vị trí quan trọng không giao cho người gốc Hoa”208. Việc thi hành Chỉ thị 53 đã tạo ra một không khí chính trị vô cùng ngột ngạt, tổ chức đã rất mạnh tay với những cán bộ có cha ông đến từ Trung Quốc.
Ông Trần Phương, năm ấy là bộ trưởng, phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch, kể: “Phó Văn phòng Ủy ban là con ông Hoàng Mậu, bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhưngbố Hoàng Mậu lại là người Hoa, dù ông cũng có tham gia cách mạng. Cậu ấy cùng ông Chánh Văn phòng đến gặp tôi nói: ‘Em xin anh, cho em chuyển về một vụ không quan trọng’. Tôi lấy chỉ thị ra nói: ‘Cậu cứ ngồi đấy, cậu là ai, bố cậu là ai tôibiết’. Nhưng, cậu ấy vẫn khăng khăng: ‘Thôi, anh cứ cho em đi, em ngồi đây nhỡ có người nghi ngờ gì thì chết em’. Về sau tôi chuyển cậu ấy sang Vụ Văn xã. Nhiều địa phương, nhiều cơ quan làm rất rốt ráo. Ở trường con tôi học có một ông giáo gốc Hoa, mình khuyên ông ở lại nhưng ông vẫn đi Canada, ông nói: ‘Em thấy, em đi thì nhẹ nhàng hơn là ở lại’”.
Thành phố Hồ Chí Minh đã làm nhẹ Chỉ thị 53 bằng cách giữ hầu hết cán bộ người Hoa ở cương vị cũ, trừ người đứng đầu các cơ quan nội chính. Tuy nhiên, lý lịch của hầu hết cán bộ đã bị lục tung, trong đó có cả lý lịch của ông Tư Kết, cựu thư ký của ông Mai Chí Thọ. Tư Kết ngay lập tức bị buộc thôi chức trưởng Phòng An ninh Bảo vệ Nội bộ PA 25 về công tác ở Sở Văn hóa Thông tin Thành phố. Nghe tin thư ký cũ của mình là người Hoa, chính ông Mai Chí Thọ cũng phải kêu lên: “Tao có thấy thằng Tư Kết Hoa chút nào đâu!”. Bản thân ông Tư Kết cũng chỉ biết rõ gốc gác của mình khi Chỉ thị 53 được thi hành. Ngày xưa, do nhà nghèo, bà ngoại đã phải gả mẹ ông, một cô gái hai mươi tuổi, cho ông La Đức, một tiểu chủ người Hoa chuyên luyện thuốc phiện, năm ấy đã sáu mươi tuổi, để giúp những người con trai khác của bà ngoại có việc làm. Ông La Đức mất khi Tư Kết hãy còn trong bụng mẹ.
Không có một chỉ thị thành văn nào nói rõ phải trục xuất người Hoa. Nhưng theo nhà nghiên cứu Dương Danh Di, các cấp ủy được triển khai: “Để người Hoa ở lại, đảng bộ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả an ninh chính trị”. Sự sợ hãi của những cán bộ gốc Hoa trong thời gian ấy lớn tới mức một trí thức cách mạng từnglàm bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ như ông Kha Vạng Cân mà năm 1979, khi con trai ông sinh cháu, ông Cân đã khuyên con nên cho cháu mang họ Việt của mẹ đểvề sau nó không còn bị kỳ thị209.
Chỉ thị 53 không chỉ ảnh hưởng tới người Hoa. Ông Hoàng Chính, người vào Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1937, đã bị bắt năm 1978 khi đang công tác ở Văn phòng Chính phủ. Lý do theo ông Vũ Cẩm, phó chủ tịch Quảng Ninh: “Khi làm bí thư tỉnh Hải Ninh, ông Hoàng Chính đã chủ trương để Hải Ninh kết nghĩa với mộttỉnh của Trung Quốc và có quan hệ với Triệu Tử Dương, thời ấy đang là bí thư tỉnh Tứ Xuyên”.
“Nạn Kiều”
Tháng 8-1978 tại Ga Hàng Cỏ, và sau đó ở Lạng Sơn, đã nổ ra hai cuộc biểu tình của người Hoa. Chính quyền nhanh chóng dập tắt, tuy nhiên, chuyện “gián điệp Trung Quốc” được nói đến gần như vào mỗi tối thứ Bảy hàng tuần trong tiết mục “Kể chuyện cảnh giác” của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thừa nhận: “Ban đầu phía Trung Quốc gây ra việc dụ dỗ ép buộc người Hoa ở Việt Nam về nước để tìm cớ xa lánh Việt Nam, bắt tay với Mỹ… Nhưng nói cho khách quan, phía lãnh đạo của ta cũng thành kiến và nghi ngờ người Hoa sẽ là đội quân thứ năm của Trung Quốc nên cũng muốn tống người Hoa đi cho rảnh”. Ở một số địa phương, vấn đề người Hoa đã ngấm ngầm xảy ra từ trước đó.
Năm 1955, sau khi tiếp quản Quảng Ninh và Hải Phòng, Ban Hoa vận đã vận động người Hoa bỏ chữ “kiều” trong tên gọi các cộng đồng ngoại kiều khác để trở thành một dân tộc trong cộng đồng Việt Nam. Họ đã phải “bình đẳng” chịu “cải tạo” trong chiến dịch cải tạo công thương nghiệp tiến hành ở miền Bắc cuối thập niên 1950 và bắt đầu chịu áp lực nhiều hơn kể từ sau ngày Bắc-Nam thống nhất.
Từ cuối năm 1976, người Hoa ở Hải Phòng, Quảng Ninh, đã không được làm những nghề “có thể làm gián điệp” như thợ cắt tóc, thợ điện gia dụng, không được
quan hệ với người nước ngoài… Ông Trịnh Văn Trọng có vợ, nhà thơ Dư Thị Hoàn, là người Hoa ở Hải Phòng. Ông Trọng kể khi chiến dịch “nạn Kiều” bắt đầu, người Hoa ở Quảng Ninh, Hải Phòng, ra đường thì bị kêu là “thằng Hán gian”, về nhà thì gặpcán bộ phường tới phân tích: “Tình hình Việt Nam-Trung Quốc rất căng, nếu ở lại không biết điều gì sẽ xảy ra. Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho người Hoa trở về Tổ quốc”.
Các chính sách áp dụng ở Quảng Ninh còn cứng rắn hơn bởi bàn tay của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tâm. Giữa thập niên 1970, Quảng Ninh có hơn mười sáu vạnngười Hoa nói các thứ tiếng khác nhau, mỗi dân tộc có một trường riêng để dạy con em họ. Người Hoa sống thành từng cộng đồng riêng biệt. Ông Vũ Cẩm, khi ấy là trưởng Ty Giáo dục Quảng Ninh, nói: “Tôi xuống các trường cũng phải cần phiên dịch”. Năm 1976, theo ông Vũ Cẩm, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tâm gọi ông lênyêu cầu: “Anh phải xóa hết trường Hán, tiếng Hán”. Ông Cẩm đề nghị ông Tâm xem lại vì các trường sở này hình thành ở đây đã từ lâu đời, nhưng ông Tâm không chịu.
Ông Vũ Cẩm nói: “Tôi không rõ ông Tâm nhận chủ trương này từ ai nhưng ông nói như ra lệnh bằng một chỉ thị mồm chứ bản thân ông cũng không dám ra nghị
quyết. Tôi nghĩ mãi và cuối cùng do ông Tâm thúc ép đành phải thảo một văn bản, không nói là giải tán các trường của người Hoa mà nói là thống nhất hệ thống giáo dục, một xã chỉ có duy nhất một trường phổ thông dạy bằng tiếng Việt. Soạn rồi, tôi không dám ký, giao cho các phó Ty, các phó của tôi cũng không anh nào chịu ký. Tôi lên báo cáo Bộ Giáo dục, Bộ bảo tùy địa phương nhưng cũng không dám ra văn bản. Cuối cùng, tôi phải ký. Tuy nhiên, để đảm bảo cuộc sống cho đội ngũ giáo viên người Hoa, tôi quy định: các giáo viên người Hoa được hưởng nguyên lương để đi học tiếng Việt”.
Nhưng chỉ ít lâu sau, cũng như mười sáu vạn người Hoa khác, điều đe dọa đối với những giáo viên này không còn là vấn đề việc làm. Năm 1978, theo ông Vũ Cẩm: “Ông Nguyễn Đức Tâm gặp các tỉnh ủy viên người Việt nói, thái độ TrungQuốc đối với Việt Nam không tốt, chúng ta không nên bầu người gốc Hoa vào cấp ủy. Khi đó, trong tỉnh ủy Quảng Ninh vẫn còn hơn mười người gốc Hoa, có những người rất có công như anh Lý Bạch Luân đã từng là phó bí thư tỉnh Hải Ninh, sau khi nhập tỉnh, anh Luân làm phó chủ tịch tỉnh mới – tỉnh Quảng Ninh”. Khi Trung Quốcrút các kỹ thuật viên giúp Việt Nam khai thác mỏ, họ vận động anh hùng lao động Voòng Nải Hoài, một kỹ thuật viên giỏi, bỏ Việt Nam về Trung Quốc. Theo ông Vũ Cẩm: “Nhân đấy, ông Nguyễn Đức Tâm có sáng kiến, anh rút về thì tôi cho người Hoa về hết luôn”210.
Trong lịch sử di dân của loài người, cuộc di dân cưỡng bức của người Hoa năm 1978 ở Quảng Ninh có lẽ là một trong những chương bi thương nhất. Nhiều người Hoa đã đến đây từ nhiều đời, đã chọn Việt Nam làm quê hương; nhiều người không nói tiếng Hoa, không hề nhớ gốc gác mình từ đâu. Tất cả đều bị khép vào thành phần phải trở về Trung Quốc.
Bị ép quá, một phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Tỉnh, ông Voong Hổi, đã tự sát bằng cách tự mổ bụng. Theo ông Vũ Cẩm, ông Hổi sau đó được cứu sống, tuy không còn bị đuổi đi nữa nhưng phải chịu kỷ luật khai trừ Đảng. Ông Vũ Cẩm kể: “Một cán bộ của tôi, anh Lâm Anh Văn, đang là trưởng Phòng Giáo dục huyện
Quảng Hà, cũng bị công an bắt phải trở về Trung Quốc. Anh ta gặp tôi nói, buộc đi thì đi chứ anh sẽ không sang Trung Quốc đâu”.
Ở xã Hà An, huyện Yên Hưng, có một gia đình, chồng là Trần Vĩnh Ngọc, hiệu trưởng một trường phổ thông, vợ là Chu Thị Họa. Chị Họa quê ở Thái Bình, là người Việt Nam. Anh Ngọc sinh ở Việt Nam, có mẹ là người Việt, cha là người Hoa, nhưng ông chết từ khi anh còn nhỏ. Trần Vĩnh Ngọc được xếp vào diện người Hoa. Theo ông Vũ Cẩm: “Bị công an yêu cầu phải trở về Trung Quốc, Ngọc tới gặp tôi xin ở lại vì nó có biết quê quán ở đâu đâu, tiếng Hoa cũng không biết. Tôi gặp Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tâm báo cáo. Ông Tâm lạnh lùng bảo tôi đừng can thiệp vào, để cho công an người ta làm. Bế tắc, Ngọc về bắt ba đứa con quàng khăn đỏ đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, buộc nằm lên giường rồi lấy chăn bông đè lên cho tới chết. Xong, anh ta lấy búa đập vỡ đầu vợ rồi lấy dao tự đâm vào tim mình. Nghe tin, tôi chạy xuống thì cả gia đình đều đã chết. Tôi bảo cậu Trưởng Phòng Giáo dục phải làm tang lễ tử tế rồi đi báo Nguyễn Đức Tâm. Tưởng Tâm sẽ phải suy nghĩ ai dè ông ta sắt đá nói ‘kệ’, gương mặt gần như vô cảm”.
Ông Võ Văn Kiệt kể: “Năm 1978, tôi ra Quảng Ninh khi anh Nguyễn Đức Tâm đang ở Móng Cái trực tiếp chỉ đạo vấn đề người Hoa. Tôi có cảm giác như ở đây
cũng có không khí ‘cải tạo’, rất nhiều người Hoa đã sống lâu đời ở Việt Nam bị đưa về Trung Quốc. Quảng Ninh, Móng Cái vắng ngắt”. Theo cuốn Địa chí Quảng Ninh Tập 1, người Hoa vốn sống tập trung ở chín huyện trong tỉnh, nhưng sau năm 1978 chỉ còn lại 5.000 người; 160.000 người Hoa ở Quảng Ninh đã phải ra đi trong vụ “nạn kiều”. Những anh hùng lao động một thời được báo chí ca ngợi tưng bừng như Voòng Nải Hoài, Mừu Nhịp Mùi cũng phải về Trung Quốc.
Người dân Quảng Ninh vẫn nhớ, ngay cả khi Trung Quốc đã đóng cửa khẩu, xe công an vẫn chở người Hoa đi về biên giới. Theo ông Vũ Cẩm, mỗi làng mỗi xã như vậy may ra chỉ còn sót lại một hai gia đình người Hoa. Khi vụ người Hoa xảy ra, ông Nguyễn Việt Lân, nguyên bí thư Tỉnh đoàn Hải Ninh211, nguyên phó bí thư Móng Cái, tuy không bị đuổi nhưng bị buộc phải vào sâu bên trong. Ông Vũ Cẩm kể: “Cậu ấy vào Hạ Long làm nghề cán mì sợi. Tôi muốn giúp nên thỉnh thoảng lại mang bột mì đến cho cậu ấy gia công. Cậu ấy hỏi: ‘Ông không sợ tôi bỏ thuốc độc à?’. Tôi biết cậu ấy bị o ép lắm. Công an rình rập kín, hở suốt ngày. Một đêm cậu ấy mở ti-vi oang oang trong nhà, bật đèn sáng để đánh lừa công an rồi đưa cả nhà xuống tàu vượt biên sang Úc”.
Hải Phòng là địa phương tiếp theo áp dụng chính sách khá thẳng tay với người Hoa. Ông Đoàn Duy Thành, năm 1978 là phó chủ tịch Thành phố Hải Phòng, thừa nhận: Hơn ba mươi nghìn trong số ba mươi bảy nghìn người Hoa ở thành phố nàyđã phải ra đi. Đặc biệt, ở Cát Bà, trước có gần mười nghìn người Hoa, năm 1978 chỉ còn vài chục người ở lại. Nhà thơ Dư Thị Hoàn viết về cảnh ra đi ở Hải Phòng: “Tết thanh minh năm ấy, không ngờ lại là bữa tiệc cuối của sum họp đại gia đình, hìnhảnh má và các em các cháu tôi chen lấn trong dòng người lũ lượt ra ga, leo lên tàu hỏa. Thê thảm nhất là đàn bà con trẻ, họ lếch thếch, hỗn loạn, và yếu ớt, họ giao phó nỗi hốt hoảng cho bất kỳ ai có mặt hôm đó, giao phó cho đoàn tàu chở họ tới một đất nước được gọi là tổ quốc trong muôn vàn bất trắc và mong manh? Họ trở về quê hương và không hiểu tại sao, vì lẽ gì? Chị chồng tôi ra tận nhà ga ôm lấy ba mẹ con tôi đang gào khóc nhìn đoàn tàu mất hút trong đêm tối”.
Ở Sài Gòn, theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Quốc Hương: “Chúng tôi không đuổi mà thông báo ai muốn rời Việt Nam thì đăng ký, hơn 90% người Hoa ở Thành phố đã đăng ký ra đi”. Luật sư Nguyễn Đăng Trừng, năm ấy là phó Phòng chống phản động bành trướng bá quyền Công an Thành phố Hồ Chí Minh, thừa nhận: “Công an cũng đã mạnh tay cô lập những đối tượng tình nghi là còn quan hệ với Trung Quốc”. Một trong những “đối tượng” mà ông Nguyễn Đăng Trừng trực tiếp thụ lý lúc ấy là ông Lý Ban.
Ông Lý Ban thuộc một trong số các đảng viên Việt Nam chạy sang Diên An sau cuộc khủng bố của Pháp năm 1930-1931. Sau Cách mạng tháng Tám, từ căn cứ của những người cộng sản Trung Quốc, Lý Ban cùng các đồng chí Việt Nam khác của ông ở Diên An trở về trong đợt đầu như Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Sơn, Trương Ái Dân, Cao Tử Kiến. Ông đã từng là ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, thứ trưởng Bộ Ngoại thương.
Năm 1978, nhiều thông tin nói rằng ông Lý Ban có những mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc. “Tinh thần chỉ đạo” là phải có “biện pháp đặc biệt, không để các đối tượng ở trong điểm nóng, khi tình hình xấu diễn ra thì phát huy tác dụng”. Ông Lý Ban bị bắt. Sau một thời gian cách ly để điều tra, ông Trừng thừa nhận: “Té ra ông Lý Ban là một người rất trung thành với Đảng”. Nhạc sỹ Lâm Âm đang là biên chế ở Sở Văn hóa Thông tin cũng bị bắt dù sau đó không tìm thấy bất cứ bằng chứng “phản động” nào. Một thời gian sau, Phòng chống phản động bành trướng bá quyền yêu cầu Sở Văn Hóa Thông tin “bảo lãnh”, ông Lâm Âm được tha. Nhưng, theo ông Tư Kết: “Vừa có lệnh thả ra thì nhạc sỹ Lâm Âm bị tai biến và chết”.
“Những tháng đầu năm 1978, thành phố phá năm mươi hai vụ nhen nhóm chính trị, phản động, bắt 1.106 tên (gấp ba lần năm 1977); số trốn đi nước ngoài cũng
tăng gấp ba lần (2.130 vụ với 8.139 người)”212. Trong số 8.139 người bị bắt đầu năm 1978 có ông Lý Tích Chương, cha của Lý Mỹ – “tấm gương điển hình” trong chiến dịch “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh”.
Khi ông Lý Tích Chương bị bắt, Lý Mỹ đang được “Đảng và Nhà nước đưa đi Cuba” tham gia Liên hoan Thanh niên Thế giới. Theo Lý Mỹ: “Khi tôi ở Cuba, ba tôi ốm phải vào bệnh viện Saint Paul. Một chiều cô em út của tôi lúc ấy mới chín tuổi mang cơm cho ba, vào tới nơi, gọi tên không thấy, nhân viên bệnh viện nói, trong phòng của ổng giờ toàn công an, hôm ấy họ vào và bắt đi nhiều bệnh nhân người Hoa đang điều trị trong bệnh viện”. Sau một tháng ở Cuba, khi Lý Mỹ về, ông Mai Chí Thọ đưa xe đến Thành đoàn đón, nói là cho đi thăm ba nhưng vào trại giam thì ông Lý Tích Chương được thả. Ở tù ra, sức khỏe ông Chương suy sụp, gia đình quyết định “đi”.
Trên các phương tiện truyền thông, Bắc Kinh gọi người Việt-gốc-Hoa là “nạn kiều”; Hà Nội nói Bắc Kinh “bịa đặt”. Báo Tuổi Trẻ ngày 30-6-1978 viết: “Bị tác
động bởi chiến dịch cưỡng ép di cư của phía Trung Quốc [người Hoa] đã kéo nhau hàng loạt đi Trung Quốc một cách bất hợp pháp”. Cũng theo bài báo này: “Ta đãbắt quả tang một số tên thực hiện chiến dịch này dưới sự chỉ đạo của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội như Lý Nghiệp Phu, Trần Hoạt, Tô Minh Nguyên, Ôn Thịnh Nàm, Lã Giang Đông, Quan Gia Nghĩa, Lý Đào Lê”. Cũng theo Báo Tuổi Trẻ: “Ngày 30-4, chủ nhiệm Văn phòng công việc Hoa kiều thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Liêu Thừa Chí, công khai lên tiếng, gián tiếp đổ trách nhiệm cho Việt Nam”. Ngày 4-5-1978, Bộ Trưởng Ngoại giao Xuân Thủy tuyên bố: “Đảng và Chính phủ Việt Nam trước sau như một, vẫn đối xử với bà con người Hoa như bát nước đầy. Có một số bà con người Hoa trốn đi Trung Quốc, đó là do bọn xấu tác động”. Ngày 24-5-1978, người phát ngôn Văn phòng công việc Hoa kiều Quốc vụ viện Trung Quốc ra tuyên bố chính thức phản đối Việt Nam “bài xích, khủng bố, xua đuổi Hoa kiều”. Ngày 28-5-1978, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Bộ ngoại giao Trung Quốc yêu cầu chấm dứt tuyên truyền kích động; đại diện hai nước gặp nhau càng sớm càng tốt, có thể vào đầu tháng 6-1978, để cùng nhau bàn bạc, giải quyết những bất đồng về vấn đề người Hoa ở Việt Nam, và bàn cả đề nghị của Trung Quốc đưa tàu sang Việt Nam đón người Hoa về Trung Quốc. Ngày 2-6, Bộ ngoại Trung Quốc gởi công hàm cho Bộ ngoại giao Việt Nam khước từ các đề nghị nói trên của Việt Nam, đồng thời tuyên bố Trung Quốc “đã quyết định” đưa tàu sang thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 8-6-1978 để đón người Hoa về nước. Bộ ngoại giao Việt Nam “phê phán thái độ ngang ngược nói trên của nhà đương cục Trung Quốc”. Ngày 5-6, Bộ Ngoại giao Việt Nam một mặt “kêu gọi bà con người Hoa hãy yên tâm ở lại Việt Nam làm ăn bình thường”, mặt khác đưa ra cam kết: “Bà con nào muốn rời khỏi Việt Nam đi Trung Quốc thì sẽ được chính quyền Việt Nam giúp làm các thủ tục xuất cảnh để ra đi thuận tiện”.
Trước tháng Giêng năm 1979, có khoảng 30.000 người Hoa chạy sang Việt Nam, chủ yếu là từ Campuchia. Ngoài ra còn có hơn 4.000 người Khmer khác. Số người Hoa về nước trên hai con tàu của Trung Quốc chỉ mang tính tượng trưng, theo ông Mai Chí Thọ, trong chuyến đầu họ chỉ chở được 2.400 người. Một dòng người khác đã phải gồng gánh về phía bên kia theo đường bộ213.
Tại cuộc họp báo ngày 15-6-1978, Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Mai Chí Thọ nói: “Chúng ta tự hỏi, nếu họ thực tâm muốn chăm lo cho Hoa kiều, tại sao họ lại không lên tiếng đối với việc Hoa kiều bị bọn cầm quyền phản động Campuchia xua đuổi tàn ác, ngược đãi… Đáng lý những Hoa kiều họ cần phải rước trước hết là người Hoa đang sống đau khổ, tủi nhục dưới chế độ tàn bạo của bọn cầm quyềnphản động Campuchia. Thái độ trái ngược của phía Trung Quốc không khỏi làm cho mọi người nghi ngờ việc họ tổ chức rước Hoa kiều về nước chẳng qua là nhằm thực hiện một ý đồ khác. Thực tế họ chỉ muốn gây khó khăn cho Việt Nam mà thôi”214. Câu chuyện của Tằng Dục Hính, đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 23-6-1978,cho thấy tương lai trở về “tổ quốc” của người Hoa cũng khá tối tăm: “Chúng tôi đáp xe lửa Hà Nội đi Lào Cai, từ ga Lào Cai đến Cầu Kiều chúng tôi phải qua một trạm công an Việt Nam. Tại đây họ thu lại tất cả những giấy tờ mà chính phủ Việt Nam cấp cho người Hoa chúng tôi từ trước đến nay… Nhìn về phía Trung Quốc tôi nghe được rất rõ tiếng loa, tiếng nhạc quen thuộc của Đài Phát thanh Bắc Kinh và nhìn thấy rất đông người đang chờ đón tiếp… Ngày thứ ba ở trên đất Trung Quốc, 3-6- 1978. Buổi chiều, sau khi nộp xong bản khai lý lịch, chúng tôi được một ông cán bộ người Trung Quốc nói giọng Bắc tiếng Việt Nam rất rành cho biết chúng tôi phải đăng ký đi nông trường trồng cao su Mông Xi, nếu ai chậm trễ thì phải đi Tây Tạng!”.
Theo Tằng Dục Hính, vì sợ đi Tây Tạng, anh và người bạn Chí Tiền Thành cùng hai thanh niên Hải Phòng nữa đã lội qua sông Hồng ngay trước khi nước chảy rất xiết để trốn về Việt Nam vào ngày 7-6-1978, và được “các đồng chí công an ViệtNam giúp đỡ” cho về thành phố. Tằng Dục Hính nói tiếp: “Ở Hà Khẩu, tôi biết là có 80 đến 90% bà con muốn trở về lại Việt Nam nhưng không dám”215.
“Phương án II”
Cũng trong những ngày ấy, ở miền Nam, công an bắt đầu triển khai “Phương án II”. Theo ông Nguyễn Đăng Trừng, phó Phòng chống phản động bành trướng bá
quyền, Phương án II cũng là một trong những biện pháp “nghiệp vụ” nhằm đưa “đối tượng ra khỏi điểm nóng” – vấn đề là đối tượng của phương án này là cả triệu người Hoa đang sống ở Việt Nam.
Chỉ rất ít người được biết đến Phương án II. Tuy là phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Quốc Hương cũng chỉ được nghe giám đốc Sở Công an thành phố cho biết, Phương án II là một kế hoạch được “phổ biến miệng để giữ bí mật”, theo đó: Người di tản được đóng vàng để công an mua thuyền hoặc đóng thuyền cho đi mà không sợ bị bắt hay gây khó khăn. Việc thực hiện Phương án II chỉ do ba người là bí thư, chủ tịch và giám đốc công an tỉnh quyết định. Công an được giao làm nhiệm vụ đứng ra thu vàng và tổ chức cho người di tản.
Ngày 19-11-1978, ông Lý Tích Chương đưa gia đình rời Việt Nam theo Phương án II. Cuộc đấu tranh đi – ở bắt đầu diễn ra trong nhà Lý Mỹ khi cô đang học năm thứ nhất, khoa Lý, tại Đại học Sư phạm. Theo Lý Mỹ thì một trong những lý do cô không vượt biên cùng gia đình là vì khi sang Cuba và Liên Xô cô cảm thấy “nước ngoài” rất xa lạ với những gì mà cô đang sống. Nhưng Lý Mỹ cũng không phủ nhận một lý do quan trọng khác là khi ấy “Thành đoàn cũng tập trung giành giật cô”.
Bí thư Thành đoàn Phạm Chánh Trực và các “đồng chí” khác trong Thường vụ đã trực tiếp động viên; bạn trai khi ấy của cô cũng là một mẫu người cộng sản lý tưởng. Đích thân Chủ tịch Thành phố Mai Chí Thọ nhiều hôm cũng đưa Lý Mỹ về nhà ăn cơm. Bên cạnh Lý Mỹ lúc ấy còn có những bạn bè người Hoa không vượtbiên cùng gia đình như Lai Kim, Đỗ Long. Họ cũng được ông Mai Chí Thọ quan tâm, ông nói: “Mấy chú cũng rất đau lòng khi tụi bây phải lựa chọn như vầy, nhưng, vì tổ quốc, vì tình thế”. Khi ấy, nếu những người như Lý Mỹ mà vượt biên thì cái thần tượng mà Thành đoàn dựng lên sẽ sụp đổ. Thành đoàn đã thắng, Lý Mỹ ở lại.
Đó là những ngày tháng mà Lý Mỹ nói là “nên quên đi trong cuộc đời”, nhưng những gì đã xảy ra cũng chưa phải là cay đắng nhất. Gia đình vừa đi được mấy hôm thì một tối, khi Lý Mỹ đi học về đến nhà, thấy khóa cửa bị đập, trong nhà có khá đông người. Lý Mỹ hỏi thì được nói họ có quyết định vào “chốt” căn nhà của Mỹ. Nếu việc ông Lý Tích Chương bị bắt có thể vì lọt vào trong một chiến dịch “đại trà” thì “tịch thu nhà” lại là điều ít ai nghĩ Cách mạng sẽ làm với một “điển hình” như Lý Mỹ. Nó xảy ra trắng trợn và quá mau lẹ. Lý Mỹ cắn răng đi tìm đồ đạc thì thấy hầu như trong nhà không còn gì quý giá. Căn nhà 531A Cách Mạng Tháng Tám của gia đình Mỹ vốn là một cửa hàng bách hóa lớn và sang trọng, giờ ấy tan hoang. Cô báo Thành đoàn, báo ông Mai Chí Thọ. Những người đã từng ở bên Lý Mỹ khi cô nhiệt tâm “cải tạo” gia đình đến giờ đấy bỗng dưng im lặng.
Lý Mỹ đã mất nhiều năm để xin lại căn nhà của cha mẹ mình mà không kết quả. Năm 1985, Thành phố cấp một căn nhà khác cho cô ở Quận 5. Trường hợp của Lý Mỹ là rất đặc biệt, trong khi hàng ngàn người vượt biên theo Phương án II đã không đi được mà còn mất cả vàng lẫn nhà. Ông Nguyễn Thành Đệ, ngụ tại 21-23 Tô Hiến Thành, Quận 10 là một ví dụ.
Ngày 29-4-1975, khi người em rể – sỹ quan Việt Nam Cộng Hòa – kêu di tản, ông Đệ đã không đi. Ông nói: “Thôi, Cộng sản dù gì cũng là người Việt, qua bển toàn Mỹ”. Cũng như nhiều người khác, ông Đệ đã trả giá đắt cho quyết định xuấtphát từ quan niệm đồng bào. Cho dù không phải là người Hoa, nhưng năm 1979, ông Đệ vẫn được móc nối đăng ký “xuất cảnh bán chính thức”. Gia đình ông chín người, phải đóng cho chủ “tàu 224” tổng cộng 200 lượng vàng thay vì chỉ đóng tám lượng một người theo quy định.
Ngày 17-6-1979, gia đình ông Đệ xuống Minh Hải để chuẩn bị lên tàu, nhưng không may cho ông, vừa xuống tới nơi thì có lệnh tạm ngưng thực hiện Phương án II. Nghĩ mình ra đi theo hướng dẫn của nhà nước hẳn hoi, gia đình ông cùng nhiều người khác ráng nán lại để đòi lại số vàng đã nộp. Nhưng, “bắc thang lên hỏi ông giời”.
Sau gần hai tháng chờ vàng, gia đình ông quay lại Sài Gòn, mới biết ngày 23-6- 1979, tức là chỉ sau sáu ngày ông Đệ về Minh Hải, căn nhà 21-23 Tô Hiến Thành đã bị Quận 10 “quản lý”. Gia đình ông được “xét sử dụng tầng trệt nhà 23” và được “chiếu cố” không phải trả tiền thuê nhà… mình. Chính quyền Quận 10 “quản lý” căn nhà 21-23 là chiểu theo Chỉ thị 14 ngày 2-4-1977của Thành phố, theo đó: “Xử lýtạm thời tài sản của những người trốn đi nước ngoài bị bắt”.
Tuy nhiên, gia đình ông Đệ không phải “trốn đi nước ngoài” cũng như chưa hề “bị bắt”. Nhà ông cũng chưa thuộc diện “nhà vắng chủ” theo Thông tri số 201-BXD/ NĐ, ngày 23-6-1978 của Bộ Xây dựng. Ngày 4-8-1980, ông Đệ quay lại Minh Hải làm đơn xin xác nhận là ông “xuất cảnh đàng hoàng”. Tính tổ chức của Phương án II được địa phương xác nhận rõ ràng bằng mực đen, giấy trắng216.
Theo Báo cáo kiểm tra việc thực hiện Phương án II của Ban 69 thì ở thời điểm ấy, số người có hoàn cảnh như ông Nguyễn Thành Đệ ở các tỉnh miền Nam, tức là đã “làm nghĩa vụ” nộp tiền và vàng mà không đi được vì lệnh ngừng, lên tới 18.435 người. Từ cuối năm 1979, ông Nguyễn Thành Đệ bắt đầu hành trình đòi lại nhà và cũng kể từ năm đó, gia đình ông gồm mười hai người phải sống ở tầng trệt nhà 23 Tô Hiến Thành với diện tích tổng cộng 35m2.
“Ban 69”
Theo ông Trần Quốc Hương, khi Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban 69, ông Trần Văn Sớm (Hai Sớm), ủy viên Trung ương Đảng, thành viên Ban 69 cho biết
Ban đã có buổi làm việc với Chủ tịch Nước Trường Chinh để báo cáo tình hình cụ thể những địa phương “thu vàng nhiều và nộp lên trên ít”. Chủ tịch Trường Chinh choBan biết: “Chủ trương này chưa bao giờ được đưa ra Bộ Chính trị để bàn và quyết định, cho nên khi vào Thành phố Hồ Chí Minh nghe được thông tin về Phương án II, Chủ tịch đã đề nghị họp Bộ Chính trị cho ngưng ngay và thành lập Ban Kiểm tra xem xét việc thi hành”.
Ban 69 được Ban Bí thư quyết định thành lập ngày 20-3-1981 nhằm “kiểm tra các tỉnh Miền Nam” với ba nội dung: “Việc cho người Hoa đi nước ngoài (gọi tắt là Phương án II – PA2); việc buôn bán lậu với tàu nước ngoài của một số tỉnh; việc bắt giữ vượt biên trái phép”. Tuy nhiên, Ban 69 chủ yếu xem xét việc thực hiện Phương án II.
Báo cáo ngày 20-10-1981 của Ban 69 phân tích: “Cay cú trước thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp cách mạng giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc của nhân dân ta, bọn bành trướng Bắc Kinh sử dụng bọn Pôn-pốt đánh phá ta từ phía Tây nam, đồng thời âm mưu dùng đội quân thứ năm để gây bạo loạn lật đổ từ bên trong phối hợp với hành động chiến tranh từ bên ngoài, gây ra vụ ‘nạn kiều’ tạo nguyên cớ cho cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới phía Bắc. Phối hợp với các thế lực đế quốc, phản động quốc tế, chúng mở chiến dịch tuyên truyền nói xấu ta; vừa kích động người Hoa chạy về Trung Quốc với cái chúng gọi là ‘nạn kiều’. Để phá tan một nguy cơ có thể gây ra tình hình phức tạp về chính trị, Trung ương chủ trương giải quyết đối với người Hoa với ba phương án: cho họ ra nước ngoài theo con đường Liên Hợp Quốc HCR (gọi tắt là PA1); cho họ ra nước ngoài làm ăn (gọi tắt là PA2); cho họ đi các địa phương sản xuất theo khả năng của họ (gọi tắt là PA3). Nhưng họ chọn con đường đi làm ăn ở nước ngoài, Trung ương giao cho Bộ Nội vụ trực tiếp tổ chức thực hiện PA2 này”.
Theo Ban 69: “Có địa phương lúc đầu thấy thực hiện có nhiều khó khăn, dẫn đến do dự, lừng chừng, nhưng sau đều quyết tâm thực hiện. Theo chỉ đạo của Bộ Nội vụ thì các tỉnh được phép tổ chức thực hiện PA2 ngay từ đầu gồm có: Quảng Nam-Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Đồng Nai, Bến Tre, Kiên Giang, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Minh Hải; các tỉnh không được phép làm nhưng sau đó xin làm: Sông Bé, An Giang, Hậu Giang, Cửu Long, Long An”. Cũng theo Báo cáo của Ban 69: “Sau 1 đợt ta tổ chức cho người Hoa đi có xảy ra tai nạn, bọn đế quốc và phản động quốc tế mở chiến dịch tuyên truyền nói xấu ta. Để tạo thuận lợi cho công tác chính trị ngoại giao đối với thế giới, Thủ tướng Chính Phủ đã có mệnh lệnh vào tháng 12-1978 ngưng việc cho người Hoa đi nước ngoài. Vì còn một số người và tàu đã đăng ký đóng nghĩa vụ bị kẹt lại chưa đi được gây ra những khó khăn phức tạp cho địa phương. Tháng 4-79 Thủ tướng cho phép tiếp tục đi đến hết tháng 5-79 phải chấm dứt. Một số nơi có xin phép cấp trên cho đi 13.000 người nhưng thực đi 7-8 vạn người mà vẫn còn đọng lại hàng vạn người và hàng trăm tàu thuyền”.
Báo cáo của Ban 69 thừa nhận: “Là một công việc hệ trọng có quan hệ đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nhưng Ban Bí thư trung ương Đảng không có một văn bản nào về lãnh đạo và chỉ đạo các cấp ủy Đảng lãnh đạo và thực hiện PA2 này, các cấp ủy Đảng ở địa phương rất lúng túng. Bộ Nội vụ có kế hoạch 244 nhắc các giám đốc sở, trưởng ty công an các tỉnh, thành báo cáo ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy để xin ý kiến lãnh đạo, nhưng khi phổ biến trực tiếpthêm câu nói do yêu cầu bí mật nên công tác này chỉ có bí thư, chủ tịch và trưởng ty công an biết. Vì vậy, việc thực hiện PA2 này, hầu hết ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy đều không biết. Tỉnh ủy, thành ủy lại càng không biết, chỉ có ba đồng chí bí thư, chủ tịch, trưởng ty công an biết thôi”.
Thư ký riêng của ông Võ Văn Kiệt thời điểm đó, ông Phạm Văn Hùng, nói: “Cũng như ông Mười Hương, ông Kiệt không đồng ý với nhận định của Trung ương, coi người Hoa ở Chợ Lớn là ‘đạo quân thứ năm’, nhưng khi chính sách cải tạo đẩy đến chỗ người Hoa phải vượt biên thì ông Kiệt thấy rằng để họ ra đi có tổ chức vẫn tốt hơn là ra đi hoàn toàn bất hợp pháp, nên ông tán thành Phương án II”.
=Theo ông Võ Văn Kiệt, Thành phố cũng chỉ tổ chức rất hạn chế. Ông nói: “Tôi báo cáo là Thành phố không có khả năng đóng tàu, để các tỉnh thực hiện Phương án II thì tốt hơn”. Báo cáo của Ban 69 cho biết: “Đồng chí Võ Văn Kiệt, ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy Thành Phố Hồ Chí Minh, có lần mời các bí thư tỉnh ủy lên chỉ thị về việc tổ chức cho người Hoa ở Thành Phố Hồ Chí Minh đi nước ngoài”. Chính vì cách làm này mà tuy con số người Hoa ở Thành Phố Hồ Chí Minh ra đi chỉ “phối kiểm” được trên 10.000 người, nhưng theo Ban 69, thực tế đi được “khoảng 70.000 người”.
Kết quả kiểm tra của Ban 69 cho thấy có một sự khác biệt rất lớn giữa báo cáo của Bộ Nội vụ và thực tế thực hiện Phương án II. Báo cáo của Bộ nội vụ nói rằng: “Từ tháng 8-78 đến 6-79, mười lăm tỉnh, thành đã cho người Hoa đi nước ngoài bằng tàu, thuyền gồm 156 chuyến với số người là 59.329 người, đã thu 5.612 kg vàng, năm triệu đồng Việt Nam, năm mươi bảy ngàn đô la Mỹ, 235 ô tô, 1.749 nhà và gian nhà”. Nhưng, số liệu sau khi Ban 69 kiểm tra cho thấy: “Số tàu đã cho đi: 533; Số người đã đi: 134.322; Thu vàng: 16.181kg; Ngoại tệ: 164.505 đô la; Tiền ngân hàng VN: 34.548.138 đồng; Một số tài sản khác: 538 ô tô, xe du lịch; 4.145 nhà và gian nhà”217.
Báo cáo của Ban 69 nhận xét: “Tuy đối tượng cần đưa đi ở các tỉnh trước hết là Thành phố Hồ Chí Minh chưa giải quyết hết yêu cầu, việc phối hợp đưa 70 ngàn người Hoa ở Thành Phố Hồ Chí Minh trong tổng số gần 140 ngàn người Hoa đã đi là một thành tích lớn. Việc thu vàng và tài sản của PA2 cũng là một thành tích rấtlớn”. Tuy nhiên, qua kiểm tra, Ban 69 “đã rút ra được một số kinh nghiệp về nguyên tắc lãnh đạo, nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt nội bộ Đảng cũng như trong tổ chức thực hiện và công tác quản lý của chính quyền”. Theo đó, “khuyết điểm bao trùm” gồm: “Về chính trị nhiều nơi xét duyệt danh sách khôngthẩm tra xác định để lọt người Việt, người không đối tượng cho đi mà kẻ địch đang tìm mọi cách tổ chức, sử dụng để thực hiện âm mưu lâu dài là đánh phá trở lại chúng ta. Các địa phương phối kiểm chưa chặt số người Hoa ở tỉnh khác đến đăng ký đi ở tỉnh mình”.
Đặc biệt, theo Báo cáo của Ban 69: “Nhiều tỉnh vận động cho người đi nước ngoài, khi họ xuống tàu rồi tổ chức bắt thu tài sản (Bến Tre, Quảng Nam-Đà Nẵng). Nhiều tỉnh cho đi sau khi có lệnh cấm tháng 5-79 (Minh Hải, Đồng Nai, Bến Tre,Cửu Long, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Long An, Sông Bé) do nặng vì lợi ích chính trị và kinh tế của địa phương… Về khách quan do địch tích cực phá hoại mua chuộc.
Nhưng về chủ quan do ta quản lý không chặt chẽ về tư tưởng và do cán bộ hư hỏng. Một số cán bộ công an, cán bộ các ngành có liên quan đến PA2 có sai phạm. Trong lực lượng vũ trang ở mười bốn tỉnh đã có 105 sĩ quan từ thượng tá đến chuẩn úy vi phạm (kể cả chống bắt vượt biên)”.
Theo Ban 69 thì Bộ Nội vụ “quy định chế độ, nguyên tắc, quyền hạn không chặt chẽ, làm cho một số cán bộ tham ô, hối lộ, xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, làm quỹ riêng địa phương, buôn bán với nước ngoài, gây thất thoát lớn”. Báo cáo của Ban 69 cho biết: “Sau khi Bộ Nội vụ tổ chức rút kinh nghiệm và hướng dẫn mức đóng nghĩa vụ thống nhất vào ngày 20-11-1978, nhiều địa phương không chấp hành đúng. Người ra đi có khả năng đóng góp mà ta chưa tích cực thu cùng mộtquy định của Bộ Nội vụ, có địa phương thu đủ, có địa phương thu không đủ. Bọn trung gian, đầu mối, thu của người đi nhiều nhưng nộp cho ta ít. Tính hết các khoản trên đây thì chỉ số thất thoát cũng gần bằng số thu được. Con số thất thoát lớn chưa từng thấy… Là công cụ sắc bén của Đảng, của lực lượng chuyên chính vô sản, nhưng tính tổ chức kỷ luật của cán bộ công an làm Phương án II rất yếu: quá trình thực hiện PA2 cấp dưới không báo cáo đầy đủ lên cấp trên; không sơ tổng kết; báo cáo gian dối… Một số cán bộ chủ chốt ở các ty công an sai phạm, cán bộ và lực lượng ngành một số hư hỏng, thoái hóa, tham ô tập thể khá rõ, có nhiều dư luận xấu, nội bộ nghi ngờ nhau. Kẻ địch, phần tử xấu đả kích lực lượng chính quyền vô sản”.
Một số “vấn đề nổi lên” khi thực hiện Phương án II, được Ban 69 chỉ ra trong Báo cáo: “Đối tượng cần đưa đi chưa đưa đi hết. Để lọt người Việt trốn đi, một số nơi đã kiểm tra cho thấy: Bến Tre có 81 người Việt; Phú Khánh có 466 người Việt; Thuận Hải, 29 người Việt; Nghĩa Bình có 32 người (mới kiểm tra ở hai phường); Quảng Nam-Đà Nẵng, 2; An Giang, 8; Cửu Long, 43; Sông Bé, 30. Thả can phạm đang bị giam để cho đi, không trao đổi để có sự nhất trí với các cơ quan tòa án và viện kiểm soát nhân dân cùng cấp: Hậu Giang, 17; Phú Khánh, 22; Đồng Nai, 63; Minh Hải, 80; Bến Tre, 11; Quảng Nam-Đà Nẵng, 40. Danh sách không được thẩm tra kỹ, chủ yếu dựa vào tự khai của chủ tàu. Số ở TP Hồ Chí Minh đăng ký đi ở các tỉnh, các tỉnh không phối hợp thẩm tra: 70.000 người Hoa ở TP Hồ Chí Minh đã đi mới phát hiện được 10.000 người”.
Đặc biệt, theo Ban 69, “nguy hiểm ở chỗ không xét duyệt kỹ để lọt đối tượng ra đi rồi trở lại hoạt động (ở Minh Hải, tháng 6-79 có 60 người xuất cảnh sang Mã Lai, sau 20 ngày lại trở về) cho đại diện móc tàu nước ngoài không quản lý hết để nó móc nối tổ chức đường dây đưa người vào, người ra (TPHCM), để lọt hộ của Hồ Thị Út có quan hệ đến chỉ đạo của bọn ở Hong Kong (Bến Tre). Việc miễn giảm không được tập thể Ban chỉ đạo PA2 thông qua, hầu hết các nơi đều miễn giảm cho trẻ em từ 4 tuổi đến 12 tuổi có nơi còn giảm cho người 15 tuổi. Sửa tuổi để miễn giảm đóng nghĩa vụ: Hậu Giang, 179 trường hợp; Bến Tre 102; Cửu Long 20… Công an đốt xé, sửa đổi sách vì gian dối số tàu, người, vàng, tiền: Hậu Giang, Kiên Giang, Ninh Hải, Bến Tre, Nghĩa Bình, Đồng Nai, Phú Khánh, Thuận Hải, Quảng Nam-Đà Nẵng. Dùng nghiệp vụ để đối phó với kiểm tra: bắt một số người để bịt đầu mối như Kiên Giang, Minh Hải”.
Có nhiều trường hợp “giữ tiền Phương án II làm của riêng. Nghiêm trọng hơn, phòng bảo vệ chính trị Ty Công an tỉnh An Giang đã cấp biển xe, chứng nhận họ là
nhân viên nhà nước, làm giấy ký hợp đồng với họ về việc tổ chức để cho người Hoa đi lại hoạt động. Cấp bao nhiêu giấy chưa rõ, hậu quả của nó chưa lường hết được”. Theo Ban 69, “một số nơi có nhận văn bản 244, có được phổ biến nhưng không thu đúng quy định của Bộ Nội vụ gây thất thu như: Hậu Giang, 4.866 lượng; Minh Hải, 48.195 lượng; Bến Tre, 3.789 lượng; Cửu Long, 27.000 lượng; Nghĩa Bình, 27.000 lượng; Phú Khánh, 10.987 lượng; Thuận Hải, 1.220 lượng; An Giang, 1.445 lượng”. Theo Báo cáo của Ban 69, Ban đã phát hiện ra một số cơ quan cấp tỉnh lập quỹ đen trái phép218.
Vụ Cát Lái
Đặc biệt, báo cáo của Ban 69 cho biết: “Do kiểm tra không chặt chẽ về công tác bảo đảm an toàn, đã có chín tàu bị tai nạn chết 902 người: Đồng Nai, một tàu; Bến Tre, một tàu, chết năm mươi bốn người; Sông Bé, một tàu hư, tàu Liên Xô kéo vào; Tiền Giang, ba tàu, chết 504 người; Long An, một tàu, chết ba mươi tám người; Thành phố Hồ Chí Minh, một tàu, chết 227 người; Nghĩa Bình, một tàu, chết bảy mươi tám người”.
Vụ chìm tàu Phương án II chết hàng trăm người ở Thành phố xảy ra vào giữa năm 1979, gần bến phà Cát Lái, Thủ Đức, nhưng gần như rất ít người sống ở Sài Gòn vào thời bấy giờ nghe nói tới câu chuyện đau lòng này. Đại tá Phạm Ngọc Thế, khi ấy là phó Phòng Hậu cần Công an Thành phố, người đảm trách việc tìm xác và chôn cất các nạn nhân, kể: Hôm ấy là ngày thứ 7, đúng giờ G, chủ tàu bắc loa kêu những người đã có danh sách ra đi xuống tàu. Đêm hôm trước họ đã bí mật tập kết ở xung quanh đó, công an canh phòng cẩn mật cho họ ở vòng ngoài. Vì ai cũng sốt ruột chờ đón giây phút ấy nên hàng trăm người tranh nhau xuống tàu rất nhanh.
Tàu có ba tầng, những người mua chỗ ở tầng dưới, rẻ hơn, khi tàu chưa chạy thấy ngột ngạt quá leo lên, ngồi cả trên mui, khiến cho con tàu chòng chành. Càng
chòng chành, họ lại càng chạy qua, chạy lại, khiến cho tàu nghiêng hẳn và nhanh chóng bị chìm. Ông Thế nói, nếu con tàu ấy không chìm tại bến thì khi ra khơi nó cũng sẽ không chịu nổi vì nó vốn chỉ là một chiếc tàu kéo.
Trên thực tế, nói Phương án II là do công an tổ chức, nhưng gần như mọi việc từ thu tiền, mua tàu đều khoán hết cho “Ban liên lạc những người ra đi bán hợp pháp”. Theo Đại tá Thế, họ nghĩ một con tàu có thể kéo được hàng chục chiếc ghe thì cũng có thể chở được hàng trăm người, nên họ mua và thiết kế lại trong ba tháng. Con tàu dài khoảng 30m, rộng 10m, khoang chứa đá giữ cân bằng được sửa lại để trữ nước, thay máy, thay cấu trúc các khoang. Đóng xong, nhìn con tàu có vẻ rất ngon, nhưng nó cứ như là một cái hột vịt. Khi chìm, tàu chúi xuống, cắm mũi xuống bùn,những người đã chui vô khoang không có cách nào để ra. Phần lớn những người đi trên chuyến tàu này, kể cả trưởng tàu, đều là người Hoa làm nghề buôn bán, không hề có chút kinh nghiệm sông nước gì.
Theo Đại tá Phạm Ngọc Thế thì khi ấy Thành ủy phải điều hai cần cẩu sáu mươi tấn từ Vũng Tàu vô để “kéo rị rị từng chút”. Cũng phải tới ngày thứ ba thì mới đưatàu lên được. Con số người chết theo báo cáo của Ban 69 là 227 người. Theo Đại tá Phạm Ngọc Thế: “Có khoảng hơn bốn mươi người sống sót. Cứ mỗi cái xác được đưa ra, chúng tôi chỉ dám để hai mươi phút để bộ phận nghiệp vụ lấy dấu tay rồi chuyển qua ngay cho bộ phận mai táng, vì đã bắt đầu nặng mùi. Cứ hàng chục xác một được xếp lên xe, phủ bạt, rồi chạy từ Cát Lái về mai táng ở khu đất cách đấy chừng ba cây số”.
Đại tá Phạm Ngọc Thế kể: “Chúng tôi vét sạch hòm ở các quận. Khâm liệm xong vẫn còn dư mấy cái vì có bốn trường hợp phải chôn đôi bởi các bà mẹ trước khi chết ôm chặt lấy con mà chúng tôi thì không nỡ tháo khớp tay họ ra để chia lìa tình mẫu tử”. Ông Thế nói: “Thành ủy ra lệnh cho chúng tôi chôn cất họ rất chu đáo ở một khu vực cách cầu Giồng Ông Tố, Thạnh Mỹ Lợi, khoảng 500m”. Theo ông Thế thì những người sống sót cũng cứ như mất hồn vì chứng kiến xác người thân của mình đang trương lên, phải khó khăn lắm mới đưa ra được khỏi con tàu đã chìm ba, bốn ngày dưới nước.
Tuy gây ra những hậu quả như vậy nhưng Phương án II vẫn “là một chủ trươnglớn của bộ chính trị, nhiệm vụ mới mẻ, phức tạp, có quan hệ đối nội, đối ngoại, tiến hành trong thời điểm có chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Thù trong giặc ngoài, bọn phản động quốc tế tìm mọi cách đánh phá ta trên mọi lĩnh vực, do tính chất bí mật, không phổ biến rộng, chỉ giao phó Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện”. Vì thế, Ban 69 đề nghị “thành công và thiếu sót đều phải được đánh giá trongđiều kiện lịch sử đó”. Ban 69 cũng lưu ý: “Việc thực hiện PA2 hầu hết đều thuộc các Đảng bộ Miền Nam. Nếu cứ có sai phạm là kỷ luật thì các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, các cấp ủy ở Miền Nam phải chịu. Nếu việc xử lí kỷ luật nhiều cấp ủy, nhiều đồng chí chủ chốt ở các Đảng bộ Miền Nam thì trong lịch sử Đảng ta sẽ để lại một ấn tượng cho thế hệ mai sau. Vì vậy việc xử lý kỷ luật trong thực hiện PA2 cần được cân nhắc theo tính chất đặc biệt của nó”.
Chú thích
184 Nhân Dân, 25-3-1984.
185 “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á” (điểm 3, mục II, phần thứ nhất, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 – tháng 1-1959).
186 Nguyễn Thụy Nga, 2000, trang (?).
187 Lê Đức Anh, 2005, trang 60.
188 Sđd, trang 73.
189 Theo phía Trung Quốc, tổng số viện trợ quân sự không hoàn lại của Trung Quốc cho Việt Nam gồm: 2,160 triệu khẩu súng cá nhân; 37.500 khẩu pháo; 12,9 tỷ viên đạn; 180 máy bay, 145 tàu; 1.500 xe tăng, thiết giáp; 16.330 xe tải; 16 vạn tấn lương thực thực phẩm quân đội; 22 vạn tấn nhiên liệu (Mân Lực, 10 năm Chiến tranh Trung - Việt, Nhà Xuất bản Đại học Tứ Xuyên, 2-1994, Bản dịch của Tổng cục II, trang 129).
190 Theo hồ sơ của B29, nếu như lượng tiền mặt từ “Tổ chức X” - mật danh chỉ Trung Quốc - được đưa vào miền Nam năm 1964 chỉ là một triệu USD; năm 1965 đã lên đến 6.232.667 USD; năm 1967: 22,4 triệu; năm 1973: 101,5 triệu… Lúc đầu, việc tiếp nhận khoản viện trợ này chủ yếu theo phương thức: Ông Nguyễn Nhật Hồng, trưởng phòng B29, nhận tiền USD ở Hong Kong rồi mua các loại biệt tệ như đồng riel của Campuchia, đồng kip của Lào, đồng baht của Thái Lan, đồng tiền Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, quy trình “chế biến” kể từ khi mua biệt tệ đến khi đưa được tiền tương thích vào chiến trường có khi mất sáu tháng, đồng tiền đã bị mất giá. Năm 1968, khi Phó Thủ tướng Phạm Hùng được cử vào Nam làm bí thư Trung ương Cục thay ông Nguyễn Chí Thanh, ông cho lập Ban Kinh tài Đặc biệt mang bí danh N2683. Phụ trách Ban này là ông Huỳnh Văn Lập, tên thường gọi là Mười Phi. Thay vì mua biệt tệ ở Hong Kong, USD được chuyển vào Nam để ông Mười Phi đổi tiền Sài Gòn mua các loại nhu yếu cho kháng chiến. Đến năm 1970 thì B29 của ông Nguyễn Nhật Hồng “đánh” được ông Lữ Minh Châu vào Sài Gòn. Ông Châu trước đó được đưa qua Liên Xô đào tạo nghiệp vụ ngân hàng. Sau, về Phnom Penh, lấy hồ sơ của một Việt Kiều ở Campuchia đã chết, làm căn cước giả, “chạy loạn” về Sài Gòn xin làm việc trong một ngân hàng. Từ vị trí này, ông Châu đã làm dịch vụ chuyển ngân lậu cho các đại gia và đặc biệt là các quan chức Sài Gòn theo phương thức ông Châu nhận tiền Việt Nam Cộng Hòa tại Sài Gòn, sau đó, khách hàng của ông sẽ nhận USD ở Hong Kong hoặc ở một ngân hàng Thụy Sỹ. Bằng dịch vụ chuyển ngân lậu này, B29 đã chuyển được 161,8 triệu USD vào chiến trường. Theo ông Nguyễn Nhật Hồng, B29 không thể làm tốt việc này nếu không được Trung Quốc giúp: Tại Hong Kong, Bank of China thu xếp để một ngân hàng con có biệt danh là “Anh Bảo” làm nơi giao dịch cho B29; Khi có lệnh chi ký tên Nguyễn Nhật Hồng, “Anh Bảo” sẽ chuyển tiền vào tài khoản bất kỳ mà B29 muốn. “Anh Bảo” cũng thu xếp để khách hàng của ông Lữ Minh Châu có thể nhận được tiền mặt thông qua một cơ sở ở Hong Kong, với chỉ một tờ lịch mà cơ sở này có thể đọc được số tiền thông qua ngày tháng ghi trên ấy. Quỹ tiền mặt mà B29 nhận được từ Bắc Kinh rồi chi cho các chiến trường, không chỉ để mua súng mà còn mua được những thứ bị cấm vận ở miền Bắc như máy móc thông tin, xe Honda Sport loại có thể chạy trong R, ngoài ra 350.000 USD đã được dùng để “Cách mạng” làm căn cước giả cho những cán bộ vào ra “vùng tạm chiếm”.
191 Nguyễn Thụy Nga, 2000, trang 188.
192 Theo tài liệu của Trung Quốc, từ tháng 6-1965 đến tháng 8-1973 Trung Quốc đưa sang Việt Nam tổng cộng 320.000 “quân tình nguyện” bao gồm phòng không, thợ máy, thông tin, công binh… Quân số lúc đạt mức cao nhất lên tới 170.000.
Báo cáo nói có khoảng bốn nghìn người Trung Quốc chết tại Việt Nam trong khi một số học giả Trung Quốc ước tính có hàng chục nghìn. Năm 1966, khi Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình gặp Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh than phiền, lính Trung Quốc tỏ thái độ ngạo mạn như đội quân xâm lược trước đây, tuy nhiên khi Chu và Đặng nói sẵn sàng rút thì Việt Nam không đưa ra yêu cầu nào. Năm 1978 khi tới Singapore, Đặng Tiểu Bình nói với Lý Quang Diệu, trị giá hàng hóa mà Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam đánh Mỹ lên tới hơn 10 tỷ đô-la, cao hơn chi phí cho chiến tranh Triều Tiên (Ezra F. Vogel, Deng Xiaoping and the Transformation of China, trang 271-272).
193 Nguyễn Thụy Nga, 2000, trang 188-189.
194 Sihanouk & Bernard Krisher, 1999, trang 131.
195 Lương Phong trả lời Dương Danh Di tại Hà Nội năm 2004.
196 Ngày 1-2-1975, sau khi thăm Trung Quốc, Thượng nghị sĩ Mỹ, ông Mansfield, báo cáo trước Quốc Hội: “Trung Quốc tán thành để hai nước Việt Nam tiếp tục tồn tại. Trung Quốc cho rằng một nước Campuchia thống nhất, trung lập là điều chủ yếu trong một Đông Dương ổn định”.
197 Henry A. Kissinger, 2003, trang 246.
198 Võ Nguyên Giáp, 2000, trang 295.
199 Sđd, trang 300.
200 Sđd, trang 301.
201 Sđd, trang 302.
202 Mân Lực, 1994, bản dịch của Tổng Cục II, trang 127.
203 Mân Lực, 1994, bản dịch của Tổng Cục II, trang 55.
204 Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Công hàm 14-9-1958. Toàn văn Công hàm được đăng trên báo Nhân Dân ngày 22-9- 1958: “Thưa đồng chí Tổng lý/ Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận mười hai hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.
205 Nguyên tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu 206 Sách giáo khoa Địa lý lớp 9 phổ thông của Nhà Xuất bản Bộ Giáo dục năm 1974 viết: “Từ những hòn đảo quần đảo Nam Sa, Tây Sa, đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, cụm đảo Bành Hồ, cụm đảo Chu Sơn là một hình cánh cung tạo nên bức trường thành bảo vệ Trung Quốc’. Những bản đồ trong sách giáo khoa đều in rõ những hòn đảo của Nam Sa, Tây Sa đều là lãnh thổ của Trung Quốc” (Mân Lực, Mười năm Chiến tranh Trung-Việt, Nhà Xuất bản Đại học Tứ Xuyên 2-1994, Bản dịch của Tổng Cục II, trang 138).
207 Từ năm 2011 là Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc.
208 Nghị quyết của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ban hành sau Chỉ thị 53, về vấn đề “cán bộ người Việt gốc Hoa” viết: “Cay đắng trước thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, ngay từ những ngày đầu đất nước ta được độc lập và thống nhất, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh đã coi Thành phố Hồ Chí Minh như là một địa bàn chiến lược trọng điểm, dùng mọi thủ đoạn thâm độc mưu toan lôi kéo một bộ phận quần chúng người Hoa chống lại đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta, đưa tay chân chui vào Đảng và Nhà nước ta để phá hoại từ bên trong”.
209 Theo ông Hoàng Văn Hoan, có hơn 300.000 cán bộ người Hoa trên cả nước đã bị thanh lọc (Giọt Nước Trong Biển Cả, 1987).
210 Ông Vũ Cẩm cho rằng, chính nhờ sáng kiến này mà năm 1982, Nguyễn Đức Tâm được Lê Duẩn đưa vào Bộ Chính trị giữ chức trưởng Ban Tổ chức.
211 Tỉnh Quảng Ninh được nhập từ Hải Ninh và Hồng Quảng.
212 Theo số liệu dẫn trong Thông tri 59 của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29-8-1978.
213 Theo số liệu ghi trong Báo cáo Hội nghị 9 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31-7-1979.
214 Tổng số người Hoa bị giết bởi Khmer Đỏ trong khoảng thời gian từ 1975-1979 tại Campuchia là 215.000 người, bằng 50% tổng số người Hoa sinh sống tại Campuchia lúc đó (Ben Kiernan, The Pol Pot Regime, Nhà Xuất bản Đại học Yale, 1996, trang 458).
215 Tuổi Trẻ, 23-6-1978.
216 Ngày 8-8-1980, ông Võ Thanh Tòng, phó Ty Công an Minh Hải bút phê: “Hộ ông Nguyễn Thành Đệ và Nguyễn Thị Thành (gồm chín người) đến Minh Hải đăng ký xuất cảnh hồi đầu năm 1979 nhưng có lịnh đình không cho đi phải ở lại”.
Ngày 25-6-1980, Tòa án Nhân dân Minh Hải chứng nhận, nguyên văn: “Giải quyết hộ của Nguyễn Thị Thành và Nguyễn Thành Đệ đăng ký đi xuất cảnh con tàu 224 tại thị xã Minh Hải ngày 18-6-1979. Do nhà nước ngừng ông đã đến công an thị xã Minh Hải và Tòa án Nhân dân tỉnh Minh Hải kiện công ty chủ tàu 224 đòi lại số vàng ông đã nạp. Ông đến tạm trú tại thị xã Minh Hải, nay ty công an tỉnh Minh Hải đang bắt chủ tàu Tôn Thục giam giữ để xét hỏi. Vậy theo yêu cầu của ông xin trở về Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi cư trú của ông cũ. Đề nghị quận và phòng nhà đất quận xét giúp đỡ gia đình ông có nhà ở… Ủy viên Thẩn phám, (đã ký) Ngô Quốc Kha”.
217 Trung Quốc ước tính có khoảng 160.000 người Hoa đã phải rời Việt Nam trong khoảng thời gian này (Shen Baoxiang, Zhenli biaozhun wenti taolun shimo, trang 370-371). Những người sống ở Sài Gòn-Chợ Lớn và các tỉnh phía Nam là người Quảng, người Tiều, người Hẹ và người Phúc Kiến, đến Việt Nam từ thời “Phản Minh, Phục Thanh” với Hoàng Tiến, Dương Ngạn Địch ở mạn Đồng Nai; với cha con Mạc Cửu ở xứ Hà Tiên. Một số khác đến gần hơn thì cũng từ thời Nhật cai trị một phần Trung Quốc. Vốn là dân phiêu bạt, người Hoa đến Việt Nam đã khai hoang, lập ấp, lấy vợ Việt. Họ không chỉ là một lực lượng kinh tế sinh động mà còn gắn với lịch sử Việt Nam, chính họ cũng đã cống hiến cho bản xứ những giá trị văn hóa vượt thời gian: Mạc Cửu với Thi Đàn Chiêu Anh Các; Trịnh Hoài Đức với Gia Định Thành Thông Chí… Cho dù vẫn mang trong mình dòng máu Hoa, phần lớn người Hoa ở Việt Nam đã không còn coi đại lục là tổ quốc; khi rời Việt Nam, họ đã không về Trung Quốc.
218 Cụ thể: “Ở Kiên Giang: Ngoài số 1.413 lạng vàng và 96.913 đồng ngoại tệ (trong đó có 26000 đô la) do các đồng chí Hai Cầu, Năm Thức, Chín Kỳ chủ trưởng báo Ty Công an đưa qua Thường vụ Tỉnh ủy làm quỹ riêng, một số đồng chí trong Thường vụ không nhất trí nên đồng chí báo Phòng Ngân sách Tỉnh ủy, đã đem nộp cho ngân hàng. Một số đồng chí Thường vụ Tỉnh Ủy Kiên Giang đã lấy 158 lạng vàng đem bán lấy tiền cộng với số tiền của PA2 và tiền bắt vượt biên, tất cả là 671.921 đồng, đã chi một số còn lại 234.398 đồng đưa qua xây dựng trụ sở Tỉnh ủy. Ở Sông Bé: Lấy 185.511 đồng tiền lời (mua gỗ của lâm nghiệp về xẻ bán cho người Hoa (đóng tàu) đi PA2) để chi cho Đại hội Đảng bộ Tỉnh, một số còn để ngân sách địa phương. Ở Hậu Giang: Công an Vũ trang lấy 148.942 đồng, Ty Công an lấy 76.254 đồng thuộc tiền PA2 làm quỹ cho đơn vị, cơ quan mình. Minh Hải: Ty công an mua hàng nước ngoài bán lấy lời 190.715 đồng, bán tôm lời 847.370 đồng, tổng cộng là 1.038.085 đồng làm quỹ. Quảng Nam-Đà Nẵng: Ty công an lấy 14.500 đồng; Công an Thành phố Đà Nẵng lấy 53.547 đồng; Huyện Tam Kỳ, 40.000 đồng; Ty thủy sản, 53.399 đồng”.
Click here to read and purchase this book:
www.smashwords.com/extreader/read/273988/1/ben-thang-cuoc-quyen-binh